CÂU LẠC BỘ TIẾNG VIỆT
Tuần 3 – tháng 11
Chủ đề: Thầy cô
I.Mục tiêu:
- Giúp học sinh được giao lưu, chia sẻ, biết thêm về các bài thơ, bài hát các câu chuyện thuộc chủ đề thầy cô. Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, biết ơn thầy cô cho các em.
- Nâng cao kiến thức Tiếng Việt cho các em qua các trò chơi học tập. Từ đó bồi dưỡng cho các em tình yêu Tiếng Việt, giúp các em có ý thức nói đúng viết đúng và nói hay viết hay.
Phát triển và nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho các em.
II.Các hoạt động chủ yếu

Mở đầu
Đón khách, chào mừng, giới thiệu đại biểu (Trưởng ban ĐN)
Giới thiệu về câu lạc bộ (Trưởng ban ĐN)
Nội dung :
* GV giới thiệu chủ đề: Thầy cô
Phần I. Trình bày kết quả sưu tầm ( Phó chủ nhiệm CLB dẫn chương trình)
- Các thành viên của CLB giao lưu, chia sẻ - đọc thơ, hát, kể chuyện về chủ đề Thầy cô.
Phần II. Thử tài của bạn (Trò chơi học tập) Gv dẫn chương trình, 3 đội tham gia
- Bầu ban thư kí: Mỗi nhóm cử 1 bạn vào ban thư kí để theo dõi kết quả cuộc thi giữa 3 nhóm.
1. Trò chơi Ai nhanh? Ai đúng?
- GV phổ biến nội dung và cách chơi
+ Nội dung: Tìm và viết lại ra bảng phụ những thành ngữ, tục ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta .
+ Cách chơi: Trong thời gian 5 phút, các nhóm viết những thành ngữ, tục ngữ tìm được vào những tấm thẻ được phát, sau đó gắn lên bảng ở vị trí nhóm mình. Mỗi thành ngữ, tục ngữ viết đúng được 5 điểm.
- Phát cho mỗi nhóm một bộ thẻ
- Các nhóm thực hiện khi có hiệu lệnh của GV.
- Nhận xét đánh giá kết quả của từng nhóm.
- Ban thư kí công bố điểm của các nhóm

2. Trò chơi Ai thông minh hơn?
- GV phổ biến nội dung, cách chơi
+ Nội dung: Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi
+ Cách chơi: Sau khi GV đọc câu hỏi, các đội suy nghĩ, lựa chọn trong thời gian 30s, đưa ra đáp án bằng cách viết đáp án vào thẻ, giơ lên khi có hiệu lệnh của GV. Mỗi đáp án đúng được 10 điểm.

Câu 1. Trong câu thơ: “Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.”
Từ “ngọt ngào” trong câu văn trên thuộc từ loại gì?
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ

Câu 2. Dòng nào sau đây, từ “cháy” được dùng với nghĩa gốc?
A. Hoàng hôn cháy rực trên một khúc sông màu đỏ thẫm.
B. Củi gộc tre cháy đượm, tỏa hơi ấm trong chiều đông giá buốt.
C. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi.

Câu 3. Từ nào sau đây không cùng loại với các từ còn lại?
A. Trường học B. Học sinh
B. Trần Quốc Toản D. Gia đình

Câu 4. Cho câu văn: “Hoàng hôn đỏ thắm như một tấm khăn voan rải nhẹ lên mặt nước lặng im.”
Trong câu văn trên, hoàng hôn được miêu tả bằng nghệ thuật nào?
A. So sánh B. Nhân hóa C. So sánh và nhân hóa

Câu 5. Cho câu văn:
“Gió mùa thu gọi lá vàng bay vào trong nắng, đi lang thang.”
Từ nào sau đây thay thế cho từ “gọi” trong câu văn trên phù hợp nhất?
A. Cuốn B. Mời C. Rủ
- Ban thư kí công bố kết quả của mỗi đội sau phần thi thứ hai.

3. Trò chơi: Ô cửa bí mật
- GV phổ biến nội dung và luật chơi: Ô cửa bí mật có 6 cánh cửa. Mỗi đội có 2 lượt lựa chọn ô cửa. Để mở mỗi cánh cửa phải trả lời đúng một câu hỏi. Trả lời đúng, ô cửa được mở ra và đội đó được 10 điểm, trả lời sai, 2 đội còn lại được quyền trả lời và trả lời đúng ở lần này ghi được 5 điểm. Sau 6 ô cửa, sẽ có điều thú vị chờ đợi các đội.
- Các đội lần lượt lựa chọn ô cửa, trả lời.
- Gv nhận xét, mở
nguon VI OLET