Câu 1: Sự đa dạng sinh học của khu dự trữ sinh quyển Đồng bằng châu thổ sông Hồng.

 LỜI MỞ ĐẦU

 

Đa dạng sinh học (ĐDSH) là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ phong phú của các loài sinh vật trên Trái Đất. Thực tế, ĐDSH có ý nghĩa nhiều mặt với tự nhiên và con người. Tuy nhiên, hiện nay, ĐDSH đang bị suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đang có những động thái tích cực để bảo vệ và khôi phục sự ĐDSH. Liên hợp quốc đã lấy năm 2010 là năm quốc tế ĐDSH và cảnh báo về sự biến mất của nhiều loài sinh vật trên thế giới. Chủ đề của năm quốc tế về ĐDSH là “ĐDSH là sự sống. ĐDSH là cuộc sống của chúng ta”. Việc công nhận các khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) thế giới cũng là biện pháp rất hữu ích cho công tác bảo tồn sự ĐDSH. Hiện nay, trên thế giới ước tính có khoảng 500 KDTSQ thế giới được công nhận.

Việt Nam được công nhận là một quốc gia có tính ĐDSH cao trên thế giới (xếp thứ 16 thế giới) và là một trong các quốc gia được ưu tiên cho bảo tồn toàn cầu. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia đứng đầu ở Đông Nam Á về số lượng KDTSQ thế giới (với 8 KDTSQ thế giới). Trong xu thế chung của thế giới, các hoạt động khôi phục, bảo tồn ĐDSH đang được đẩy mạnh ở Việt Nam.

Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng được coi là khu dự trữ sinh quyển liên tỉnh đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam với sự đa dạng sinh học cao, trong đó nổi bật là số lượng lớn các loài chim di cư.





 


1

 


 NỘI DUNG

1. Một số vấn đề liên quan

1.1. Đa dạng sinh học

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về ĐDSH.

Khái niệm ĐDSH được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1980 bởi hai nhà khoa học Norse và McManus. Định nghĩa này bao gồm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật).

FAO (Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới) lại cho rằng: "Đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái".

Tóm lại, ĐDSH chỉ sự phong phú của tất cả sinh vật sống trong tự nhiên trên Trái Đất, từ các sinh vật nhỉ bé mà mắt thường không nhìn thấy được gọi là vi sinh vật đến thực vật, nấm, động vật và các HST mà ở đó chúng có mặt.

1.2. Khu dự trữ sinh quyển

a. Khái niệm:

 Theo định nghĩa của UNESCO, Khu dự trữ sinh quyển là “những khu vực hệ sinh thái bờ biển và trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự đa dạng sinh học với việc sử dụng bền vững khu vực đó”.

Hiểu một cách đơn giản hơn, KDTSQ là “những phòng thí nghiệm sống” giúp thử nghiệm việc quản lý đồng thời đất, nước và sự đa dạng sinh học.

b. Tiêu chí để trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới

1. Khu vực đó có đại diện đa dạng các hệ sinh thái của những khu vực địa lý sinh vật chính, bao gồm cả những giai đoạn phát triển có sự tác động của con người không.

2. Khu vực đề cử có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao.

3. Khu dự trữ sinh quyển đó có thể thực hiện phát triển theo hướng bền vững tại khu vực.

1

 


4. Khu dự trữ sinh quyển có diện tích thích hợp để đáp ứng được ba chức năng của khu dự trữ sinh quyển.

5. Khu vực đó có đủ những vùng thích hợp.

6. Có sự sắp xếp theo cấp độ của những thành phần liên quan, những người tham dự, những đối tượng quan tâm tại những khu vực phù hợp để cùng thực hiện những chức năng của khu dự trữ sinh quyển.

