Bài 2:  DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM VÀ AN TOÀN THÍ NGHIỆM

( 2 tiết- KHTN Lý)

I- Mục tiêu

1. Kiến thức

- Kể tên được một số dụng cụ, máy móc thường dùng trong phòng TN ở trường THCS

-Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, thế tích, đo khối lượng và giới hạn đo và ĐCNN của chúng.

- Nêu được các quy tắc an toàn cơ bản khi tiến hành các TN

2. Kĩ năng

- Tập sử dụng kính lúp, kính hiển vi quang học.

- Nhận biết được các dụng cụ dễ vở, dễ cháy nổ và những hóa chất độc hại.

- Hình thành thói quen chấp hành nội quy an toàn TN

3. Thái độ: Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học và có tác phong của nhà khoa học

4. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS

 - Năng lực tự học

 - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo 

 - Năng lực hợp tác nhóm

 - Năng lực tính toán, trình bày trao đổi thông tin

 - Năng lực thực hành thí nghiệm

II- Chuẩn bị

1. Giáo viên: Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm về đo độ dài, thể tích và khối lượng

2. HS: Tài liệu HDH, vở ghi, giấy nháp

III- Tổ chức các hoạt động học của học sinh

1. Hướng dẫn chung: PP thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài

 Sử dụng pp dạy học nêu và giải quyết vấn đề. ĐVĐ bằng cách cho HS khởi động kể ra tên những dụng cụ thí nghiệm mà HS biết ở bài trước và trong cuộc sống

 Trên cơ sở những dụng cụ TN mà HS đưa ra, HS được tìm hiểu các bộ dụng cụ TN được đề cập tới trong chương trình KHTN. Sau đó HS tìm hiểu về nhóm dụng cụ đo chiều dài, thể tích, khối lượng các giá trị về GHĐ và ĐCNN với các dụng cụ.

 Sau khi hệ thống hoá kiến thức, các em được luyện tập, giải quyết các bài tập, tình huống trong thực tiễn, đưa ra nhiệm vụ giúp các em vận dụng, tìm tòi khám phá ngoài lớp học.

 Chuỗi các hoạt động học

TT

Nội dung

Hoạt động

Tên hoạt động

Thời lượng

Ngày giảng

1

Khởi động

HĐ 1

Nêu tên các dụng cụ thí nghiệm em biết

5

 

2

Hình thành kiến thức

HĐ 2

1. Các bộ dụng cụ thí nghiệm trong KHTN 6

15

 

 

 

HĐ 3

2. Kính lúp

10

 

 

 

HĐ 4

3. Một số quy tắc an toàn khi làm TN

15

 

 

 

HĐ 5

4. GHĐ và ĐCNN của các dụng cụ đo thông thường.

15

 

3

Hoạt động

HĐ 6

Luyện tập

30

 


 

luyện tập

 

 

 

 

4

Vận dụng

HĐ 7

 

Về nhà

 

5

Tìm tòi mở rộng

HĐ 8:

 

Về nhà

 

 

2- HƯỚNG DẪN CỤ THỂ TỪNG HOẠT ĐỘNG

A- Khởi động

HĐ 1: Nêu tên các dụng cụ thí nghiệm em biết

 a. Mục tiêu: Đưa ra một số dụng cụ thí nghiệm mà HS đã tìm hiểu và biết được qua cuộc sống.

 b. Gợi ý tổ chức hoạt động

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và nêu tên những dụng cụ thí nghiệm, thiết bị thí nghiệm, hóa chất mà em biết.

+ HS tìm hiểu thông tin trong SGK ở Bài 1 và bài 2. Cá nhân HS tự ghi tên các dụng cụ thí nghiệm mà HS biết ra vở rồi trao đổi với các bạn trong nhóm.

+ Đại diện nhóm báo cáo trao đổi thông tin với các nhóm khác.

+ Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ xung.

- GV cùng HS ghi nhanh lại các báo cáo của HS

 c. Sản phẩm hoạt động: HS ghi cá nhân được dụng cụ, thiết bị, hóa chất để làm TN. Các nhóm báo cáo được kết quả.

