Kỹ thuật nuôi dế

 

Nhiều nước, nhất là các nước ở Châu Á coi một số loại côn trùng là món ăn ngon. Ở nước ta các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, dế, tằm, sâu chit, nhộng tằm, rươi. là những loại côn trùng được dùng làm món ăn, một số nơi được coi là món ăn quý. Với loài dế cũng có nhiều giống như: dế ché, dế cơm to con, thân màu nâu đen, hai chân sau to có màu nâu sẩm.

 

Trong tự nhiên có rất nhiều loại dế như: dế ta, dế mèn, dế cơm, dế mọi, dế chó, dế dũi… Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật nuôi dế ta.

I. Giống và đặc điểm giống

Vóc dáng: Dế ta có kích thước trung bình với chiều dài cơ thể khoảng 2cm. Dế ta có 3 màu đặc trưng như: đen huyền, đỏ hoe và vàng nghệ.

Tập tính sinh hoạt và môi trường sống: Trong tự nhiên, dế ta sinh trưởng, phát triển và sinh sản quanh Kỹ thuật nuôi dếnăm, nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa. Dế ta có bản tính hung hăng, nhưng lại thích sống theo bầy đàn, môi trường sống rất đơn giản, không cầu kỳ, có thể ở hang hay trong những đám cỏ khô… nên có thể tổ chức chăn nuôi công nghiệp, nhưng phải đảm bảo chuồng trại nuôi dế tương tự như môi trường thiên nhiên hoang dã. Môi trường sống tự nhiên, dế sẽ ít dịch bệnh, ít tốn công chăm sóc. Dế leo trèo rất giỏi và có thể nhảy xa chừng nửa mét. Đặc biệt, tối đến dế có thể bay xa hàng mét…

Tuổi thọ: Tuổi thọ của các loại dế khác nhau. Tuổi thọ của dế ta trung bình là 4 tháng.

Thức ăn: Chủ yếu là rau, cỏ, củ, quả, trái cây, mầm cây, côn trùng nhỏ và bột ngũ cốc các loại… Dế ít uống nước, nhưng phải thường xuyên có đủ nước sạch và mát cho dế uống tự do.

Sinh trưởng, phát dục: Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển dế ta trải qua 4 lần lột xác. Sau mỗi lần lột xác dế ta lớn nhanh hơn. Từ lúc nở ra cho đến khoảng 45 ngày tuổi là đã có thể xuất bán. Từ ngày thứ 45 trở đi dế phát triển cánh. Hai tháng tuổi dế đã thành thục sinh dục và có thể ghép đôi giao phối cho sinh sản. Với chiều dài cơ thể khoảng 2cm, nặng khoảng 800-1.000 con/kg.

Sinh sản: 60 ngày tuổi dế đã trưởng thành và bắt đầu sinh sản. Thời kỳ sinh sản của dế ta diễn ra quanh năm. Khi trưởng thành chúng cất tiếng gáy “tè tè” rất êm tai để mời gọi bạn tình. Dế mái có biểu hiện động dục (thích gần dế đực) trước lúc đẻ khoảng 15 ngày. Khi đẻ dế mái tìm đến những chỗ đất tơi xốp và ẩm để đẻ trứng, mỗi lần đẻ vài trăm trứng. Dế mới nở có màu đen, một tháng tuổi mới thể hiện màu đặc trưng của dế, hai tháng tuổi thì dế ta đã trưởng thành.

Giá trị và thị trường: Nhiều nước, nhất là các nước ở châu Á coi một số loại côn trùng là món ăn ngon. Ở nước ta các loại côn trùng như dế, cào cào, châu chấu, sâu chít, nhộng tằm, rươi, bọ xít, bọ cạp, bọ hung, sâu đục thân, kiến… là những loại côn trùng phổ biến trên các loại cây trồng, chỉ cần nghe tên thôi cũng làm cho nhiều người “ghê sợ”. Thế nhưng, trong những nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng côn trùng có rất nhiều tác dụng bổ ích đối với con người, đặc biệt có thể sử dụng chúng như những món ăn thuộc hàng “đặc sản”.

Một số món ăn từ dế: Trước khi chế biến các món ăn từ dế, cần rút ruột, bóp bụng dế để bỏ ruột phân, rửa sạch sau đó mới chế biến. Dế có thể chế biến được nhiều món như chiên giòn, chiên bơ, lăn bột, kho tiêu, xào mì, trộn gỏi, rim mặn, lẩu... ăn cùng với bánh phồng tôm, bánh tráng hoặc cuốn bánh tráng với rau sống là những món ăn đặc sản từ dế. Hiện nay, dế là một trong những món ăn được các nhà hàng, quán nhậu tiêu thụ rất mạnh với giá 250.000- 300.000 đồng/kg.

II. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng dế


Kỹ thuật nuôi dế

 

Nhiều nước, nhất là các nước ở Châu Á coi một số loại côn trùng là món ăn ngon. Ở nước ta các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, dế, tằm, sâu chit, nhộng tằm, rươi. là những loại côn trùng được dùng làm món ăn, một số nơi được coi là món ăn quý. Với loài dế cũng có nhiều giống như: dế ché, dế cơm to con, thân màu nâu đen, hai chân sau to có màu nâu sẩm.