7. Cơ chế thực hiện việc quản lý và bảo tồn được UNESCO chấp nhận.

c. Sự khác biệt giữa khu dự trữ sinh quyển (khu DTSQ) và vườn quốc gia (VQG) hay khu bảo tồn thiên nhiên (khu BTTN)

- Mỗi VQG hay khu BTTN chỉ là một phần trong một khu DTSQ. Mỗi khu DTSQ có thể có nhiều vùng lõi là các VQG hay khu BTTN.

- Mỗi VQG hay khu BTTN chỉ thực hiện một trong ba chức năng của một khu DTSQ, đó là chức năng bảo tồn. Trong khi khu DTSQ, ngoài chức năng bảo tồn (thiên nhiên là chủ yếu) còn thực hiện chức năng phát triển (kinh tế, văn hóa, du lịch sinh thái...) và chức năng hỗ trợ nghiên cứu khoa học, giáo dục (nâng cao trình độ dân trí...).

d. Vai trò của khu dự trữ sinh quyển

- Đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng di truyền, loài, hệ sinh thái và duy trì đa dạng sinh học (chức năng bảo tồn).

- Tạo điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu và giám sát, giáo dục và trao đổi thông tin giữa các địa phương, quốc gia và quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững (chức năng hỗ trợ).

- Kết hợp chặt chẽ giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế nâng cao mức sống người dân và đây cũng chính là nhân tố cơ bản đảm bảo cho sự thành công của công tác bảo tồn (chức năng phát triển).

 

1

 


Hiện nay, ở Việt Nam đã có 8 khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới

SSTT

Tên

Địa điểm

Năm
công
nhận

1

11

Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ

TP.HCM

2000

22

Khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên

Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng và Đắc Lắc

2003

33

Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà

TP Hải Phòng

2004

4

44

Khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng

Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình

 

2004

55

Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang

Kiên Giang

2006

66

Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An

Nghệ An

2007

77

Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau

Cà Mau

2009

88

Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm

Quảng Nam

2009

2. Đa dạng sinh học của khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng

2.1. Vị trí, giới hạn của khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng

1

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng tên chính thức là khu DTSQ đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng, thuộc 5 huyện Thái Thụy, Tiền Hải (Tỉnh Thái Bình); Giao Thủy, Nghĩa Hưng (Tỉnh Nam Định) và Kim Sơn (Tỉnh Ninh Bình).

Bảng: Phân vùng chức năng, diện tích và các xã vùng ven biển trong khu DTSQ Châu thổ Sông Hồng

Huyện

Phân

vùng

Diện tích

nội địa

(ha)

Diện tích

biển

(ha)

Tổng

diện tích

(ha)

Các xã trong huyện

Thái Thuỵ

Vùng lõi

4.604

1.463

6.067

 

 

Vùng đệm

5.230

3.234

8.463

Thụy trường. Thụy Xuận

 

Vùng chuyển

6.234

4.345

10.579

Thụy Hải. Thị trấn Diêm Điền. Thái Đô

1

 


 

tiếp

 

 

 

 

 

Tổng số

16.068

9.042

25.109

 

Tiền Hải

Vùng lõi

3.000

1.000

4.000

Nam Hưng. Nam Phú. Nam Thịnh

 

Vùng đệm

6.600

2.450

9.050

Nam Hưng. Nam Phú. Nam Thịnh

 

Vùng chuyển

tiếp

8.500

4.500

13.000

Nam Hưng. Nam Phú. Nam Thịnh

 

Tổng số

18.100

7.950

26.050

 

Giao Thuỷ

Vùng lõi

3.100

1.000

4.100

Giao Thiện. Giao An. Giao Lạc. Giao Xuân

 

Vùng đệm

6.000

2.250

8.250

Giao Thiện. Giao An. Giao Lạc. Giao Xuân

 

Vùng chuyển

tiếp

6.727

4.456

11.183

Giao Thiện. Giao An. Giao Lạc. Giao Xuân

 

Tổng số

15.827

7.706

23.533

 

Nghĩa Hưng

 

 

 

 

 