- Dụng cụ thí nghiệm có tên: Kìm, kéo, búa, xà beng

- Những vật liệu có tên: Xi măng, cát, đá...

- Những hóa chất có tên: Muối, xà phòng, rượi...

 d. Dự kiến tình huống xảy ra, giải pháp thực hiện ntn?

- HS chưa phân biệt được dụng cụ thí nghiệm với hóa chất TN.

B- Hoạt động hình thành kiến thức

HĐ 2: Các bộ dụng cụ thí nghiệm trong KHTN 6

 a. Mục tiêu: HS biết một các dụng cụ thí nghiệm sẽ dùng trong chương trình KHTN 6

 b. Gợi ý tổ chức hoạt động

- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.1 và hình 2.2 kể tên các dụng cụ mà em biết, những dụng cụ em chưa biết rồi thảo luận theo nhóm và báo cáo với giáo viên.

+ HS tự quan sát hình. Ghi lại tên các bộ dụng cụ thí nghiệm mà em biết, các dụng cụ chưa biết cũng ghi lại để trao đổi trong nhóm

+ Nhóm thảo luận và giúp đỡ bổ xung với các thành viên trong nhóm về các dụng cụ các bạn chưa biết. Thống nhất báo cáo với thầy giáo.

+ Các nhóm khác trao đổi với các bạn trong lớp.

- GV cùng HS chốt lại các bộ thí nghiệm sẽ tìm hiểu trong chương trình.

 c. Sản phẩm hoạt động: HS ghi cá nhân được dụng cụ, thiết bị để làm TN. Các nhóm báo cáo được kết quả.

1. Các bộ dụng cụ thí nghiệm trong KHTN 6

a. Bộ thí nghiệm

b. Dụng cụ

 d. Dự kiến tình huống xảy ra, giải pháp thực hiện ntn?


- HS có nhiều bộ thí nghiệm HS chưa biết, GV chuẩn bị đủ cả các bộ cho HS được quan sát và tìm hiểu.

3: Kính lúp

 a. Mục tiêu: HS biết kính lúp và biết dùng kính lúp để soi các vật nhỏ

 b. Gợi ý tổ chức hoạt động

- GV yêu cầu HS quan sát hình 23 kể tên các bộ phân chỉnh của Kính lúp. Nêu cách sử dụng kính lúp.

+ HS tự quan sát hình, kể tên các bộ phận chính của KL.

+ HS đưa ra cách sử dụng kính lúp để quan sát các vật.

+ Nhóm thảo luận về bộ phận KL và cách quan sát vật bằng kính lúp.

- GV cùng HS cùng thống nhất về bộ phận và cách quan sát bằng kính lúp.

 c. Sản phẩm hoạt động: HS ghi vở được các thông tin về Kính lúp

2. Kính lúp

a. Cấu tạo: Tay cầm, khung nhựa( kim loại), tấm kính rìa mỏng.

b. Cách sử dụng: Dùng kính lúp đặt trước vật nhỏ cần quan sát. Từ từ dịch chuyển kính lúp ra xa khỏi vật quan sát đến khi nhìn nhõ vật thị dùng lại.

 d. Dự kiến tình huống xảy ra, giải pháp thực hiện ntn?

- HS không tập trung tìm hiểu kính lúp. GV cần nhắc nhỏ HS về quy tắc khi học bộ môn.

4:  Một số quy tắc an toàn khi làm TN

 a. Mục tiêu: HS biết một số quy tắc an toàn khi làm thí nghiệm trong chương trình.

 b. Gợi ý tổ chức hoạt động

- GV yêu cầu suy nghĩ và đưa ra các biện pháp an toàn khi tiến hành thí nghiệm theo bộ thí nghiệm của chương trình KHTN 6

+ HS trình bày theo quan điểm cá nhân. GV ghi và cùng thống nhất quan điểm chung với lớp

 c. Sản phẩm hoạt động: HS ghi vở được các thông tin về quy tắc an toàn TN

3. Một số quy tắc an toàn khi làm thí nghiệm

- Với các thí nghiệm với dụng cụ bằng thủy tinh: Hạn chế va đập mạnh hoặc rót nước lóng vào một cách đột ngột.

