TUẦN 16

Thứ 2 ngày 23 tháng 12 năm 2019

Khoa học

KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?

I. Mục tiêu:

- Tìm hiểu các tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có vị, không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.

- HS hiểu được các tính chất không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có vị, không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.

- Nêu được các tính chất của không khí và các ứng dụng tính chất của không khí vào đời sống.

II. Đồ dùng dạy học:

Mỗi nhóm: 1cốc thủy tinh rỗng, một cái thìa, bong bóng có nhiều hình dạng khác nhau, chai nhựa rỗng với các hình dạng khác nhau, ly rỗng với các hình dạng khác nhau, bao ni lông với các hình dạng khác nhau, bơm tiêm, bơm

xe đạp, quả bóng.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ:

  - Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:

  1) Không khí có ở đâu ? Lấy ví dụ chứng minh ?

2) Em hãy nêu định nghĩa về khí quyển ?

  - Lớp và GV nhận xét.

B. Dạy bài mới:

1. Tình huống xuất phát và nêu vấn đề:

    GV: Ở bài trước chúng ta đã biết không khí có ở xung quanh ta, có ở mọi vật. Vậy, không khí cũng đang tồn tại xung quanh các em, trong phòng học này em có suy nghĩ gì về tính chất của không khí ?

2. Biểu tượng ban đầu của HS:

    GV yêu cầu học sinh ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi

chép khoa học về tính chất của không khí, sau đó thảo luận nhóm 6 để ghi lại trên bảng nhóm.

VD: Một số suy nghĩ ban đầu của học sinh:

+ Không khí có mùi, không khí nhìn thấy được.

+ Không khí không có mùi, chúng ta không nhìn thấy được không khí.

+ Không khí có vị lợ, không có hình dạng nhất định.

+ Chúng ta có thể bắt được không khí.


+ Không khí có rất nhiều mùi khác nhau.

3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:

- Từ việc suy đoán của học sinh do các cá nhân (các nhóm) đề xuất. GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến ban đầu, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về tính chất của không khí.

VD: Các câu hỏi liên quan đến tính chất của không khí do học sinh nêu:

+ Không khí có mùi gì ?

+ Chúng ta có thể nhìn thấy không khí được không ?

+ Không khí có vị gì ?

+ Không khí có vị không?

+ Không khí có hình dạng nào ?

+ Chúng ta có thể bắt được không khí không ?

+ Không khí có giản nở không?

+ Chúng ta có thể nuốt được không khí không ?

+ Vì sao không khí có nhiều mùi khác nhau ?

- GV tổng hợp các câu hỏi của các nhóm (chỉnh sửa và nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về tính chất của không khí), VD câu hỏi GV cần có:

+ Không khí có màu, có mùi, có vị không ?

+ Không khí có hình dạng nào ?

+ Không khí có thể bị nén lại hoặc và bị giãn ra không ?

- GV tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất phương án tìm tòi để trả lời các câu hỏi trên.

4. Thực hiện phương án tìm tòi :

- GV yêu cầu HS viết dự đoán vào vở ghi chép khoa học trước khi làm thí nghiệm nghiên cứu với các mục:

Câu hỏi, dự đoán, cách tiến hành, kết luận rút ra.

GV gợi ý để các em làm các thí nghiệm như sau:

* Để trả lời câu hỏi không khí có màu, có mùi, có vị không ? GV sử dụng các thí nghiệm:

- Sử dụng một cốc thủy tinh rỗng:

  HS tiến hành sờ, ngửi, quan sát phần rỗng của cốc, HS có thể dùng thìa múc không khí trong ly để nếm.

   GV có thể xịt nước hoa hoặc rẫy dầu gió vào không khí để học sinh hiểu các mùi thơm ấy không phải là mùi của không khí.

   HS kết luận: không khí trong suốt, không có màu, không ó mùi và không có vị.


* Để trả lời câu hỏi không khí có hình dạng nào? GV sử dụng các thí nghiệm:

+ Phát cho học sinh các quả bong bóng với những hình dạng khác nhau

(tròn, dài….) yêu cầu các nhóm thổi căng các quả bóng. HS rút ra được: không khí không có hình dạng nhất định.

+ Phát cho các nhóm các bình nhựa với các hình dạng, kích thước khác nhau, yêu cầu học sinh lấy không khí ở một số nơi như sân trường, lớp học, trong tủ….

- HS kết luận: không khí không có hình dạng nhất định.

+ GV có thể cho HS tiến hành các thí nhiệm tương tự với các cái ly có hình dạng khác nhau hoặc với các túi ny-lon to, nhỏ khác nhau để chứng minh cho kết luận trên.