 

Vùng đệm

4.432

1.800

6.232

Nam Điền. Rạng Đông

 

Vùng chuyển

tiếp

6.345

3.400

9.745

Nghĩa Thắng. Nghĩa Phúc. Nghĩa Hải. Nghĩa Lợi

 

Tổng số

10.777

5.200

15.977

 

Kim Sơn

 

 

 

 

 

 

Vùng đệm

3.454

1.400

4.854

Kim Hải. Kim Trung. Kim Đông

 

Vùng chuyển

tiếp

6.634

3.400

10.034

Kim Mỹ. Kim Tân. Cồn Thoi. Bình Minh

 

Tổng số

10.088

4.800

14.888

 

Tổng số

70.860

34.698

105.557

26 xã

Khu DTSQ châu thổ sông Hồng được UNESCO công nhận vào ngày 2/12/2004. Tổng diện tích của khu DTSQ này lớn hơn 105 ngàn ha, vùng lõi có diện tích hơn 14 ngàn ha, vùng đệm gần 37 ngàn ha, vùng chuyển tiếp trên 54 ngàn ha, có số dân trên 128 ngàn người (năm 2004).

                Vùng chuyển tiếp

Vùng chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng có diện tích là 54.541 ha, còn được gọi là vùng phát triển bền vững, là nơi cộng tác của các nhà khoa học, nhà quản lý và người dân địa phương. Vùng này tạo điều kiện thuận lợi và đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ đi đôi với tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng.

1

 


Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng có năm vùng chuyển tiếp thuộc địa giới hành chính của 5 huyện. Ranh giới vùng chuyển tiếp được xác định dựa trên địa giới hành chính xã nằm dọc theo đê biển.

                Vùng đệm

Vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng có diện tích là 36.849 ha. Vùng đệm là vùng tiếp giáp với vùng lõi, có thể tiến hành các hoạt động kinh tế, nghiên cứu, giáo dục và giải trí nhưng không ảnh hưởng đến mục đích bảo tồn trong vùng lõi.

Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng có năm vùng đệm thuộc địa giới hành chính của 5 huyện: Thái Thụy và Tiền Hải thuộc tỉnh Thái Bình; Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng thuộc tỉnh Nam Định; Kim Sơn thuộc tỉnh Ninh Bình. Ranh giới vùng đệm được tính từ đê biển ra phía ngoài bãi bồi thấp nhất khi nước triều xuống. Toàn bộ diện tích rừng ngập mặn được khôi phục và trồng mới cùng với các bãi nuôi vạng, hệ thống đầm nuôi thuỷ sản giáp chân đê biển đều nằm trong vùng đệm. Đây là khu vực rất quan trọng cho các loài chim di cư từ vùng lõi cũng như các nơi khác đến kiếm ăn và trú ngụ. Việc quản lý đặt dưới sự chỉ đạo của cơ quan và chính quyền địa phương trong việc kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế, tạo nguồn thu nhập cho người dân địa phương và bảo tồn rừng ngập mặn vừa có tác dụng phòng hộ vừa góp phần tăng nguồn lợi thuỷ hải sản.

 

                Vùng lõi

Vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng có diện tích là 14.167 ha. Mục tiêu quản lý vùng lõi là bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế các hoạt động của con người. Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng có hai vùng lõi, đều thuộc phần phía Bắc, là Vườn Quốc gia Xuân Thủy và Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải.

Việc bảo tồn đa dạng sinh học vùng lõi gắn liền với việc bảo tồn rừng ngập mặn và những bãi bồi ven biển, cửa sông. Không giống như các khu bảo tồn trong nội địa, vùng lõi trong khu dự trữ sinh quyển này vẫn thường xuyên chịu sức ép của việc khai thác và đánh bắt thuỷ sản quá mức. Có thể nói rất khó phân chia diện tích vùng lõi hay vùng đệm, bởi vì việc đánh bắt thuỷ sản ở vùng đệm sẽ trực tiếp làm suy giảm đa dạng sinh học vùng lõi. Các bãi bồi nuôi vạng hay các loài thuỷ sản khác không chỉ làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan mà còn làm đảo lộn các chuỗi và lưới thức ăn trong tự nhiên.

