PHIẾU TRẮC NGHIỆM SINH HỌC - KHTN 6 ( Cánh diều)

Học sinh:.................................................
Lớp:.........................................................

BÀI 14 : PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG

Câu 1. Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
(1) Gọi đúng tên sinh vật.
(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại.
(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn.
(4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới.
A. (1), (2), (3).
B. (2), (3), (4).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (3), (4).
Câu 2. Quan điểm 6 giới được đề xuất bởi nhà khoa học nào?
A. Carl Linnaeus.
B. Robert Hooke.
C. Woese.
D. Whittaker.
Câu 3. Đại diện nào là của giới khởi sinh?
A. Tảo lục.
B. Trùng roi.
C. Nấm men.
D. Vi khuẩn E.coli.
Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây là sai khi nói về giới Thực vật?
A. Di chuyển tự do trong nước.
B. Thực hiện quan hợp thải oxygen.
C. Môi trường sống đa dạng.
D. Có cấu tạo đa bào, nhân thực.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây có ở giới Nguyên sinh ?
A. Có câu tạo tế bào nhân sơ.
B. Sống trên môi trường cạn hoặc kí sinh.
C. Đại diện là trùng roi, tảo...
D. Sống hoàn toàn tự dưỡng.
Câu 6. Ý nào sau đây là sai khi nói về giới Khởi sinh?
A. Cấu tạo bởi tế bào nhân sơ.
B. Tự dưỡng hoặc dị dưỡng.
C. Sống trong môi trường kí sinh.
D. Môi trường sống đa dạng.
Câu 7. Ý nào là đúng khi nói về đặc điểm của giới Nấm?
A. Đại diện là Rêu, Lúa nước,...
B. Có khả năng di chuyển.
C. Môi trường sống khô ráo.
D. Sống dị dưỡng.
Câu 8. Whittaker phân loại thế giới sống thành năm giới vào năm:
A. 1969.
B. 1986.
C. 1996.
D. 1997.
Câu 9. Tiêu chí nào dưới đây không phải là tiêu chí để phân loại các giới sinh vật?
A. Độ phức tạp của tập tính sống.
B. Cấu tạo tế bào.
C. Khả năng di chuyển.
D. Cách dinh dưỡng.
Câu 10. Cây cam thuộc giới:
A. Thực vật.
B. Nấm.
C. Nguyên sinh.
D. Khởi sinh.
Câu 11. Vi khuẩn thuộc giới:
A. Thực vật.
B. Nấm.
C. Nguyên sinh.
D. Khởi sinh.
Câu 12. Ai là người đưa ra cách gọi tên khoa học của các loài?
A. Carl Linnaeus.
B. Robert Hooke.
C. Woese.
D. Whittaker.
Câu 13. Dùng cách gọi “ cây mận” là cách gọi tên theo:
A. Tên khoa học.
B. Tên địa phương.
C. Tên giống.
D. Cách tra theo danh mục.
Câu 14. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về cách gọi tên?
A. Tên khoa học của 1 loài thường dùng tiếng Latinh và viết hoa.
B. Từ đầu tiên là tên chi/ giống ( viết hoa ).
C. Từ thứ hai là tên chi/ giống ( viết thường ).
D. Tên khoa học được dùng có bắt nguồn từ tiếng Anh.
Câu 15.Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về cách gọi tên?
A. Tên khoa học của 1 loài thường dùng tiếng Anh và viết nghiêng.
B. Từ đầu tiên là tên loài ( viết thường ).
C. Từ thứ hai là tên loài ( viết thường ) mô tả tính chất của loài.
D. Tên khoa học được dùng có bắt nguồn từ tiếng Pháp.
Câu 16. Tên địa phương của loài được hiểu là:
A. Cách gọi tên truyền thống của người dân bản địa theo vùng, miền, quốc gia.
B.Tên giống + tên loài + tên tác giả, năm công bố.
C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu.
D. Tên loài + tên giống + tên tác giả, năm công bố.
Câu 17. Tên khoa học của cây lúa là Oryza sativa (Linnaeus). Vây tên chi là:
A. Oryza .
B. Sativa
C. Linnaeus.
D. Oryza sativa .
Câu 18.Tên khoa học của cây lúa là Oryza sativa
nguon VI OLET