Ngày soạn

 

 

Bài 56: CÁC TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG( 2 tiết)

I- Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng nhiệt của ánh sáng và chỉ ra sự biến đổi năng lượng đối với tác dụng này

 - Nêu được VD thực tế về tá dụng sinh học của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong tác dụng này.

 - Nêu được VD thực tế về tác dụng quan điện của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong tác dụng này.

2. Kĩ năng:

 - Tiến hành được thí nghiệm để so sánh tác dụng nhiệt của ánh sáng lên một vật có màu trắng và lên một vật cso mầu đen.

3. Thái độ: Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học và có tác phong của nhà khoa học

4. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS

 - Năng lực tự học

 - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo 

 - Năng lực hợp tác nhóm

 - Năng lực tính toán, trình bày trao đổi thông tin

 - Năng lực thực hành thí nghiệm

II- Chuẩn bị

1. Giáo viên: Nguồn điện, bộ thí nghiệm tác dụng nhiệt của ánh sáng.

2. HS: Tài liệu HDH, vở ghi, giấy nháp.

III- Tổ chức các hoạt động học của học sinh

1. Hướng dẫn chung: PP thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài

 Sử dụng pp dạy học nêu và giải quyết vấn đề. ĐVĐ bằng cách cho HS dự đoán hiện tượng xảy ra với hai tấm kim loại mầu đen và trắng sẽ hấp thụ năng lượng của ánh sáng ntn?Đưa ra tác dụng của ánh sáng với cơ thể và còn người. sau đó HS sẽ đi giải quyết các vấn đề về tác dụng nhiệt, tác dụng sinh học và tác dụng quan điện của ánh sáng.

 Sau khi hệ thống hoá kiến thức, các em được luyện tập, giải quyết các bài tập, tình huống trong thực tiễn, đưa ra nhiệm vụ giúp các em vận dụng, tìm tòi khám phá ngoài lớp học.

 Chuỗi các hoạt động học

STT

Nội dung

Hoạt động

Tên hoạt động

Thời lượng

Ngày giảng

1

Khởi động

HĐ 1

Trả lời câu hỏi

7p

 

2

Hình thành kiến thức

HĐ 2

I- Tác dụng nhiệt của ánh sáng

18p

 

 

 

3

II- Tác dụng sinh học của ánh sáng

20

 

 

 

4

III-Tác dụng quan điện của ánh sáng

10

 

3

Hoạt động luyện tập

5

IV- Luyện tập

35

 

4

Vận dụng

6

 

Về nhà

 

5

Tìm tòi mở

HĐ 7

 

Về

 


 

rộng

 

 

nhà

 

 

2- HƯỚNG DẪN CỤ THỂ TỪNG HOẠT ĐỘNG

A- Hoạt động khởi động

HĐ 1: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu:  - Học sinh trình bầy các hiểu biết của mình về các tác dụng của ánh sáng.

b. Gợi ý tổ chức hoạt động

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi

? Dự đoán khi bóng đèn sáng thì nhiệt độ tăng lên của mỗi ống thay đổi ntn? KL về khả năng hấp thụ ánh sáng của vật màu sáng và màu tối.

? Lấy VD về tác dụng của ánh sáng với động-thực vật

+ HS cá nhân trả lời câu hỏi trong hoạt động khởi động

c. Sản phẩm hoạt động: Cá nhân HS báo cáo, Các HS khác có thể ghi nhanh vào vở nháp. HS ghi các nội dung kiến thức cơ bản vào phần vở viết.

 - Ống nhiệt gắn với mầu đen tăng nhiệt nhanh hơn. Màu đen hấp thụ ánh sáng tốt hơn

 - Giúp con người sinh sống, động vật kiếm ăn, thực vật quang hợp...

d. Dự kiến tình huống xảy ra, giải pháp thực hiện ntn?