 

Trong tự nhiên có rất nhiều loại dế như: dế ta, dế mèn, dế cơm, dế mọi, dế chó, dế dũi… Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật nuôi dế ta.

I. Giống và đặc điểm giống

Vóc dáng: Dế ta có kích thước trung bình với chiều dài cơ thể khoảng 2cm. Dế ta có 3 màu đặc trưng như: đen huyền, đỏ hoe và vàng nghệ.

Tập tính sinh hoạt và môi trường sống: Trong tự nhiên, dế ta sinh trưởng, phát triển và sinh sản quanh Kỹ thuật nuôi dếnăm, nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa. Dế ta có bản tính hung hăng, nhưng lại thích sống theo bầy đàn, môi trường sống rất đơn giản, không cầu kỳ, có thể ở hang hay trong những đám cỏ khô… nên có thể tổ chức chăn nuôi công nghiệp, nhưng phải đảm bảo chuồng trại nuôi dế tương tự như môi trường thiên nhiên hoang dã. Môi trường sống tự nhiên, dế sẽ ít dịch bệnh, ít tốn công chăm sóc. Dế leo trèo rất giỏi và có thể nhảy xa chừng nửa mét. Đặc biệt, tối đến dế có thể bay xa hàng mét…

Tuổi thọ: Tuổi thọ của các loại dế khác nhau. Tuổi thọ của dế ta trung bình là 4 tháng.

Thức ăn: Chủ yếu là rau, cỏ, củ, quả, trái cây, mầm cây, côn trùng nhỏ và bột ngũ cốc các loại… Dế ít uống nước, nhưng phải thường xuyên có đủ nước sạch và mát cho dế uống tự do.

Sinh trưởng, phát dục: Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển dế ta trải qua 4 lần lột xác. Sau mỗi lần lột xác dế ta lớn nhanh hơn. Từ lúc nở ra cho đến khoảng 45 ngày tuổi là đã có thể xuất bán. Từ ngày thứ 45 trở đi dế phát triển cánh. Hai tháng tuổi dế đã thành thục sinh dục và có thể ghép đôi giao phối cho sinh sản. Với chiều dài cơ thể khoảng 2cm, nặng khoảng 800-1.000 con/kg.

Sinh sản: 60 ngày tuổi dế đã trưởng thành và bắt đầu sinh sản. Thời kỳ sinh sản của dế ta diễn ra quanh năm. Khi trưởng thành chúng cất tiếng gáy “tè tè” rất êm tai để mời gọi bạn tình. Dế mái có biểu hiện động dục (thích gần dế đực) trước lúc đẻ khoảng 15 ngày. Khi đẻ dế mái tìm đến những chỗ đất tơi xốp và ẩm để đẻ trứng, mỗi lần đẻ vài trăm trứng. Dế mới nở có màu đen, một tháng tuổi mới thể hiện màu đặc trưng của dế, hai tháng tuổi thì dế ta đã trưởng thành.

Giá trị và thị trường: Nhiều nước, nhất là các nước ở châu Á coi một số loại côn trùng là món ăn ngon. Ở nước ta các loại côn trùng như dế, cào cào, châu chấu, sâu chít, nhộng tằm, rươi, bọ xít, bọ cạp, bọ hung, sâu đục thân, kiến… là những loại côn trùng phổ biến trên các loại cây trồng, chỉ cần nghe tên thôi cũng làm cho nhiều người “ghê sợ”. Thế nhưng, trong những nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng côn trùng có rất nhiều tác dụng bổ ích đối với con người, đặc biệt có thể sử dụng chúng như những món ăn thuộc hàng “đặc sản”.

Một số món ăn từ dế: Trước khi chế biến các món ăn từ dế, cần rút ruột, bóp bụng dế để bỏ ruột phân, rửa sạch sau đó mới chế biến. Dế có thể chế biến được nhiều món như chiên giòn, chiên bơ, lăn bột, kho tiêu, xào mì, trộn gỏi, rim mặn, lẩu... ăn cùng với bánh phồng tôm, bánh tráng hoặc cuốn bánh tráng với rau sống là những món ăn đặc sản từ dế. Hiện nay, dế là một trong những món ăn được các nhà hàng, quán nhậu tiêu thụ rất mạnh với giá 250.000- 300.000 đồng/kg.

II. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng dế


Chọn giống: Chọn dế giống bố mẹ là tơ mới biết gáy, dế mái chưa sinh sản, to, khỏe mạnh nhất trong đàn, không dịch bệnh, dị tật (đủ râu, chân…).

Chuồng trại: Cao ráo, yên tĩnh, thoáng mát có mái che mưa che nắng, xung quanh có lưới đề phòng mèo, chuột bắt dế, có rãnh nước đề phòng kiến xâm nhập gây hại cho dế…

+ Chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi:

- Chuồng nuôi: Chuồng nuôi có thể là xô, thau, khay, chậu… có nắp đậy nhưng phải đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát. Nắp đậy, có thể là cái lồng bàn hoặc nắp xô đục nhiều lỗ tạo thông thoáng, ban ngày mở ra, chiều tối đậy lại để phòng tránh dế bay đi và mèo, chuột bắt dế… Trước khi nuôi phải rửa sạch, phơi khô chuồng nuôi và trang thiết bị phục vụ chăn nuôi dế.