1

 


2.2. Sự đa dạng sinh học của khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng

Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng hiện đang lưu giữ những giá trị ĐDSH phong phú với các loài quý hiếm và có tầm quan trọng quốc tế. Các công trình nghiên cứu đã công bố khoảng 200 loài chim, trong đó có gần 60 loài chim di cư, hơn 50 loài chim nước. Nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới như: cò thìa, mòng bể, rẽ mỏ thìa, trắng bắc,...

Sinh cảnh đặc sắc nơi đây là những cánh rừng ngập mặn rộng hàng ngàn ha, đầm lầy mặn, bãi bồi ven biển và cửa sông. Những cánh rừng này được ví như bức tường xanh bảo vệ đê biển, làng xóm khỏi bị tàn phá bởi gió bão, nước biển dâng, và cả thảm hoạ sóng thần nếu xảy ra. Rừng ngập mặn cũng là nơi nuôi dưỡng sinh đẻ của các loài hải sản. Như một vườn ươm cho sự sống của biển, rừng ngập mặn cung cấp nguồn lợi thuỷ sản phong phú cùng với 500 loài động thực vật thuỷ sinh và cỏ biển cung cấp nhiều loài thuỷ hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, biển, vạng, trai, , cá tráp, rong câu chỉ vàng,…

Khu dự trữ sinh quyển thế giới đồng bằng sông Hồng có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái, thăm quan và tìm hiểu về thế giới tự nhiên.

2.3. Các bộ phận hợp thành khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng

Khu DTSQ liên tỉnh châu thổ sông Hồng bao gồm Vườn quốc gia -  Ramsar Xuân Thuỷ, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải và khu vực Bãi Ngang Kim Sơn. Trong đó khu Ramsar Xuân Thủy là phần quan trọng nhất.

2.3.1. Vườn quốc gia – Ramsar Xuân Thủy

a. Tổng quan

              VQG Xuân Thủy thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (trước đây là huyện Xuân Thủy, tỉnh Hà Nam Ninh)vùng lõi của khu DTSQ châu thổ sông Hồng

1

 


. Đây là VQG đầu tiên của Việt Nam được UNESCO chính thức công nhận gia nhập công ước Ramsar (công ước bảo tồn những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế) (vào tháng1/1989). Đồng thời cũng là khu Ramsar thứ 50 của thế giới và đầu tiên của Đông Nam Á. Đến năm 2005, Việt Nam có khu Ramsar thứ 2 là khu Bàu Sấu của VQG Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai).

Thực tế, tên gọi VQG Xuân Thủy bắt đầu có từ 2/1/2003. Trước kia Xuân Thủy là một vùng bãi bồi ở cửa sông ven biển thuộc huyện Xuân Thủy. Sau đó được công nhận là khu Ramsar (vào tháng1/1989), rồi đổi thành khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước (vào 19/1/1995). Đến năm 2003, chính thức được đổi thành VQG Xuân Thủy.

Vườn quốc gia Xuân Thủy có tổng diện tích tự nhiên khoảng 14.500 ha, trong đó  hơn 7.100 ha là vùng lõi (gồm 3.100 ha diện tích đất nổi có rừng và 4.000 ha đất rừng ngập mặn) và 7.300 ha là vùng đệm. Khu vực vùng lõi của vườn là diện tích đất ngập mặn trên ba cồn cát cửa sông là cồn Ngạn, cồn Lư và cồn Xanh thuộc xã Giao Thiện. Phù sa màu mỡ của sông Hồng và vùng ven biển đã biến khu vực này thành một khu dự trữ thiên nhiên với nhiều sinh cảnh độc đáo của hệ sinh thái đất ngập nước với nhiều động thực vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm.

