Đề tài:Vận dụng ra đề kiểm tra theo hướng tiếp cận PISA trong học kỳ I- Sinh học 8

 

              Phần I:                         MỞ ĐẦU

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

 Việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá đã được bộ giáo dục và đào tạo triển khai rộng rãi ở các trường học từ năm 2002 - 2003 nhưng nhìn chung kết quả vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Tại hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành trung ương khóa XI đã khẳng định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và dạy học theo hướng hiện đại: phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt 1 chiều, ghi nhớ máy móc…Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục đào tạo đảm bảo tính trung thực, tính khách quan”. Trong những năm qua bộ giáo dục và đào tạo đã tập trung chỉ đạo nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Tại công văn số 5466 BGDĐ-GDTrH ngày 7 tháng 8 năm 2013 “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm 2013-2014 bộ giáo dục và đào tạo nêu rõ. Các hình thức kiểm tra đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học sinh”. Do đó vào năm 2009 Việt Nam chúng ta đã tham gia PisaProgramme for International Student Assessment - Chương trình đánh giá học sinh quốc tế" do Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng và chỉ đạo. Nhằm đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra theo hướng tiếp cận PISA, căn cứ thông tư ngày 11 tháng tư năm 2012 của bộ giáo dục và đào tạo số 2065 BGDĐT-KTKĐCLGD gởi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có viết “Thực hiện sự chỉ đạo của bộ giáo dục và đào tạo về triển khai bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, GV cấp THCS, THPT tại địa phương. Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng PISA”. Để thực hiện tốt các công văn trên bản thân tôi là người trực tiếp giảng dạy môn sinh học ở trường THCS, tôi đã nhận thấy việc sử dụng các đề kiểm tra theo hướng tiếp cập PISA trong dạy học môn sinh học ở trường THCS là rất quan trọng, mang tính thiết thực cao. Với lý do trên tôi đã nghiên cứu đề tài “Vận dụng ra đề kiểm tra theo hướng tiếp cận PISA trong học kỳ I – sinh học 8.

 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

 Tôi nghiên cứu đề tài: Vận dụng ra đề kiểm tra theo hướng tiếp cận PISA trong học kỳ I – sinh học 8nhằm các mục đích sau:

- Góp phần nâng cao chất lương giáo dục cho học sinh trong bộ môn Sinh học ở trường THCS.

- Góp phần làm cho việc dạy học bộ môn sinh học gắn liền với thực tiễn cuộc sống, giúp học sinh có hứng thú, đam mê với bộ môn.

- Từ thực tiễn để học sinh thấy được vai trò quan trọng của mỗi cá nhân trong xã hội từ đó thêm yêu thiên nhiên, góp phần bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu…

- Góp phần phổ biến kinh nghiệm về việc “Vận dụng ra đề kiểm tra theo hướng tiếp cận PISA trong học kỳ I – sinh học 8” cho đồng nghiệp trong trường THCS Xuân Trúc.

 III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận của đề tài.

- Tìm hiểu chương trình đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận PISA.

- Tiến hành điều tra, khảo sát, lấy ý kiến… của giáo viên và học sinh về bộ đề kiểm tra theo hướng tiếp cận PISA đã và đang sử dụng.

- Thiết kế bộ đề kiểm tra theo hướng tiếp cận PISA trong học kỳ I – sinh học 8.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm.

- Tiến hành đánh giá kết quả nhận thức của học sinh sau khi áp dụng đề tài.

- Tạo ra các tài liệu chuyên sâu về việc Vận dụng ra đề kiểm tra theo hướng tiếp cận PISA trong học kỳ I – sinh học 8” mà bản thân và nhà trường đang quan tâm.

- Đề xuất một số hướng sử dụng hệ thống đề kiểm tra theo hướng tiếp cập PI SA trong dạy học môn sinh học lớp 8.

 

 

IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

- Nội dung nghiên cứu: Vận dụng ra đề kiểm tra theo hướng tiếp cận PISA trong học kỳ I – sinh học 8”

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2014 đến nay.

- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 8 trường THCS Xuân Trúc.

 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận thực tiễn kết hợp với việc sử dụng thống kê toán học.

- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp điều tra cơ bản.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần II:                          NỘI DUNG

 Chương I:         CƠ SỞ TỔNG QUAN VỀ LÝ LUẬN

  1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ PISA:

1. PISA là gì?

          PISA là gì? PISA là viết tắt của "Programme for International Student Assessment - Chương trình đánh giá học sinh quốc tế" do Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng và chỉ đạo.