Tùy theo phương tiện và điều kiện nuôi mà bố trí số lượng nuôi hợp lý. Nuôi dế giống bố mẹ (ép đẻ) trong xô có dung tích 40-50 lít thì thả 20 dế cái, 10 dế đực. Trong xô 80-80 lít thì thả 30 dế cái và 15 dế đực…

- Thiết bị chăn nuôi: Rế tre, máng đẻ, máng thức ăn, nước uống cho dế đơn giản, có thể dùng vỏ nghêu, hoặc làm bằng xi măng, đồ sành sứ kích thước không quá lớn nhằm hạn chế dế con té chết (đường kính khoảng 10-15 cm, dày khoảng 1,5-2,0 cm, sâu khoảng 0,5-1,0 cm).

Trong chuồng nuôi, có rế tre (rế để xoong nồi đường kính 15-20 cm) hay vỉ tre, rế có lỗ nhỏ (dày) nuôi dế con mới nở đến 25 ngày tuổi, loại thưa nuôi tiếp theo đến thu hoạch. Xô loại 45 lít xếp khoảng 10 rế, xô 80 lít thì 15 rế. Rế xếp chồng lên nhau tạo khoảng trống để máng đẻ, máng thức ăn, nước uống cho dế. Đất dùng trong máng đẻ là đất sạch, tơi xốp, ẩm vừa phải, có độ dày 3 - 4 cm (có thể dùng đất sạch trộn với xơ dừa xay). Không dùng đất có kiến, đất bị nhiễm hóa chất độc hại... Trên cùng phủ một lớp cỏ cho dế ăn, ở, sinh trưởng phát triển và sinh sản…

Thức ăn: Thức ăn chủ yếu của dế là cỏ, cám hỗn hợp (thường dùng cám gà con), nên xay cám thành bột cho dế ăn, bảo quản nơi khô ráo, không mua nhiều một lúc dễ bị mốc. Cho ăn thêm rau xanh, cải ngọt, cà rốt, củ sắn, cỏ tươi... Có thể cho dế ăn thêm miếng dưa hấu (nhớ cắt bỏ phần ruột đỏ), lấy phần sát vỏ, không để nhiều. Cần lưu ý thức ăn chỉ ăn trong ngày, còn dư phải bỏ, không cho dế ăn mầm đậu các loại, chúng sẽ bị rụng râu, chân mà chết.

Dế mỗi ngày một trưởng thành, nên lượng thức ăn ngày càng tăng lên tùy thuộc vào sức ăn của dế. Hàng ngày nước được phun sương để giữ ẩm và cho dế uống.

Chăm sóc nuôi dưỡng:

+ Chăm sóc nuôi dưỡng dế sinh sản:

- Thả giống: Theo tỷ lệ 1 trống/2 mái. Xô nhựa nhỏ thả 15 dế trống và 30 dế mái vừa mới trưởng thành. Xô nhựa lớn 80 lít có thể thả 25 dế trống và 50 dế mái.

- Đẻ trứng: Sau khi thả giống 2-3 ngày dế đẻ trứng vào máng đẻ.

Dấu hiệu dế sắp đẻ: Dế mái thường thụt lùi và chọc cây kim nhọn sau đuôi xuống đáy xô. Lúc này ta đặt máng đẻ vào là dế leo lên đẻ ngay (trong máng đẻ đã để sẵn đất sạch tơi xốp và đủ ẩm).

Khi dế có dấu hiệu sắp đẻ ta đặt máng đẻ vào xô nuôi dế bố mẹ hàng đêm cho dế đẻ. Cứ sau mỗi đêm máng đẻ được lấy ra đưa đi ấp, tối đến đưa máng mới vào xô nuôi để dế đẻ tiếp. Mỗi đêm 30 con dế mẹ có thể đẻ hàng nghìn trứng vào máng đẻ. Dế chỉ đẻ trong vòng hai tháng là thải loại.

Dế rất nhát, vì vậy ta nên để máng đẻ vào buổi tối. Mỗi tối để vào một máng đẻ, sáng hôm sau lấy máng đẻ ra để vào xô ấp trứng ở một khu vực khác.

- Ấp trứng: Xô ấp trứng được thiết kế như sau:


Bỏ một lớp đất xốp vào đáy xô, cao khoảng 1cm, rộng khoảng 3cm. Để 3 máng trứng vào chính giữa xô, phủ lên một lớp cỏ mỏng, mỗi ngày phun nước 1- 2 lần để giữ ẩm. Hoặc trước khi cho máng trứng vào xô ấp trứng, ta chuẩn bị hai khăn bông vuông (loại khăn lạnh lau mặt ở các nhà hàng), nhúng nước ướt rồi đặt dưới đáy thùng ấp, sau đó đặt máng trứng trên khăn ướt và dùng khăn ướt thứ hai đã nhúng nước đậy lên máng trứng để giữ độ ẩm. Sau khi đã làm xong các việc nói trên đậy nắp thùng lại. Cứ 3-4 ngày, thay khăn ướt một lần để giữ độ ẩm. Nhiệt độ cần cho trứng nở khoảng 25-30oC (nhiệt độ phòng). Sau 8-12 ngày là dế nở. Khi thấy dế đã nở hết, ta lấy khay đẻ ra khỏi xô ấp và chuyển dế con vào xô ương nuôi riêng.