- không

B- Hoạt động hình thành kiến thức

HĐ 2: I- Tác dụng nhiệt của ánh sáng

a. Mục tiêu:  - Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng nhiệt của ánh sáng và chỉ ra sự biến đổi năng lượng đối với tác dụng này

 - Tiến hành được thí nghiệm để so sánh tác dụng nhiệt của ánh sáng lên một vật có màu trắng và lên một vật cso mầu đen.

b. Gợi ý phương thức t.chức

- GV yêu cầu HS nêu dụng cụ, phương án tiến hành thí nghiệm như hình 56.1

+ HS: Dụng cụ: Bộ thí nghiệm bóng đèn và hai vật mầu trắng, đen. Nhiệt kế gắn với các màu trắng, đen; nguồn điện

 P.a: Bặt bóng đèn ghi lại nhiệt độ của các mầu sau những khoảng thời gian nhất định

- GV yêu cầu HS tiến hành làm thí nghiệm và rút ra KL về tác dụng hấp thụ nhiệt của các vật với ánh sáng

- GV liên hệ thực tiễn: +Ánh sáng mang theo năng lượng, trong một năm nhiệt lượng do trời cung cấp cho trái đất lớn hơn tất cả các nguồn năng lượng khác được con người sửn dụng trong năm đó. Năng lượng mặt trời được xem là vô tận và sạch (vì không chứa các chất đọc hại ).

+Biện pháp GDBVMT: Tăng cường sử dung năng lượng mặt trời đê sản xuất điện.

-tác dụng sinh học:

+Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời da tổng hợp được vitamin D giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hiện nay do tầng ozon bị thủng nên các tia tử ngoại có thể lọt xuống bề mặt trái đất. Việc thường xuyên tiếp xúc với tia tử ngoại có thể gây bỏng da, ung tư da.

+Biện pháp GDBVMT: khi đi dưới trời nắng gắt cần thiết che chắn cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời. Khi tắm nắng cần thiết sử dụng kem chống nắng. Cần đấu ttranh chống lại các tác nhân gây hai tầng ozon như: thử tên lửa, phóng tàu vũ trụ, máy bay phản lực siêu thanh và các khí thải.

-Tác dụng quang điện:

+Pin mặt trời biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.

+Biện pháp GDBVMT: tăng cường sử dụng pin mặt trời tại các vùng xa mạc,những nơi chưa có điều kiện sử dụng điện lưới quốc gia.


c. Sản phẩm hoạt động: HS thành lập được công thức và ghi vở

I- Tác dụng nhiệt của ánh sáng

Ánh sáng có tác dụng nhiệt vì nó đã làm các vật nóng lên.

Vật có mầu tối hấp thự năng lượng từ ánh sáng nhiều hơn vật có mầu sáng.

d. Dự kiến tính huống có thể xảy ra

- GV cần nhắc nhở HS an toàn trong quá trình làm thí nghiệm vì sau khoảng thời gian 3 phút tấm màu đen có nhiệt độ cao hơn.

HĐ 3:  Tác dụng sinh học của ánh sáng

a. Mục tiêu:  - Nêu được VD thực tế về tá dụng sinh học của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong tác dụng này.

b. Gợi ý phương thức t.chức

- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong thông báo trong SGK và cho biết:

 ? Ánh sáng có tác dụng như thế nào đối với động vật, thực vật và lấy VD cụ thể cho mỗi tác dụng đó

+ HS đọc thông tin trong SHD-145 và trả lời câu hỏi theo cá nhất, thống nhất và báo cáo theo nhóm

- Sau khi HS trình bày các nhóm GV có thể mở rộng và tích hợp kiến thức cho HS:

-tác dụng sinh học:

+Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời da tổng hợp được vitamin D giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hiện nay do tầng ozon bị thủng nên các tia tử ngoại có thể lọt xuống bề mặt trái đất. Việc thường xuyên tiếp xúc với tia tử ngoại có thể gây bỏng da, ung tư da.

