Bài 13: MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thường dùng trong sản xuất và trong công nghiệp (quặng, đá vôi,…).
- Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số nguyên liệu.
- Thu thập dữ liệu, phân tích,thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nguyên liệu.
- Nêu được cách sử dụng của một số nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thường dùng trong sản xuất và trong công nghiệp (quặng, đá vôi,...);
- Tìm hiểu tự nhiên: Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số nguyên liệu;Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nguyên liệu;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết cách sử dụng một số nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
2.2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông qua SGK và các nguồn học liệu khác;
- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về nguyên liệu, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trinh bày báo cáo;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả và hoàn thành các phưong án tìm hiểu tính chất và ứng dụng của nguyên liệu.
2.3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ, tích cực tham gia hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân;
- Cẩn thận, khách quan và trung thực trong thực hành;
- Có ý thức sử dụng nguyên liệu tiết kiệm, an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Giáo viên :
+ Giáo án điện tử, bảng tương tác, phiếu học tập.
+Tranh ảnh sưu tầm các nguyên liệu có trong tự nhiên.
- Học sinh :
+ Sách giáo khoa, vở ghi bài.
+ Tìm kiếm các thông tin bài học trên mạng.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Giúp học sinh huy động vốn kiến thức, kĩ năng đã học, kinh nghiệm của bản thân trong cuộc sống để tìm hiểu vấn đề cần được nghiên cứu trong bài học nhằm kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới
b) Nội dung: Chơi trò chơi: “Ai nhiều hơn’’ tìm hiểu mối liên hệ giữa những vật dụng được sử dụng trong đời sống với cây tre.
c) Sản phẩm dự kiến:Câu trả lời của HS: rổ rá, giỏ, đũa,dần, sàng, vải, giấy, …
d) Tổ chức dạy học:
- Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm cùng thực hiện một nhiêm vụ .
- Bước 2: GV đưa ra 1 từ khoá “Cây tre” yêu cầu các nhóm trong vòng 1’ tìm ra các đồ dùng có liên quan tới cây tre.nhóm nào tìm được nhiều nhất là nhóm chiến thắng.
- Bước 3: Các nhóm thảo luận,cử đại diện lên bảng ghi kết quả, tìm ra nhóm chiến thắng.GV giới thiêu nội dung bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1. Tìm hiểu một số nguyên liệu thông dụng.
a) Mục tiêu:Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thường dùng trong đời sống hằng ngày
b) Nội dung:
- Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày sẫn phẩm, các nhóm khác nhận xét, góp ý cho câu trả lời của bạn.
c) Sản phẩm

PHIẾU HỌC TẬP 1

 Em hãy quan sát và cho biết các nguyên liệu trong hình 13.1 Nối tên các nguyên liệu tương ứng ở cột b

Cột A
Cột B
Đáp án

Hình a
a. Cát
1. c

Hình b
b. Quặng bauxite
2. b

Hình c
c. Đá vôi
3. a

Hình d
d. Tre
4. d
nguon VI OLET