Để dế đẻ nhiều và dế con khỏe mạnh, cần lưu ý: Vệ sinh chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi sạch sẽ, khô ráo, máng thức ăn phải được che đậy, tránh nước gây nấm mốc... Sau đó, để máng đẻ vào đáy xô lệch sang một bên, bên kia để một máng thức ăn, một máng nước, úp chồng rế lên, phủ lên rế một ít cỏ tươi. Phun nước dạng sương lên cỏ tươi mỗi ngày 1-2 lần tạo nhiệt độ trong xô 25-30oC. Sau khi dế đẻ một ngày, chuyển máng trứng sang thùng ấp và đặt máng đẻ khác vào trong xô nuôi. Có thể dùng thùng các-tông loại dày hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 40 x 20 cm để ấp trứng, mỗi thùng có thể để 8-10 máng trứng. Thùng ấp phải kín, có nắp đậy (dùng lưới muỗi), theo dõi hàng ngày, tránh kiến gây hại…

+ Ương nuôi dế con: Dế con mới nở, ta chuyển sang ương nuôi riêng trong xô nhựa, trung bình khoảng 1.000 con/xô 80 lít. Lúc này ta để thức ăn của gà con xay nhuyễn vào cho dế mới nở ra ăn, ngày 2-3 lần và bỏ vào xô nuôi một lớp cỏ tươi non cho dế con trú ẩn và nhấm nháp. Mỗi ngày tiếp tục phun nước 1-2 lần để giữ ẩm và cho dế uống. Ương nuôi dế con đến 20 ngày ta chuyển sang nuôi dế thịt thương phẩm.

+ Nuôi dế thịt thương phẩm: Đặt rế, máng thức ăn, nước uống, phủ cỏ tươi như nuôi dế đẻ nhưng số lượng nhiều hơn (400-500 con với xô 80 lít, 300 con ở xô 45 lít). Chăm sóc và phun nước ngày 1-2 lần, tránh nước đọng, ẩm mốc trong xô, tránh để thức ăn tồn dư, ẩm ướt, hôi mốc và không để máng đẻ trong xô nuôi như nuôi dế đẻ.

Ngoài ra, có thể làm chuồng nuôi dế bằng xi măng, kích thước một ô rộng 1 m x dài 1,2 m x cao 0,5 m, mặt tường nhẵn tránh dế bò ra, che đậy bằng lưới phía trên, nuôi 1.000 con/m2. Chuồng xây xong cần ngâm nước cho hết chất xi măng. Xung quanh chuồng làm rãnh nước tránh kiến, côn trùng xâm hại… Chồng vào 25 rế, tạo khoảng không cho dế. Cũng cần chăm sóc như nuôi trong xô, chú ý phun nước (dạng sương) 2-3 lần/ngày.

Thức ăn tinh cho ăn hàng ngày, thức ăn thô xanh rau, củ, quả các loại thì 2-3 ngày mới cho ăn một lần, nhưng chỉ ăn trong ngày, thức ăn còn dư phải bỏ. Riêng cỏ xanh có thể 2-3 ngày mới cho ăn và thay mới một lần.

Dế con được 20 ngày, chuyển qua nuôi dế thịt thương phẩm khoảng 45 ngày thì có thể thu hoạch (800-1.000 con được 1 kg), xuất bán thịt hoặc tuyển chọn dế tơ làm giống nuôi đến 60 ngày thì cho phối giống sinh sản.

Chú ý: Dế sắp trưởng thành tối đến thường hay bay đi kiếm ăn và hoạt động tình dục... Vì vậy, chiều

tối ta nên đậy nắp xô lại sáng sớm mới mở ra cho thoáng mát.


Thu hoạch: Dùng vợt nylon nhỏ thu hoạch, cho vào thùng giấy cùng với rế, cỏ tươi di chuyển xa dế không chết. Có thể đông lạnh sau khi rửa sạch dế bằng nước sạch hoặc nước muối 2% và cho vào khay đông lạnh.

Chăm sóc nuôi dưỡng dế đơn giản, ít vốn, ít dịch bệnh, dễ thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao, ai cũng có thể nuôi được.

 Phòng và trị bệnh: Với phương châm phòng bệnh là chính, thực hiện tốt chương trình 3 sạch: ở sạch, ăn sạch, uống sạch. Đặc biệt, khi thời tiết hoặc môi trường sống thay đổi, cần phải vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng thật tốt để tăng cường sức đề kháng, chống stress gây hại cho dế…

Dế ta thường hay bị một số bệnh, nhất là bệnh đường ruột.

Bệnh đường ruột:

- Nguyên nhân: Có thể do mật độ quá cao, chuồng nuôi quá nóng ẩm hoặc chuồng nuôi bị nước đổ vào lẫn phân, thức ăn gây ô nhiễm môi trường hoặc thức ăn bị ôi mốc, nước uống lẫn phân, dơ bẩn, mất vệ sinh…

- Triệu chứng: Dế đang ăn uống, khỏe mạnh bình thường, đột ngột bỏ ăn chỉ uống nước rồi yếu dần, râu gãy ngang, phân nước trắng đục, 7-10 ngày sau thì dế chết. Bệnh này rất dễ lây lan sang những con ở cùng một xô, rất khó trị.