+Biện pháp GDBVMT: khi đi dưới trời nắng gắt cần thiết che chắn cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời. Khi tắm nắng cần thiết sử dụng kem chống nắng. Cần đấu ttranh chống lại các tác nhân gây hai tầng ozon như: thử tên lửa, phóng tàu vũ trụ, máy bay phản lực siêu thanh và các khí thải.

c. Sản phẩm hoạt động: Hoạt động nhóm và báo cáo

II- Tác dụng sinh học của ánh sáng

- Ánh sáng có thể gây ra một só biến đổi nhất định ở Động vật và thực vật.

+ Thực vật: Giúp cây quang hợp tạo ra các chất cần thiết cho cây phát triển

+ Động vật: Chia ra làm động vật ưa sáng, động vật ưa tối. Chúng dùng ánh sáng đề tìm thức ăn, làm tổ sinh sản và phát triển

+ Đối với con người: Ánh sáng giúp con người tổng hợp vitamin D bảo vệ cơ thể. Nhưng trong một số điều kiện ánh sáng có thể gây ra ung thư.

d. Dự kiến tính huống có thể xảy ra

- không.

HĐ 4: III- Tác dungjquang điện của ánh sáng

a. Mục tiêu:  - Nêu được VD thực tế về tác dụng quan điện của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong tác dụng này.

b. Gợi ý phương thức t.chức

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SHD và trả lời câu hỏi
? Thế nào là hiện tượng quan điện

?Trong tác dụng quan điện của ánh sáng, năng lượng của ánh sáng đã được biến đổi thành dạng năng lượng nào

+ HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi của GV

- GV thống báo kết quả của thí nghiệm Hình 56.3 mà không tiến hành làm thí nghiệm. HS ghi lại kết luận

- Gv tích hợp bảo vệ môi trường và năng lượng xanh:


-Tác dụng quang điện:

+Pin mặt trời biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.

+Biện pháp GDBVMT: tăng cường sử dụng pin mặt trời tại các vùng xa mạc,những nơi chưa có điều kiện sử dụng điện lưới quốc gia.

c. Sản phẩm hoạt động: HS vẽ được ảnh và ghi kết luận.

III- Tác dụng quan điện của ánh sáng

- Một số chất khi có ánh sáng thích hợp đi qua sẽ giải phóng các electron tự do làm thay đổi tính chất dẫn điện của vật làm bằng chất đó. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng qua điện.

- Pin quang điện: Cho hai chất khác nhau tiếp xúc trực tiếp với nhau, khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào thì sẽ tạo thành một nguồn điện gọi là pin quang điện.

- Tác dụng của ánh sáng lên pin quan điện gọi là tcs dụng quan điện.

d. Dự kiến tính huống có thể xảy ra

- Nhầm tác dụng quan điện với bình nước nóng năng lượng mặt trời.

C- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

HĐ 5:  C- HĐ luyện tập

a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập thực tế

b. Tổ chức hoạt động

- GV yêu cầu HS làm bài tập( Chuẩn bị trước ở nhà) và báo cáo cụ thể

- HS chuẩn bị trước và thực hiện báo cáo theo yêu cầu

c. Sản phẩm hoạt động

C1: Tác dụng nhiệt: Năng lượng ánh sáng chuyển hóa thành nhiệt năng

 Tác dụng sinh học

 Tác dụng quang điện: Năng lượng ánh sang chuyển hóa thành điện năng

C2: Tác dụng nhiệt của ánh sáng

C3: Vì vật sẫm mầu hấp thụ được nhiều ánh sáng hơn

C4: Tác dụng sinh học. Giúp cơ thể tổng hợp được một số vitamin D giúp chống bệnh còi xương, tăng cường hệ thống miễn dịch.

C5:

d.  Dự kiến tính huống có thể xảy ra

- Không

 

D- VẬN DỤNG- Tìm tòi mởi rộng

 

Nhận xét sau giờ

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

 

Xác nhận của tổ CM

 

 

 

Bùi Thị Hải Yến

 

nguon VI OLET