Gi¸o ¸n båi d­ìng häc sinh giái §Þa lÝ 8

Ngày soạn: 06/12/2011              Ngày dạy: 06/12/2011

 

§ÞA LÝ C¸C KHU VùC CH¢U ¸

ĐÔNG Á

1. Vị trí địa lý và phạm vi khu vực Đông Á.

- Lãnh thổ Đông Á gồm 2 bộ phận khác nhau: phần đất liền và phần hải đảo. Phần đất liền bao gồm Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Phần hải đảo gồm quần đảo Nhật Bản, Đảo Đài Loan và đảo Hải nam.

- Đông Á giáp với Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á, phía đông mở ra Thái Bình Dương rộng lớn.

2. Đặc điểm tự nhiên.

* Phần đất liền:

+ Gồm Trung Quốc và bán đảo triều Tiên, chiếm đại bộ phận diện tích lãnh thổ Đông Á (83,7% diện tích lãnh thổ)

+ Có điều kiện tự nhiên đa dạng, phân thành 2 miền rõ rệt:

 

Đk tự nhiên

Nửa phía Tây

Nửa phía Đông

Địa hình

Là miền núi và sơn nguyên cao hiểm trở, xen với các bồn địa rộng.

- Núi cao: Thiên Sơn, Côn Luân, Hymalaya

- Sơn nguyên Tây Tạng, Thanh hải

- Bồn địa: Duy Ngô Nhĩ, Ta-rim...

 

Gồm các núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng rộng, bằng phẳng

- Đồng băng: Tùng Hoa, Hoa Bắc, Hoa Trung..

 

Sông ngòi

Nơi bắt nguồn của các con sông lớn (HoàngHà, Trường giang)

Nơi các sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang) đổ ra biển

Khí hậu

Nằm sâu trong nội địa, gió mùa không xâm nhập vào được nên Khí hậu khô hạn

Khí hậu gió mùa ẩm, một năm có 2 mùa gió, mùa đông có gió mùa Tây bắc, thời tiết khô và lạnh. Mùa hè gió Đông nam từ biển vào, thời tiết mát, ẩm, mưa nhiều.

Cảnh quan

Chủ yếu là thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc

Rừng lá rộng ôn đới và cận nhiệt đới.

* Các sông lớn ở phần đất liền: Hoàng Hà, Trường Giang đều phát nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng, chảy về phía đông nhưng chế độ nước rất khác nhau: Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, Trường Giang có chế độ nước điều hoà.

 

* Phần hải đảo:

- Gồm quần đảo Nhật Bản và đảo Đài Loan

Gi¸o viªn:      NguyÔn TiÕn Dòng          Tr­êng THCS Thanh Thñy


Gi¸o ¸n båi d­ìng häc sinh giái §Þa lÝ 8

- Là miền núi trẻ nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương, thường xảy ra động đất, núi lửa, Địa hình chủ yếu là núi, đồng bằng nhỏ, hẹp

- Sông ngắn, dốc, nhiều suối nước nóng

- Cảnh quan chủ yếu là rừng lá rộng ôn đới và cận nhiệt đới

3. Kinh tế -xã hội khu vực đông Á.

a. Khái quát về dân cư và sự phát triển của khu vực Đông Á.

- Đông Á là khu vực có dân số rất đông, hiều hơn dân s của các châu lục lớn như Châu Phi, Châu Âu, Châu Mĩ

- Các quốc gia Đông Á có nền văn hoá gần gũi nhau

- Sau chiến tranh tranh thế giới 2, nền kinh tế các nước Đông Á đều kiệt quệ. Ngày nay kinh tế xã hội Đông Á có đặc điểm:

 + Phát tiển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao

 + Từ sn xuất để thay thế nhập khẩu, nay đã sản xuất để xuất khẩu

 + Một số nuớc như Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc trở thành các nền kinh tế mạnh của thế giới.

b. Đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông Á

1. Nhật Bản

+ Nhờ cải cánh Minh Trị (nửa sau thế kỉ XIX), nền kinh tế Nhật phát triển nhanh, trở thành nước tư bản, nước đế quốc đầu tiên ở châu Á.

+ Bị thua trận trong thế chiến II, lãnh thổ bị tàn phá, kinh tế Nhật bị suy sụp. Nhờ lòng quyết tâm, tinh thần chịu khó của người dân Nhật và nhận được nguồn vốn đầu tư rất lớn từ nước ngoài, kinh tế Nhật đã khôi phục và phát triển nhanh.

+ Hiện nay Nhật là cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì

+ Nhật có các ngành công nghiệp mũi nhọn, đứng đầu thế giới như: công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển, công nghiệp điện tử, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

+ Thương mại, du lịch, dịch vụ cũng phát triển mạnh nhờ đó dân Nhật có thu nhập bình quân / người rất cao.

2. Trung Quốc.

+ Là nưc đông dân nhất thế giới. Nhờ đường lối cải cách và mở cửa, phát huy được nguồn lao động dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú nên trong vòng 20 năm trở lại đây nền kinh tế TQ đã có những thay đổi lớn lao.

- Thành tựu quan trọng nhất là:

 + Đã giải quyết tốt vấn đề lương thực cho gần 1, 3 tỉ dân

 + Phát triển nhanh một nền công nghiệp hoàn chỉnh, có một số ngành hiện đại như; điện tử, cơ khí chính xác, nguyên tử, hàng không vũ trụ.

 + Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định (trên 7%). Sản lượng lương thực, điện, than đứng đầu thế giới.

 

1, Nêu những điểm khác nhau về địa hình phần đất liền và phần hải đảo của khu vực đông Á?

2. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của sông Hoàng Hà và sông Trường giang?

3. Phân biệt sự khác nhau về khí hậu giữa các phần của khu vực Đông Á? Điều kiện khí hậu đó ảnh hưởng đến cảnh quan như thế nào?

4. Nêu tên các nước và vùng lảnh thổ Đông Á và vai trò của các nước và vùng lãnh thổ Đông Á trong sự phát triển hiện nay trên thế giới?

Gi¸o viªn:      NguyÔn TiÕn Dòng          Tr­êng THCS Thanh Thñy


Gi¸o ¸n båi d­ìng häc sinh giái §Þa lÝ 8

- Đông Á gồm các nước: TQ, Hàn Quốc, Nhật, Triều Tiên, và lãnh thổ Đài Loan.Vai trò của các quốc gia Đông Á trên thế giới ngày càng lớn.

- Nhật Bản là nước phát triển nhất châu Á, đứng thú 2 thế giới sau Mĩ. Nhật có các ngành công nghiệp hàng đầu, sản phẩm bán rộng rãi trên thị trường thế giới như hàng điện tử, hàng tiêu dùng, chế tạo ô tô, tàu biển.

- Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng GDP 7%/năm. Nhiều sản phẩm có sản lượng đứng đầu thế giới như: than, lương thực, điện, Nay đang trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.

- Hàn Quốc, Đài loan là nước và lãnh thổ công nghiệp mới, tốc độ công nghiệp hoá rất nhanh.

5. Nhờ những điều kiện thuận lợi nào Trung Quốc có tốc độ phát triển nhanh? nêu các thành tựu của kinh tế TQ?

6. Vì sao Nhật trỏ thành nước phát triển nhất châu Á và đứng thứ 2 TG?

7. Giải thích vì sao phần phía tây Trung Quốc khí hậu khô hạn, cảnh quan chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc?

Gi¸o viªn:      NguyÔn TiÕn Dòng          Tr­êng THCS Thanh Thñy

nguon VI OLET