- Phòng và trị bệnh: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng bệnh là chính bởi khi chúng ta phát hiện ra triệu chứng thì đã muộn. Tốt nhất nên giữ gìn vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, thức ăn, nước uống phải thay rửa hàng ngày…

Địa chỉ mua bán dế:

- Trại dế Thanh Tùng, ấp Bến Đò 2, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP HCM. ĐT: 08 7 961753.

- Trại dế Huỳnh Như, 4/21, ấp 2, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP HCM. ĐT: 08 7 114150.

- Trại dế Tấn Tài, Địa chỉ: 56/5 KP1, Chương Dương, Thủ Đức, TP.HCM. ĐT: 0919. 285183… 

KS. ĐẶNG TỊNH (NNVN)

 

 

 

 

Kỹ thuật nuôi dế

 

Hôm nay đặt mua 1kg dế và được đem đến tận nhà. Tôi có đươc tặng kèm một bản tài liệu nuôi dế. Đọc thấy hay hay gửi cho bạn nào có nhu cầu nuôi tham khảo:

Trang trại dế Xuân Bắc xóm côn thôn Đống xã Cao Viên - Thanh Oai - Hà nội.
Điện thoại: 0985697909 hoặc 0904060307.

LỜI NÓI ĐẦU

- Dế là một loại côn trùng mà ta có thể nuôi và chế biến ra nhiều món ăn khác nhau ở một số nước như Ấn Độ , Đài Loan, Trung Quốc, thái Lan. Dế còn được coi là món ăn ngon, ở nhiêu nơi dế còn được coi đó như là một đăc sản. Những năm gần đây phong trào ăn dế và nuôi dế ở một số nước ngày càng phổ biến, thì ở VN ta một vài năm trở về đây cũng vậy nhất là ở trong TPHCM dế là một món ngon luôn có ở trên bàn nhậu, nhờ đó mà phong trào nuôi dế bắt đầu hình thành và đã có người giàu lên nhờ nuôi dế điển hình là anh Lê Thanh Tùng ở Củ Chi.
- Vậy để đáp ứng nhu cầu một số nhà hàng ở HN và một số hộ chăn nuôi. Trang trại dế Xuân Bắc chúng tôi đả cung cấp dế giông cho các hộ chăn nuôi và hướng dẫn kỹ thuật một cách nhiệt tình giúp người nuôi đạt hiệu quả tốt nhất. Sau đây là một số kỹ thuật mà trang trại chúng tôi gủi tới người nuôi.


1. Phân biệt dế đực, cái
- Dế đực phần ''đầu ngực'' to hơn dế cái.
- Dế đực cánh màu đen pha màu nâu không bóng mượt.
- Dế cái cánh màu đen bóng mượt hơn dế đực.
- Dế đực bụng nhỏ hơn dế cái vì bụng dế cái có trứng nên to hơn.
- Dế đực không có bộ phận để đào đất ( giông như cái kim khâu quần áo) ở phần đuôi , còn dế cái thì có để chúng đào ổ đẻ.
- Dế đực trưởng thành kêu vể ban đêm còn dế cái không kêu.
2. dụng cụ nuôi dế
- Chậu nhựa: cao 35 - 40cm, đường kính từ 40 - 50cm
- Dế ( Cái dế để bắc nồi cơm) dùng tre đan mắt cáo để dế đậu và trèo leo, răng dế sắc nếu cá bạn đan bằng tre non thì dế sẽ cắn hỏng. Vì vậy các bạn đan bằng tre già là tốt nhất.
- Nắp đậy: Tôi thường dùng lồng bàn đạy cho thùng dế vì lồng bàn thoáng khí dế không chui qua được, kẻ thù của dế cũng không vào được.
- Khay đựng thức ăn: Tận dụng nắp nhưa có sẵn, đường kính từ 7 - 10cm có vành cao 1cm hoặc cưa các đốt tre, hoặc dùng các đĩa chấm thức ăn.
- Khay nước uống: Tương tự làm như khay đưng thức ăn.
Chú ý: Nếu các bạn dùng đĩa chấm thức ăn làm khay cho dế ăn hoặc uống nước mà chưa làm nhám bề mặt thì dế rất khó leo lên và khi có bò được lên rồi thì bò ra cũng khó, nếu là khay nước uống thì rất dễ bị chết đuối vì không bò ra được. Vì vậy tất cả các khay đều phải được làm nhám cả trong lẫn ngoài để dế có thể leo trèo thoải mái.
- Đất cho dế đẻ: Tôi thường dùng đất đã làm mịn trộn lẫn với cát , cứ 2 đất thì 1 cát như vậy đát sẽ tươi xốp và giữ được độ ẩm cao.
3. Thức ăn của dế
- Cỏ các loại, cỏ chọn lá mềm không đắng là tốt nhất.
- Dế dưới 10 ngày tuổi thích ăn lá rau khoai lang, lá sắn non vì răng của chúng chưa phát triển.
- Cùi dưa hấu, cà rốt, rau muống, rau cải, lá đu đủ, lá sắn.
- Cám gà, cám chim hỗn hợp nghiền mịn.
- Nước uống.
chú ý: Tất cả các loại rau cỏ dế ăn phải rửa sạch và không được có thuốc trừ sâu, nếu dế ăn phải rau cỏ có thuốc trừ sâu, dế sẽ bị đi ỉa hoặc chết.
4. Cách chọn dế giống
- Dế giống phải to khoẻ, đầy đủ râu, cánh, chân.
- Cách chọn dế đực cũng như dế cái.
- Cứ ghép 1 đực với 2 cái.
- Một thùng 80 lít thì ta để 100 cái, 50 đực.
- Hai khay thức ăn, 1 khay nước, 3 cái dế cho dế đậu trèo leo.
5 Cách cho dế đẻ
- Khi thấy dế gáy và xù cánh là lúc dế chuẩn bị đẻ ta chuẩn bị khay đẻ và đất cho dế đẻ.
- Đến chiều tối bạn thử đặt hai khay đất vào và theo dõi xem dể có bò lên đẻ không.
- Nếu thấy dể đẻ thì sáng hôm sau các bạn lấy khay trứng ra và đưa đi ấp.
- Thường trứng của 2- 3 ngày đầu tỷ lệ nở ít do trứng không được thụ tinh 100%.
- Dế đẻ liên tục khi rac thì chết ( trung bình 30 - 35 ngày)
Chú ý: Chỉ bỏ khay trứng vào thùng dể đẻ, sau khi trời đã tối và phải lấy ra vào sáng hôm sau. Nếu không dế bố mẹ có thể đào bới khay trứng lôn tung.
6 Cách ấp trứng
- Tôi thường lấy khay trứng ra xịt nước xếp chúng chồng lên nhau cứ 2 - 3 khay 1. Sau đó dùng một cái khăn loại dày nhúng nước và vắt bớt một ít rồi chùm kín khay trứng.
- Cứ một ngày xịt nước cho khay trứng 2 lần vào mùa hè 1 lần vào mùa đông, conf 2 ngay nhúng khăn ướt một lần.
- Trứng ấp trong vòng từ 9 - 12 ngày là nở, trúng nở trong vỏng -4 ngày là hết.
- Tôi thường để 2 khay trong một chậu, như vậy dế nở ra sẽ rất đều.
- Các bạn không nen để trứng của 2 -3 ngàycungf một chậu, như vậy khi dế nở sẽ dẫn đến con to, con nhỏ không đồng đều.