 

b. Đa dạng sinh học ở VQG – ramsar Xuân Thủy

VQG Xuân Thủy có 2 hệ sinh thái (HST) chính là HST rừng ngập mặn và HST rừng phi lao chắn sóng. Trong đó, HST rừng ngập mặn có tầm đặc biệt quan trọng, là cơ sở để VQG Xuân Thủy được công nhận nhiều danh hiệu. Đây là HST điển hình cho HST đất ngập nước ở cửa sông ven biển miền Bắc. HST đất ngập nước ở VQG Xuân Thuỷ đạt được ba điều nhất đó là “Đa dạng sinh học cao nhất, năng suất sinh học lớn nhất và cũng là hệ sinh thái nhạy cảm nhất”.

VQG Xuân Thuỷ có sự phong phú về động thực vật rất cao. Hiện nay, VQG Xuân Thủy có tới 105 loài thực vật bậc cao, trong đó có 20 loài thích nghi với điều kiện sống ngập nước, hình thành hệ thống rừng ngập mặn rộng trên 3 nghìn ha, đem lại những lợi ích quý giá và phong phú cho cho toàn khu vực.

1

 


VQG Xuân Thủy còn có trên 200 loài chim, trong đó có trên 100 loài chim di trú, 50 loài chim nước. Đặc biệt, một số loài chim nước quý hiếm trong sách đỏ quốc tế cũng có mặt ở đây như cò thìa, mòng biển mỏ ngắn, cò lạo Ấn Độ, choắt mỏ thìa, bồ nông, choắt mỏ vàng, cò trắng Trung Quốc. Số lượng cá thể chim di trú lúc đông đúc lên tới 40.000 con.

Hàng năm, cứ vào tháng 11 đến tháng 12 âm lịch, từng đàn chim, đông hàng vạn con từ Xibêri, Hàn Quốc, Trung Quốc di cư tránh rét đến dừng chân tại đây, tích lũy năng lượng, đẻ trứng rồi lại bay đi.

Trong đó, cò thìa là một loại chim di cư đặc biệt quý hiếm mà trên toàn thế giới chỉ còn hơn 300 cá thể. Ở VQG Xuân Thủy, số lượng cò thìa có lúc chiếm tới 1/5 số lượng cá thể hiện có của thế giới). Ở Việt Nam hầu như chỉ có thể bắt gặp cỏ thìa và Choi Choi mỏ thìa ở VQG Xuân Thuỷ. Những loại chim quý hiếm này đã tạo nên nét độc đáo riêng và trở thành biểu trưng sinh động của vườn quốc gia Xuân Thuỷ.

VQG Xuân Thủy có trên 500 loại động vật thuỷ sinh, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế như: tôm, cua bể, ngao, vạng, rong câu chỉ vàng,..Sự phong phú của sinh vật thủy sinh là có sở thức ăn quan trọng để VQG Xuân Thủy trở thành “sân ga” của các loài chim di cư quốc tế.

VQG Xuân Thủy có trên 10 loài thú, trong đó có 3 loại thú quý hiếm ở nước ta (như cá heo, rái cá...) cùng với hàng trăm loại bò sát, côn trùng và lưỡng cư khác đã tạo lên bức tranh v ĐDSH rất độc đáo và vô giá ở đây.

VQG – Ramsar Xuân Thủy là vùng có ý nghĩa sống còn đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Đông Dương, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với các loài chim nước di cư đến và đi qua từ Đông Bắc Á và Xibêri đến châu Đại Dương. Vì vậy, VQG Xuân Thủy được công nhận là khu Ramsar (danh hiệu quốc tế dành cho những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế). Việc duy trì tính toàn vẹn và chất lượng sinh cảnh của VQG Xuân Thủy được coi là một nghĩa vụ quốc tế.

1

 




















 

 

1

 

nguon VI OLET