- Với các thỉ nghiệm có sự đốt nóng: Không được tiếp xúc trực tiếp với nguồn đốt và vật bị đốt. Phải có khăn ướt cầm dụng cụ.

- Với các TN có hóa chất: Không được nếm, ngửi, thử và tiếp xúc trực tiếp

- Với các TN điện: Không tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện trên 40V

 d. Dự kiến tình huống xảy ra, giải pháp thực hiện ntn?

- HS không đưa ra được các quy tắc an toàn với hóa chất và điện.

5:  Một số quy tắc an toàn khi làm TN

 a. Mục tiêu: HS biết cách xác định về GHĐ và ĐCNN của các dụng cụ đo thông thường.

 b. Gợi ý tổ chức hoạt động

- GV: Đưa ra một chiếc bút và yêu cầu HS đưa ra dự đoán về chiều dài của chiếc bút, dụng cụ đo chiếc bút và cách đo chiếc bút bằng dụng cụ đó.

+ HS: Trước khi tiến hành đo đạc bất cứ một vật nào đều phải ước lượng độ dài- thể tích- khối lượng của vật đó. Sau đó lựa chọn dụng cụ đo cho phù hợp với vật đo- đồng thời xác định ĐCNN của dụng cụ đo và sau đó sẽ tiến hành đo.

 c. Sản phẩm hoạt động: HS ghi vở được các thông tin GHĐ và ĐCNN


4. GHĐ và ĐCNN của các dụng cụ đo vật

Độ dài, thể tích, khối lượng là các đại lượng của vật. Dụng cụ dùng để đo các đại lượng của vật gọi là dụng cụ đo.

- GHĐ là giá trị lớn nhất ghi trên dụng cụ đo khi sử dụng.

- ĐCNN là khoảng cách giữa hai vật liên tiếp trên dụng cụ đo khi sử dụng.

- Các bước đo vật

B1: Ước lượng vật

B2: Lựa chọn dụng cụ đo có GHĐ, ĐCNN phù hợp với ước lượng vật đo

B3: Tiến hành đo trong nhiều lần, đọc và thông báo kết quả đo trong các lần

B4: Tính giá trị trung bình các lần đo và thông báo kết quả về vật cần đo.

 d. Dự kiến tình huống xảy ra, giải pháp thực hiện ntn?

- HS chưa thể xác định ngay ĐCNN của dụng cụ cần phải hướng dẫn cụ thể với nhiều dụng cụ khác nhau.

C- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

6: Luyện tập

a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức vào giải các bài tập trong phần luyện tập

b. Gợi ý tổ chức hoạt động

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân trước ở nhà và trao đổi thông báo trên lớp

+ HS tiến hành làm bài và báo cáo trong lớp.

c. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động cá nhân-nhóm và nội dung ghi vở của HS

1. Các loại thước thông dụng

a. Thước thẳng

b. Thước cuộn

c. Thước gấp

2. Bình chia độ

3. Các loại cân

4. Dụng cụ đo thời gian

Bảng 2.1: Bảng các dụng cụ đo

STT

Tên dụng cụ đo

GHĐ

ĐCNN

Đại lượng cần đo

1

Thước HS

 

 

 

2

Thước mét

 

 

 

3

Bình chia độ 200ml

 

 

 

4

Cốc chia độ

 

 

 

5

Cân đồng hồ

 

 

 

6

 

 

 

 

d. Dự kiến tình huống xảy ra, giải pháp  thực hiện ntn?

- Thời gian hoạt động của việc ghi GHĐ và ĐCNN ít, nên HS dễ mắc lỗi sai khi đọc các thông tin về GHĐ và ĐCNN

D- VẬN DỤNG

 

nguon VI OLET