Chú ý: Khi các bạn xịt nước cho trứng thấy bề mặt đất có màu thâm nâu là được. Không nên xịt quá nhiều vì như vậy trứng sẽ rất dễ bị ung.
7. Cách nuôi dế từ mới nở đến 15 ngày tuổi.
- Dế nở ra từ 2 khay trung bình được 2000 con.
- Các bạn để từ 1 - 2 dế ( cái dế để bắc nồi cơm) vào chậu nuôi để cho dế đậu trèo leo.
- Để 2 -3 búi cỏ vào chậu và một khay thức ăn ( cám gà)
Chú ý: Các bạn tuyêt đối không được để khay nước vào chậu nuôi vì lúc này dế còn nhỏ dễ sa vào nước không bò ra được, sẽ dẫn đến chết đuối.
- Ta chỉ lên phun sương vào 2 búi cỏ để dế uống nước.
8. Cách nuôi dế từ 15 - 30 ngày tuổi
- Lúc này dế đã lớn các bạn có thể dặt một khay nước vào chậu cho dế uống nước mà không sợ dế bị chết đuối nữa.
- Tôi thường để 1000 con trên một chậu, một khay nước , hai khay thức ăn ( cam gà) và một ít rau cỏ và 3 - 4 dế để cho dế đậu và trèo leo.
- Cứ một ngày vệ sinh khay cho dế uống nước một lần, khay thức ăn thì 2 ngày một lần. Nếu còn cám ta cũng lên bỏ không lên tiếc, còn chậu nuôi thì 3 ngày donj phân một lần.
9. cách nuôi dế từ 30 - 45 ngày tuổi
- Lượng dế trung bình từ 400 - 700 con
- 2 khay thức ăn, một khay nước, 3 -4 dế để dế đậu trèo leo.
- 1 ít rau cỏ hoặc cùi dưa hấu hay một số lá cây như đu đủ, sắn...
10. Làm thịt dế
- làm thịt dế trước khi dế mọc cánh dài, thường ở vào 50 ngày tuổi. Vì lúc này trọng lượng của dế lớn nhất và béo nhất.
- Không cho dế ăn từ 15- 20 tiếng trước khi làm thịt để ruột dế được sạch sẽ.
- Trước khi làm thịt ngâm dế trong nước muối khoảng 2 phút.
- Một tay cầm dế sao cho đầu con dế quay vào trong lòng bàn tay, bụng dế ngửa lên trên, tay kia cấu nhẹ phần mẩu đuôi và từ từ rút ruột dế ra khỏi bụng.
- Sau khi đã làm sạch ruột dế các bạn rủa lại bằng nước sạch 2 - 3 lần và để dáo nước, lúc này các bạn có thể chế biến ra các món mà mình ưa thích.

Chúc các bạn thành công.

