BÀI 7: THANG NHIỆT ĐỘ CELSIUS. ĐO NHIỆT ĐỘ
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ các vật.
- Phát biểu được nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật.
- Trình bày được các bước sử dụng nhiệt kế đúng cách.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự học và tự chủ: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo và cách khắc phục một số thao tác sai khi sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo nhiệt độ của một vật bằng nhiệt kế
Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ của một vật
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của một vật.
Nêu đơn vị đo và tên dụng cụ thường dùng để đo nhiệt độ.
Trình bày được các bước sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ một vật.
Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng nhiệt độ trước khi đo.
Thực hiện được ước lượng nhiệt độ của một số vật, hiện tượng đơn giản.
Thực hiện được đo nhiệt độ của một số vật bằng nhiệt kế.
3. Về phẩm chất:
- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về năng lực nhận thức.
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng học tập đạt kết quả tốt.
- Trung thực: Khách quan trong kết quả.
- Trách nhiệm: Quan tâm đến bạn trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo án, bài dạy Powerpoint
Hình ảnh các loại nhiệt kế: nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế điện tử…
3 cốc nước có nhiệt độ khác nhau
Phiếu học tập KWL và phiếu học tập bài 7:
THANG NHIỆT ĐỘ CELSIUS.ĐO NHIỆT ĐỘ (đính kèm)
Chuẩn bị mỗi nhóm học sinh: 1 nhiệt kế y tế, 1 nhiệt kế rượu, 1 nhiệt kế thuỷ ngân, 2 cốc nước có nhiệt độ khác nhau
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập: để xác định có bênh cảm sốt không, ta cần đo nhiệt độ của một vật bằng dụng cụ đo nhiệt độ.
a) Mục tiêu: Học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết trong bài học là để đo nhiệt độ của một vật bằng dụng cụ đo nhiệt độ.
b) Nội dung:
- Học sinh nhận thức được để xác định được cơ thể có bị cảm sốt hay không thì cần đo nhiệt độ bằng dụng cụ nào đó.
- Nêu những điều đã biết và chưa biết (muốn biết) qua việc hoàn thành phiếu KWL.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh trong phiếu KWL.
- Câu trả lời dự kiến:
+ Em đã biết: sự nóng lạnh của một vật, dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ
+ Em muốn biết: Nhiệt kế được chế tạo như thế nào? Có bao nhiêu loại nhiệt kế, công dụng của từng loại
d) Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS xem video về một tình huống bị cảm sốt và đặt câu hỏi về cách kiểm tra chính xác có bị cảm sốt hay không. (thời gian 2’)
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày, mỗi học sinh trình bày 1 ý cho đến khi đưa ra được dụng cụ đo nhiệt độ là nhiệt kế.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1:Tìm hiểu về nhiệt độ và nhiệt kế
a) Mục tiêu: Học sinh biết được
Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của một vật.
- Nhiệt độ là gì?
- Cấu tạo và cách sử dụng nhiệt kế.
- Đơn vị và các loại nhiệt kế để đo nhiệt độ của vật của vật.
b) Nội dung:
- Trình bày dự đoán cá nhân về nhiệt độ của bình nước b
- Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm với ba cốc nước để rút ra kết luận
- Học sinh làm việc nhóm đôi tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa bài 7 và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Ví dụ chứng tỏ giác quan của ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của một vật.
Câu 2: Nhiệt độ là gì?
Câu 3: Nêu cấu tạo và cách sử dụng nhiệt kế nhiệt kế chất
nguon VI OLET