*Để trả lời câu hỏi không khí có bị nén lại và giãn ra không ? GV sử dụng các thí nghiệm:

+ Sử dụng chiếc bơm tiêm, bịt kín đầu dưới của bơm tiêm bằng một ngón tay. nhấc pittông lên để không khí tràn vào đầy thân bơm. Dùng tay ấn đầu trên của chiếc bơm, bittông của chiếc bơm tiêm sẽ đi xuống, thả tay ra, bittông sẽ di chuyển về vị trí ban đầu.

+ Sử dụng chiếc bơm để bơm căng một quả bóng…

- Kết luận: Không khí có thể bị nén lại hoặc bị giãn ra.

5. Kết luận kiến thức:

- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi tiến hành thí nghiệm.

Qua các thí nghiệm, học sinh có thể rút ra được kết luận:

     Không khí không màu, không mùi, không vị. Không khí không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại và bị giãn ra.

  - GV hướng dẫn học sinh so sánh lại với các  suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.

  - GV yêu cầu HS dựa vào tính chất của không khí để nêu một số ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày.

C.Củng cố- dặn dò:

  - Hỏi: Trong thực tế đời sống con người đã ứng dụng tính chất của không khí vào những việc gì ?

  - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.

  - Dặn HS về nhà chuẩn bị theo nhóm: 2 cây nến nhỏ, 2 chiếc cốc thuỷ tinh, 2 chiếc đĩa nhỏ.

  - GV nhận xét tiết học.

__________________________________


Thứ 3 ngày 24 tháng 12 năm 2019

Khoa học

KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO ?

I. Mục tiêu

- Quan sát làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: Khí ô-xi, khí ni-, khí các-bô-níc.

- Nêu được những thành phần chính của không khí gồm khí ô-xi khí ni-. Ngoài ra còn khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn, ... 

II. Đồ dùng dạy học:

- Hình trang 66; 67 – SGK.

- Lọ thuỷ tinh, nến, chậu thủy tinh, nước vôi trong, ...

III. Hoạt động dạy học

A. Kiểm tra bài cũ

+ Em hãy nhắc lại các tính chất của không khí ?

  - HS trả lời, cả lớp và GV và cả lớp nhận xét.

B. Bài mới

Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề

GV: bài trước chúng ta đó biết tính chất không khí. Vậy theo em không khí gồm những thành phần nào ?

Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh

- GV yêu cầu HS ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép khoa học về các thành phần của không khí.

Ví dụ một số suy nghĩ ban đầu của HS:

+ Không khí gồm có khí ô-xi.

+ Không khí gồm có khí các-bô-níc.

+ Không khí gồm khí ni-tơ, khí ô-xi và khí các-bô-níc.

+ Không khí gồm khí ni-tơ, khí ô-xi, khí các-bô-níc, bụi.

 Bước 3: Đề xuất câu hỏi phương án tìm tòi

- Từ việc suy đoán của HS do các nhân đề xuất, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau khác nhau của các ý kiến ban đầu, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về các thành phần của không khí.

  dụ: HS các câu hỏi liên quan đến các thành phần của không khí như:

+ Không khí gồm khí ô-xi khí các-bô-níc phải không ?

+ phải kh«ng khÝ gồm khí ni-tơ, khí ô-xi và khí các-bô-níc phải không ?


+ Không khí gồm có những thành phần nào ?

   ....

- GV tổng hợp các câu hỏi của các học sinh chỉnh sửa nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung:

+ Không khí gồm có những thành phần nào ?

- GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất phương án tìm tòi để trả lời các câu hỏi

trên.

Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi

- GV yêu cầu HS viết dự đoán vào vở ghi chép khoa học.

- HS đề xuất nhiều cách khác nhau. GV chốt lại cách thực hiện tốt nhất là làm thí nghiệm.

. Để trả lời câu hỏi: Không khí gồm có những thành phần nào ?

GV yêu cầu HS làm lần lượt các thí nghiệm như ở SGK.

Bước 5: Kết luận kiến thức

- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi tiến hành thí nghiệm.

(Qua các thí nghiệm, HS có thể rút ra được kết luận: Không khí gồm khí ô-xi khí ni-tơ. Ngoài ra còn khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn, ...  ).

- GV hướng dẫn HS so sánh lại với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.

Củng cố, dặn

- Không khí gồm những thành phần nào?

- Cho HS đọc lại mục Bạn cần biết trong SGK.

- GV nhận xét tiết học.

 

nguon VI OLET