Kĩ thuật nuôi dế:

 

Vòng sinh trưởng của dế: Dế mẹ đẻ trứng sau 10 -12 ngày dế con sẽ nở .Nuôi từ lúc dế nở đên khi thu hoạch khoảng 40-45 ngày. Từ ngày 60-62 trở đi Dế bắt đầu phối giống và bước vào giai đoạn sinh sản

Ép dế đẻ: Chuẩn bị những khay cát giống như chiếc tàn thuốc lá. Bên trong rải lớp cát ẩm dày khoảng 2 cm .

Dế bố mẹ được tuyển chọn những con khoẻ mạnh,đầy đủ râu cánh,không xước xát,không bệnh tật . Bắt 15 đến 20 con dế đực- 30-50 con dế cái nhốt chung vào một chiếc thùng lớn

Trong thùng xếp những chiếc khay gỗ giống như những chiêc giác giường được xếp chồng lên nhau. KHoảng cách của những chiếc khay gỗ này là2-3 cm (khi dế giao phỗi đè lên nhau ,khoảng cách tầng tầng ,lớp lớp tạo điều kiện dế giao phối thuận tiện hơn

Nhốt chung dế trong đó 5-7 ngày . Sau vài ngày giao phối lúc này ta bắt đầu bỏ những khay cát đã chuẩn bị ở trên vào là dế đẻ liền

Ấp nở: Sau mỗi ngày ta đem những khay trứng đưa đi ấp. Khi ấp phủ lên bề mặt khay trứng một chiếc khăn tẩm ướt ,vài ba ngay ta lại thay khăn để giữ độ ẩm cho khăn . 10- 12 ngày dế sẽ nở.


Giai đoạn dế con : ( giai đoạn này kèo dài 15-20 ngày)

Đây là giai đoạn cần chú ý nhất trong quá trình nuôi dế.vì lúc này dế quá nhỏ.Bắt dế không được vận chuyển mạnh dễ bị dụng cụ nuôi đè chết,để máng nước dế sẽ chết khi vô tình nhảy vào. Do đó giai đoạn này không để máng nước chỉ dùng bình xịt dạng sương phun vào thùng để tạo độ ẩm và hạt sương cho dế tự uống . Tuyệt đối không cho rau cỏ nhiều vì sẽ gây thối mất vệ sinh .Lượng cám cho vào nuôi dế cũng rất ít ,ăn đến đâu cho tiếp đến đó

Giai đoạn nuôi vỗ béo: ( từ ngày nuôi 20 - lúc thu hoạch)

Lúc này dế đã to hơn đầu que diêm thùng nuôi bắt đầu trở nên chật . Cần chia dế ra nhiều thùng ,hoặc chuyển nhiều thùng vào 1 chuồng lớn hơn để nuôi với quy mô lớn ( xem thêm tại phần dụng cụ và hình thức nuôi)

Giai đoạn này ta có thể bỏ máng nước .cần chú ý bổ xung thức ăn thường xuyên để dế phát triển tốt nhất

Thức ăn của Dế:

Ngoài thiên nhiên dế chủ yếu ăn cỏ. Khi nuôi dế ta cần cho ăn thêm cám gà con đã được xay thật nhuyễn .Có thể tận dụng các phụ phẩm thức ân hàng ngày như lá rau,vỏ dưa hấu,vỏ táo,vỏ chuối,bánh mì vụn,

Thức ăn chỉ được cho ăn trong ngày ,thức ăn thừa không hết cần loại bỏ

Phòng tránh:

Giai đoạn trứng cho đến dế con cần phòng tránh kiến,nhện là chủ yếu . Khi dế lớn hơn dễ là mồi ngon cho thạch sùng,thằn lằn. Tốt nhất trước khi nuôi quây xung quanh chuồng trại bằng rãnh nước hoặc thiết kế hệ thống chân kê có bát nước để phòng tránh

Thu hoạch và bảo quản :

Hơn 40 ngày ta có thể thu hoạch. Những con còn quá bé trong một thùng nuôi cần dồn lại để vỗ béo cho đợt thu hoạch tiếp theo . Những con thành phẩm cho vào bóp bụng ,rửa sạch bằng nước muối loãng và trữ lạnh để tiêu thụ dần. Các nhà hàng có thể chế biến nhiều cân liền một lúc và bán dần cho khách hàng cho thuận tiện nhất.

 

 

Liên hệ: Trại dế Lan Hương

Tổ 72-khu5-Cửa ông-Cẩm phả-Quảng Ninh

Điện thoại: 0128.227.3514

Chát yahoo: Nuoide

Email: nuoide@ gmail.com

Cách liên hệ tốt nhất : Qua email - Nếu gọi điện vui lòng gọi vào buổi sáng . Không gọi vào ban đêm .

Các món ăn được chế biến từ Dế

 

Sơ chế: Cần bóp bụng và rửa sạch bằng nước muối loãng trước khi chế biến

DẾ CHIÊN BỘT

nguyên liệu : 1 lạng dế đã qua sơ chế sạch ,70 g bột chiên tôm,dầu ăn ,50g cải xà lách,50g rau thơm các loại,1 trái dưa leo,một trái cà chua,10g đậu phộng,tỏi ,ớt me ..

Chế biến: Đung sôi dầu ăn.chiên dòn đậu phộng ,vớt ra.

