Kỹ thuật trồng mướp đắng (Khổ qua).


Kỹ thuật trồng mướp đắng

1.Thời vụ và đất trồng

Mướp đắng (khổ qua) được gieo từ đầu tháng 3-9, thu hoạch từ tháng 5-12. Nếu gieo muộn năng suất sẽ giảm, sâu bệnh hại tăng lên.

- Đất trồng nên chọn loại đất thịt nhẹ, đất pha cát, tơi xốp, bằng phẳng, dễ tưới và thoát nước, pH từ 5,5-6,5.

- Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo. Lên luống 1,3-1,4m, mặt luống rộng 1-1,2m, cao 30cm.

Chú ý chọn đất trồng cách xa khu công nghiệp, nghĩa trang, bệnh viện, nguồn nước thải, đường quốc lộ 100m.

- Khoảng cách trồng 75-80cm x 25cm/cây. Mật độ: 5-5,7 vạn cây/ha.

2. Phân bón

Tuyệt đối không được dùng phân chuồng, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới.

- Phân chuồng bón lót 15-20 tấn/ha (550-740kg/sào); cũng có thể dùng phân hữu cơ sinh học, hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.

- Phân đạm: 100-120kg/ha, chia làm 4 lần bón thúc.

- Phân lân: 60kg/ha dùng để bón lót.

- Phân kali: 90kg/ha, bón lót 50%, còn lại chia 2 lần bón thúc.

Bón thúc lần 1 khi cây có 4-5 lá thật; lần 2 cây bắt đầu nở hoa; lần 3 khi thu quả đợt 1; lần 4 khi thu quả đợt 3.

Ngoài cách bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng. Sử dụng nước phân đã xử lý tưới xen kẽ các đợt bón phân hoá học để duy trì sinh trưởng.


3. Chăm sóc:

Làm cỏ, xới vun kết hợp với 2 lần bón thúc đầu, chủ yếu xới đất và vun cao trước khi cắm giàn.

- Dùng nguồn nước tưới sạch, không dùng nước thải chưa qua xử lý để tưới. Cần giữ độ ẩm đất 80-85% vào các đợt hoa cái nở rộ.

- Chỉ thu hoạch quả sau khi bón đạm ít nhất 10 ngày.

- Cần tỉa bỏ quả bị sâu hại và quả nhỏ trong quá trình chăm sóc.

4. Phòng trừ sâu bệnh

- Dòi đục quả: dùng Sherpa 20EC, Sumicidin 10EC, Cyperan 25EC, thời gian cách ly tối thiểu 7 ngày.

- Sâu xanh: dùng Cyperan 25EC, Mimic 20FC, Sherpa 20EC, thời gian cách ly tối thiểu 7 ngày.

- Dòi đục lá: Baythroit 50EC, Confidorr 100SL, Ofatox 400EC.

- Bệnh hại: bệnh phấn trắng hại chủ yếu trên lá dùng Anvil 5SC, Score 250EC, thời gian cách ly tối thiểu 10 ngày.

5. Thu hoạch

- Sau khi gieo 48-50 ngày (giống địa phương) và 45-50 ngày (giống nhập nội) bắt đầu thu hoạch quả.

- Thu hoạch đúng độ chín, nhất là đúng thời kỳ chín thương phẩm để đạt cả năng suất và chất lượng.

theo rauhoaqua

*** Tài liệu khác:

1.Thời vụ và đất trồng

Mướp đắng (khổ qua) được gieo từ đầu tháng 3-9, thu hoạch từ tháng 5-12. Nếu gieo muộn năng suất sẽ giảm, sâu bệnh hại tăng lên.

- Đất trồng nên chọn loại đất thịt nhẹ, đất pha cát, tơi xốp, bằng phẳng, dễ tưới và thoát nước, pH từ 5,5-6,5.


- Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo. Lên luống 1,3-1,4m, mặt luống rộng 1-1,2m, cao 30cm.

Chú ý chọn đất trồng cách xa khu công nghiệp, nghĩa trang, bệnh viện, nguồn nước thải, đường quốc lộ 100m.

- Khoảng cách trồng 75-80cm x 25cm/cây. Mật độ: 5-5,7 vạn cây/ha.

2.Phân bón

Tuyệt đối không được dùng phân chuồng, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới.

- Phân chuồng bón lót 15-20 tấn/ha (550-740kg/sào); cũng có thể dùng phân hữu cơ sinh học, hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.

- Phân đạm: 100-120kg/ha, chia làm 4 lần bón thúc.

- Phân lân: 60kg/ha dùng để bón lót.

- Phân kali: 90kg/ha, bón lót 50%, còn lại chia 2 lần bón thúc.

Bón thúc lần 1 khi cây có 4-5 lá thật; lần 2 cây bắt đầu nở hoa; lần 3 khi thu quả đợt 1; lần 4 khi thu quả đợt 3.

Ngoài cách bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng. Sử dụng nước phân đã xử lý tưới xen kẽ các đợt bón phân hoá học để duy trì sinh trưởng.

3.Chăm sóc:

Làm cỏ, xới vun kết hợp với 2 lần bón thúc đầu, chủ yếu xới đất và vun cao trước khi cắm giàn.

- Dùng nguồn nước tưới sạch, không dùng nước thải chưa qua xử lý để tưới. Cần giữ độ ẩm đất 80-85% vào các đợt hoa cái nở rộ.

- Chỉ thu hoạch quả sau khi bón đạm ít nhất 10 ngày.

- Cần tỉa bỏ quả bị sâu hại và quả nhỏ trong quá trình chăm sóc.

4.Phòng trừ sâu bệnh

- Dòi đục quả: dùng Sherpa 20EC, Sumicidin 10EC, Cyperan 25EC, thời gian cách ly tối thiểu 7 ngày.

