Bài 14

MỘT SỐ LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM

Môn học: Khoa học tự nhiên -Lớp6
Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức.
Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số lương thực thực phẩm thường sử dụng trong đời sống hằng ngày.
Đề xuất được phương án tìm hiểu tính chất của một số lương thực - thực phẩm.
Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số lương thực thực phẩm.
2. Về năng lực.
Năng lực chung.
Năng lực tự chủ và tự học: chủ động, tự timg hiểu về tính chất và ứng dụng của một số lương thực – thực phẩm thông qua SGK và các nguồn học liệu khác.
HS đọc trước nội dung bài 14: Một số lương thực thực phẩm trang 68,69,70/ SGK
HS làm bài tập 1, 2, trang 70 SGK
Năng lực hợp tác:
HS hợp tác thảo luận nhóm hoàn thành bảng 14.1, làm phiếu học tập
Nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên khác, biết góp ý, xây dựng, biết lắng nghe và tiếp thu sự góp ý của các bạn.
Năng lực giải quyết vấn đề:
HS vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên, kinh nghiệm sống để trả lời các câu hỏi thực tiễn sau:
Tại sao trên bao bì và vỏ hộp các loại thực phẩm thường ghi hạn sử dụng?
Nêu một số dấu hiệu nhận biết thực phẩm bị hỏng?
Để sử dụng lương thực thực phẩm an toàn em thường phải chú ý điều gì?
Kể tên một số loại lương thực thực phẩm được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến nước mắm, dầu ăn.
Năng lực khoa học tự nhiên.
Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số lương thực – thực phẩm thường dung trong đời sống hằng ngày.
Tìm hiểu tự nhiên: Đè xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số lương thực – thực phẩm; Thu nhập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số lương thực – thực phẩm
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết cách sử dụng một số lương thực – thực phẩm an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
3. Về phẩm chất:
Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân;
Có ý thức trong việc sử dụng một số lương thực – thực phẩm an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững;
Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
Phấn, bảng, máy chiếu.
Học liệu: SGK, bài giảng điện tử, phiếu học tập
Một số mẫu vật: gạo, ngô, khoai lang, sắn…
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học.
Dạy học theo nhóm cặp đôi và nhóm nhỏ;
Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan;
Kĩ thuật phòng tranh;
Kĩ thuật động não, 1 phút.
Dạy học nêuvà giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.
IV. Tiến trình dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động(3phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được nhóm lương thực, thực phẩm.
Nội dung:
Học sinh thực hiện theo nhóm trả lờicâu hỏi. Mỗi học sinh đưa ra một đáp án. GV sử dụng kĩ thuật động não, 1 phút dán các hình ảnh của học sinh lên phần bảng phụ.
Câu hỏi: Phân loại nhóm lương thực, thực phẩm .
Sản phẩm:
Đáp án:
Nhóm lương thực
Lúa mạch đen, lúa mạch vàng, lúa vàng, khoai lang, ngô, khoai tây, khoai mì, đậu phộng, đậu đen.
Nhóm thực phẩm
Trứng gà, rau muống, thịt bò, cá hồi, cà chua, rau bắp cải, dừa.

Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

Thông báo luật chơi : Nhóm phân loại nhanh và đúng nhất sẽ nhận phần thưởng
Ghi nhớ luật chơi

Giao nhiệm vụ : Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm nhận 1 bộ thẻ hình ảnh một số
lương thực – thực phẩm. HS quan sát hình ảnh và phân loại theo quan điểm của mình.











Nhận nhiệm vụ

Hướng dẫn HS thực hiện: HS dán ảnh phân loại vào bảng phụ. GVquan sát, hỗ trợ cần thiết
HS hoàn thành yêu cầu của GV

Chốt lại kiến thức
Chuẩn bi sách vở học bài mới

Đánh giá hoạt động
nguon VI OLET