Khuấy tiêu và nước mắm vào bột ,đảo đều sau đó cho Dế vào trộn đều


Sau đó cho Dế vào chiên dòn .

Trình bày: Xếp rau , cà chua, cóc ,dưa leo,rau ra đĩa. Rải Dế chiên dòn lên trên . rắc lạc đều xung quanh,ăn kèm với mắm me và bánh tráng

 

DẾ RANG MUỐI ỚT

chế biến: Cho muối ớt vào chảo rang 5 phút .sau đó bỏ Dế vào rang cùng cho đến khi dế chín

Bạn sẽ có món ăn rất đặc biệt . Vị cay vị mặn cùng vị béo ngậy của Dế sẽ làm thực khách khó quên

Món ăn này dùng kèm với dưa chuột , cóc , xà lách , rau thơm

 

DẾ CUỐN THỊT BA RỌI NƯỚNG

Món ăn này tương đối dễ làm. Dễ sau khi sơ chế được quấn quanh bằng thịt ba rọi (ba chỉ) .Sau đóđược xiên que qua va nướng bằng lửa than hoa

Món ăn này ăn kèm bún,rau sống,rau mầm ,

 


DẾ KHO TIÊU

Ướp dế bằng tiêu,tỏi,mắm,ớt,bột nêm khoảng 10 phút .Sau đó cho vào một ít nước để kho. Khi nước cạn tiếp tục cho dầu ăn vào chảo và chiên nhỏ lửa cho đến lúc dế dòn là được

Dế kho tiêu ăn chung với cơm nóng,dưa leo,cà chua

 

GỎI DẾ VỚI CÓC XANH VÀ XOÀI XANH

Dế và đậu phộng cho vào chảo chiên giòn .

Dùng xoài xanh và cóc xanh thái chỉ .Trộn đều hai thứ trên với nước mắm cay ngọt,rau răm,rau húng,ớt thái nhỏ,rải thêm chút lạc rang giã nhỏ .ăn kèm bánh phồng tôm rất hợp

Dụng cụ nuôi - và hình thức nuôi

 

Dụng cụ và hình thức nuôi dế là khâu rất quan trọng trong quá trình chăn nuôi dế. Nó không chỉ liên quan đến kinh phí trong chăn nuôi mà còn ảnh hưởng lớn đến sản lượng cũng như mức độ hao hụt dế.

THÙNG NUÔI- CHUỒNG NUÔI -

Hiện nay hình thức nuôi phổ biến nhất là nuôi trong thùng nhựa ( loại thùng 60 lít) Nên mua loại thùng có nắp đậy . sau đó dùng que sắt hơ lửa chọc thủng lỗ nhỏ to bằng đầu que diêm lên nắp thùng tạo đường thông khí . Không nên mua loại thùng hoặc chậu không nắp vì phải mua lồng bàn hoặc dùng lưới che . Rất tốn kém và lách cách

Ngoài nuôi trong thùng nhựa tròn .Nuôi trong khay hình chữ nhật và xếp các hộp đè lên nhau để tiết kiệm diện tích rất phù hợp nuôi công nghiệp quy mô lớn .Tuy nhiên đây cũng là hình thức cần đầu tư lớn nhất


 

Một hình thức nuôi khác mới đây nhất được áp dụng theo hướng giảm chi phí cho người nuôi là nuôi trong chuồng gỗ đóng với . Với kích thước to hơn chiếc quan tài thông thường đôi chút . Hình thức này chỉ dành cho những nơi có diện tích lớn .

Hình thức it người áp dụng nhất - nuôi trong chậu . Vì thành chậu thấp dễ thất thoát . Nuôi bằng chậu phải dùng lồng bàn hoặc dùng lưới để che chắn ,

RẾ TRE - GIẤY BÁO - RƠM KHÔ -

Đây là những vật tạo khoảng không cho dế sinh sống leo trèo ,lột xác và trốn tránh kẻ thù

Mỗi lần lột xác dế rất mềm và thường bị đồng loại ăn thịt vì thế cần tạo nhiều không gian sinh sống cho dế sẽ tránh được tình trạng hao hụt trong chăn nuôi

Các loại giấy đã qua sử dụng được vò nát rất hữu ích để nuôi dế . Dưới đáy thùng khi được lót 1 lớp giấy sẽ dễ dàng hơn cho lần vệ sinh sau .Đồng thời đây cũng là thứ để Dễ gặm nhấm

MÁNG ĂN, MÁNG UỐNG,MÁNG ĐẺ

Được làm bằng xi măng đúc hình nhỏ hơn chiếc tàn thuốc lá một chút..Riêng máng nước có thể thay thế bằng bình xịnh phun sương.

Dế giống cho người mới nuôi

 

Dế là loài sinh sản sớm ,đẻ nhiều,tỉ lệ nở cao,.Vì vậy Dế giống chỉ cần mua một lần. Những lứa tiếp theo bạn hoàn toàn chủ động về nguồn giống.Thông thường chúng tôi cung cấp giống qua dịch vụ chuyển phát nhanh.Với giá 50.000 một bát . Mỗi bát có từ 800- 1200 trứng . Trứng Dế đẻ trong cát pha đất ẩm.

trứng dế kĩ thuật nuôi dế

 

nguon VI OLET