- Sâu xanh: dùng Cyperan 25EC, Mimic 20FC, Sherpa 20EC, thời gian cách ly tối thiểu 7 ngày.

- Dòi đục lá: Baythroit 50EC, Confidorr 100SL, Ofatox 400EC.

- Bệnh hại: bệnh phấn trắng hại chủ yếu trên lá dùng Anvil 5SC, Score 250EC, thời gian cách ly tối thiểu 10 ngày.


5.Thu hoạch

- Sau khi gieo 48-50 ngày (giống địa phương) và 45-50 ngày (giống nhập nội) bắt đầu thu hoạch quả.

- Thu hoạch đúng độ chín, nhất là đúng thời kỳ chín thương phẩm để đạt cả năng suất và chất lượng.

*** Kỹ thuật trồng mướp đắng trái vụ.

Thời vụ trồng:
Có thể trồng được nhiều tháng trong năm, nhưng thời vụ thích hợp nhất là gieo trồng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau ở những vùng đất cao có thể trồng sớm hơn từ tháng 11 hoặc gieo bầu sau đó đưa ra trồng để thuận tiện trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Giống mướp đắng:
Hiện nay có nhiều giống mướp đắng lai được các công ty nhập nội và bán phổ biến nhưng ở Thừa Thiên Huế vẫn thích giống mướp đắng xanh, có quả dài của địa phương.

    3. Chuẩn bị đất:
Đất trồng mướp đắng phải cày bừa kỹ, tơi xốp sạch cỏ. Có nhiều cách trồng, nếu trồng theo luống cắm choái thì lên luống rộng 1,2 m chừa rãnh 0,2 - 0,3, nếu trồng theo bò giàn thì tạo mô, có thể trồng cho bò đất.

    4. Mật độ trồng:
Trồng theo luống cắm choái: Khoảng cách trồng 1 m x 0,4 x 1 cây, số lượng cây khoảng 24.000 - 25.000 cây/ha. Lượng giống cần 10 - 12 kg/ha (giống nảy mầm trên 70 %).
Trồng bò giàn: Khoảng cách thông thường 5 m x 0,8 x 2 cây, số lượng cây khoảng 5.000 cây/ha, lượng giống cần 1,8 - 2 kg/ha (giống nảy mầm trên 70 %).

    5. Ngâm ủ giống:
Trước khi ngâm ủ giống cần phơi lại giống 3 - 6 giờ để hạt khô, hút nước mạnh, nảy mầm tốt. Dùng kéo hoặc dùng cắt móng tay, cắt nhẹ đầu nhọn để hạt hút nước dễ dàng, tránh không dể cắt vào phần nhân hạt, sau đó đem ngâm từ 6 - 12 giờ (nếu có xử lý thuốc ngâm trong nước pha thuốc 15 phút sau đó đãi sạch và ngâm tiếp đủ 6 - 12 giờ), vớt hạt ra để ráo cho vào túi vải hoặc khăn ủ cho đến khi nứt nanh thì đem gieo. Nhiệt độ ủ thích hợp 28 - 300.

    6. Gieo hạt:
Đặt hạt đã nứt nanh theo mật độ rồi lấp nhẹ một lớp đất mỏng lên trên, đất trước khi gieo nên tưới nước đủ ẩm để cây mọc mầm dễ dàng.
Có 2 cách gieo:
- Gieo thẳng trực tiếp trên ruộng.
- Gieo bầu: Sử dụng cho gieo sớm khi đất trồng còn ướt, hoặc gieo trồng để dặm, có thể dùng bầu bằng túi nylon hoặc sọt tre.


    7. Bón phân, chăm sóc:
Tuỳ cách trồng, đất đai mà có lượng phân bón phù hợp.
- Lượng phân/ sào:
+ Phân chuồng hoai mục: 400 - 700 kg.
+ Phân NPK (16-16-8): 26 - 38 kg.
Cách bón:
+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng
+ Bón thúc 1: Sau khi gieo 10 ngày bón 4 - 6 kg NPK.
+ Bón thúc 2: Sau khi gieo 25 ngày bón 8 - 12 kg NPK.
+ Bón thúc 3: Sau khi gieo 45 ngày bón 8-12 kg NPK.
+ Bón thúc 4: Sau khi gieo 70 ngày bón 6 - 8 kg NPK.
Bón thúc kết hợp với làm cỏ, vun gốc, lấp phân.
Tưới nước vừa đủ ẩm, nếu quá khô hoặc quá ẩm ướt không những ảnh hưởng đến sinh trưởng cảu cây mà còn làm cây dễ bị bệnh.

    8. Phòng trừ sâu bệnh:
Côn trùng phá hoại trên mướp đắng nhiều loại bọ rầy, sâu đất, sâu xanh, rệp, rầy mềm, bọ trĩ...
Bệnh thường xuất hiện: Bệnh virus, bệnh lở cổ rễ, bệnh đốm nâu trên lá, bệnh héo rũ...
Để phòng sâu đất, khi gieo hạt giống nên rắc một gốc khoảng 10 -15 hạt Basudin 10H; Thường xuyên kiểm tra, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, nên hạn chế vào thời điểm mướp đắng trỗ bông rộ.
Thời kỳ thu hoạch phải áp dụng thời gian cách ly thuốc BVTV theo hướng dẫn để bảo toàn khi sử dụng.

    9. Thu hoạch:
Sau khi gieo 42 - 45 ngày, bắt đầu thu hoạch lứa đầu tiên, thời gian thu hoạch kéo dài từ 35 - 55 ngày tuỳ theo mức độ thâm canh của người sản xuất.
Năng suất bình quân của mươp đắng, có thể đạt từ 25 - 30 tấn/ha, những giống lai có năng suất cao hơn.

nguon VI OLET