KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN: VẬT LÝ
Năm học 2020 - 2021
KHỐI 6

Cả năm: 35 tuần = 35 tiết (1 tiết/1 tuần)
Học kỳ I: 18 tuần x 1 tiết = 18 tiết
Học kỳ II: 17 tuần x 1 tiết = 17 tiết
HỌC KÌ I

Tuần
Tiết
Tên bài
Thời lượng dạy học
Yêu cầu cần đạt
Hình thức tổ chức dạy học
Điều chỉnh
thực hiện

Chương I: Cơ học
15 tiết




1
1
Chủ đề: Đo độ dài
1
- Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHD và ĐCNN của chúng.
- Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.
- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường
Cả lớp, cá nhân, nhóm
Tích hợp bài 1 và bài 2 thành chủ đề.
Bài 1: Mục I. Đơn vị đo độ dài- Học sinh tự đọc
Bài 2: Mục II. Vận dụng- Tự học có hướng dẫn.

2
2
Bài 3. Đo thể tích chất lỏng
1
- Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
- Xác định được GHĐ, ĐCNN của bình chia độ.
- Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ.
Cả lớp, cá nhân, nhóm


3
3
Bài 4. Đo thể tích vật rắn không thấm nước
1
Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
Cả lớp, cá nhân, nhóm
Mục II. Vận dụng. Tự học có hướng dẫn.

4
4
Bài 5. Khối lượng - Đo khối lượng
1
- Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.
- Đo được khối lượng bằng cân.
Cả lớp, cá nhân, nhóm


5
5
Bài 6. Lực. Hai lực cân bằng
1
- Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
- Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
Cả lớp, cá nhân, nhóm
Mục IV. Vận dụng- Tự học có hướng dẫn.

6
6
Bài 7. Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
1
Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
Cả lớp, cá nhân, nhóm
Mục III. Vận dụng- Tự học có hướng dẫn.

7
7
Bài 8. Trọng lực. Đơn vị lực
1
- Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
- Nêu được đơn vị đo lực.
Cả lớp, cá nhân, nhóm
Mục III. Vận dụng- Tự học có hướng dẫn.

8
8
Bài 9. Lực đàn hồi
1
- Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
- So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít.
- Nêu được ví dụ về một số lực.
Cả lớp, cá nhân, nhóm


9
9
Ôn tập
1
Ôn tập lại kiến thức đã học
Cả lớp, nhóm


10
10
Kiểm tra giữa kì I
1
Kiểm tra mức độ nắm vững các kiến thức trong chương đã học
Cá nhân


11
11
Bài 10. Lực kế - phép đo lực trọng lượng và khối lượng
1
- Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m.
- Vận dụng được công thức P = 10m.
- Đo được lực bằng lực kế.
Cá nhân, nhóm



12
12
Bài 11. Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng
1
- Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D) và viết được công thức tính khối lượng riêng. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng.
- Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một chất.
- Tra được bảng khối lượng riêng của các chất.
- Vận dụng được công thức tính khối lượng riêng để giải một số bài tập đơn giản.
Cá nhân, nhóm
Mục III. Xác định trọng lượng riêng của một chất- Không làm.

13
13
Bài 12. Thực hành: Xác định khối lượng riêng của sỏi
1
- Biết áp dụng công thức để xác định khối lượng riêng của sỏi
nguon VI OLET