MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC ÁP DỤNG TRONG LỚP HỌC

Có nhiều biện pháp giáo dục kỷ luật học sinh được áp dụng trong lớp học. Có thể chia thành các nhóm biện pháp chính:

NHÓM 1: Thay đổi cách cư xử trong lớp

NHÓM 2: Quan tâm đến những khó khăn của HS

NHÓM 3: Tăng cường sự tham gia của HS

NHÓM 4: Tổ chức các hoạt động xây dựng tập thể lớp.

Nhóm biện pháp: Thay đổi cách cư xử trong lớp học

         Thay đổi cách cư xử trong lớp học phải dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương, tìm hiểu nhằm thúc đẩy Có nhiều biện pháp giáo dục kỷ luật có thể áp dụng được trong lớp học. Có thể chia thành các nhóm biện pháp học sinh có hành vi, thái độ cư xử đúng đắn. 

    a. Xây dựng những quy tắc rõ ràng và nhất quán  

    b. Khuyến khích, động viên tích cực

                + Việc khuyến khích, động viên tích cực có thể thực hiện dưới nhiều hình thức: 1 nụ cười, 1 lời khen, động viên trước lớp; tặng phiếu khen; thư khen gửi về gia đình, cá nhân…

                 + Việc khen thưởng, động viên có hiệu quả nhất khi HS có hành vi tốt được hưởng một số quyền lợi, còn những HS mắc lỗi nhiều lần bị tước bỏ quyền hưởng quyền lợi đó.

                  + Những quyền lợi phải là những điều HS thích và trân trọng.

                  + Cần khen thưởng động viên từng tiến bộ nhỏ nhất của HS

        c. Áp dụng những hình thức phạt phù hợp, công bằng và nhất quán

                  + Khi phạt, GV cần nói rõ sai phạm của HS với thái độ khoan dung, nhân ái, độ lượng và bình tĩnh.

                  + Các biện pháp xử phạt phải giúp HS biết rằng thái độ/hành vi của các em là sai.

                  + Tuyệt đối không sử dụng hình phạt mang tính TPTT.

                  + Các hình phạt phải phù hợp với mức độ vi phạm

                  + Tránh gây căng thẳng, đối đầu với HS.

                  + Áp dụng hình thức xử phạt một cách công bằng.

                  + Không phạt HS vì những lỗi do những nguyên nhân khách quan.


                  + Không phạt HS vì những quy định chưa được thỏa thuận trước

     d.  Làm gương trong cách cư xử

                  + Dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương, tìm hiểu… nhằm thúc đẩy học sinh có thái độ cư xử, hành vi đúng.

                  +  Hình thức: Phiếu khen, ghi lời nhận xét tốt về bạn, hộp thư vui,công nhận và khuyến khích các đặc điểm tốt…

                  + Ngoài việc giáo viên khen ngợi học sinh, phải lưu ý khuyến khích những đối tượng khác như Cha mẹ, thầy cô khác, người thân, bạn bè, …của học sinh cùng hợp tác 

“HÃY THAY CHÊ BAI BẰNG KHEN NGỢI”

 Nhóm biện pháp “Quan tâm đến hoàn cảnh của học sinh"

   - Việc tìm hiểu những khác biệt trong hoàn cảnh, khó khăn trong cuộc sống, học tập và những khó khăn về mặt tâm lí sẽ giúp giáo viên hiểu và tìm ra biện pháp giáo dục thích hợp

   - Những hành vi tiêu cực/mắc lỗi của HS thường do  những khó khăn mà HS gặp phải trong cuộc sống gây ra,  tác động đến hành vi của HS.

        Khó khăn của HS có thể bao gồm những khó khăn trong học tập, những vấn đề trong gia đình, những bức xúc mà HS gặp phải khi bị đối xử tàn tệ, bị tổn thương tâm lý, bị hiểu lầm,...

   - Việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về mặt tâm lý của HS sẽ giúp GV không cần phải dùng đến trừng phạt thân thể mà vẫn giáo dục HS có hiệu quả.

Để tìm  hiểu nguyên nhân và  giúp đỡ HS giải quyết khó khăn, GV cần lưu ý một số điểm sau:

  + Tránh đối đầu với HS, nhất là trước mặt những người khác

  + Lắng nghe  trẻ nói và đặt mình vào vị trí của HS

  + Cần tránh “lên lớp” hoặc “chỉ trích” HS trước khi tìm hiểu nguyên nhân. Cố gắng giúp HS tìm ra giải pháp phù hợp với các em.

 (tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó trong học tập vào khai giảng năm học mới)

 (tặng xe đạp cho học sinh nghèo đạt thành tích cao trong học tập)

NHÓM BIỆN PHÁP “TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA HS"

Biện pháp xây dựng nội quy lớp học.

GV thông báo cho HS nội dung chính của năm học

 HS chia nhóm thảo luận


 Các nhóm chia sẻ ý kiến. GV và cả lớp xem xét tìm ra những ý kiến chung của tất cả HS.

 Quy định chế độ thưởng và xử phạt.

HS tiếp tục thảo luận thống nhất.

 Viết và trang trí nội quy lớp bằng chữ in lớn.

Xây dựng cam kết

Ban hành nội quy, thông báo/dán công khai ở nơi HS luôn nhìn thấy với hình thức hấp dẫn

Thông báo đến phụ huynh HS để cùng giám sát việc thực hiện

HS được tham gia là HS được cung cấp thông tin, được bày tỏ ý kiến, ý kiến của các em  được lắng nghe và tôn trọng.

Sự tham gia của HS trong việc xây dựng nội quy lớp học là cần thiết vì:

Giúp HS hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy do chính các em đề ra.

Giúp HS rèn KN giao tiếp, bày tỏ ý kiến và tham gia quá trình ra quyết định.

Phát huy tinh thần tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm của HS.

 Nhóm biện pháp xây dựng tập thể lớp học thân thiện, gắn bó.

      Tập thể lớp thân thiện là tập thể lớp có môi trường lớp học thân thiện, tôn trọng, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, biết cách giải quyết xung  đột không bằng bạo lực.

Vai trò của GV: Định hướng, dẫn dắt, giải quyết tốt mối quan hệ trong lớp, xây dựng môi trường lớp học thân thiện, lắng nghe và tôn trọng ý kiến HS; là tấm gương sáng cho HS noi theo.

Vai trò HS: Tự giác xây dựng và thực hiện nội quy; thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau; có trách nhiệm với hành vi của mình; biết cách giải quyết các xung đột, có ý thức hợp tác nhóm; biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè; biết thực hiện quyền và bổn phận của mình.

nguon VI OLET