        2. Sơ lược lịch sử ra đời của PISA.

Vào năm 1997, các nước công nghiệp phát triển tổ chức hợp tác và phát triển Organisational for Economic Cooperation and  Development (OECD) nhất trí tham gia vào một dự án xây dựng các tiêu chí, phương pháp, cách thức kiểm tra và so sánh học sinh (HS) giữa các nước trong OECD và các nước khác trên thế giới, được biết đến dưới tên gọi Chương trình đánh giá HS quốc tế (Programe for International Student Assessment - PISA).

         Tham gia vào dự án này là các chuyên gia giáo dục quốc tế hàng đầu, phối hợp với chính phủ các nước OECD. Hội đồng nghiên cứu giáo dục của Australia (Australia Corperation Education Research-ACER) đã hỗ trợ quá trình này thông qua việc xây dựng phương pháp, quy trình điều tra, thiết kế phiếu điều tra theo chuẩn thống nhất, xây dựng chương trình kiểm tra trên máy tính, xây dựng và phát triển những phần mềm lưu giữ và phân tích số liệu. Tổng thời gian hoàn thành tài liệu điều tra là 6 giờ rưỡi, trong đó HS làm một bài thi viết 2 giờ. Bài thi viết gồm 2 phần: phần trả lời câu hỏi TNKQ và một phần là trả lời câu hỏi TNTL. HS trả lời phiếu điều tra về thông tin như thói quen và động cơ học tập, phương pháp học tập và các thông tin về gia đình. GV các trường trả lời phiếu điều tra về trường và tài chính của trường. Những thông tin này giúp xác định ra các nhân tố tác động tới kết quả điều tra. Sau kỳ điều tra, phải mất ít nhất một năm để phân tích, xây dựng và hoàn thành các báo cáo.

Điều tra được tiến hành ba năm một lần (lần đầu vào năm 2000) tập trung vào khả năng ứng dụng kiến thức của HS 15 tuổi (ở Phần Lan là HS lớp 9) - năm cuối của giáo dục bắt buộc - trên các lĩnh vực đọc hiểu, toán, khoa học tự nhiên, và xử lý tình huống; mỗi đợt đánh giá đặt trọng tâm vào một trong 4 môn học nêu trên (trọng tâm ở môn nào thì 2/3 số câu hỏi sẽ tập trung vào môn đó). Bốn kỹ năng này được xem là nền tảng cho HS trong cuộc sống. Tham gia dự án này, các nước đều có chung mục đích là để hoàn thiện và chuẩn hóa nền giáo dục quốc gia nhằm tăng tính cạnh tranh để hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

     3. Đặc điểm của PISA:

         PISA nổi bật nhờ quy mô toàn cầu và tính chu kỳ. Hiện nay đã có gần 70 quốc gia tham gia vào các cuộc khảo sát với chu kỳ 3 năm/lần này để theo dõi tiến bộ của mình nhằm phấn đấu đạt được các mục tiêu giáo dục cơ bản.

        Cho tới nay PISA là khảo sát giáo dục duy nhất đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh ở độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia.

       Tính độc đáo của PISA cũng thể hiện ở những vấn đề được xem xét và đánh giá:

+  Chính sách công (public policy): Các chính phủ, các hiệu trưởng, giáo viên và phụ huynh đều muốn có câu trả lời cho các câu hỏi như “Nhà trường của chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ cho những người trẻ tuổi trước những thách thức của cuộc sống người trưởng thành chưa?”…

Hiểu biết phổ thông (literacy): Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chương trình giáo dục cụ thể PISA xem xét khả năng của học sinh ứng dụng các kiến thức kỹ năng trong lĩnh vực chuyên môn cơ bản, khả năng phân tích, lý giải và truyền đạt một cách có hiệu quả khi họ xem xét, diễn giải và giải quyết vấn đề.

Học tập suốt đời (lifelong learning): Học sinh không thể học tất cả mọi thứ cần thiết trong nhà trường. Để trở thành những người học suốt đời có hiệu quả, thanh niên không những phải có kiến thức và kỹ năng mà còn có cả ý thức về lý do và cách học. PISA đo cả việc thực hiện của học sinh về đọc hiểu, toán và khoa học mà còn đòi hỏi học sinh cả về động cơ, niềm tin về bản thân cũng như các chiến lược học tập.

      3. Mục tiêu chường trình của PISA:

          Mục tiêu của Chương trình PISA là đánh giá năng lực của học sinh ở độ tuổi 15 kết thúc phần giáo dục bắt buộc đã được chuẩn bị để đáp ứng những thách thức của cuộc sống sau này.

         PISA thu thập và cung cấp cho các quốc gia các dữ liệu có thể so sánh được ở tầm quốc tế cũng như sự tiến bộ về khả năng đọc hiểu, toán học và khoa học của học sinh độ tuổi 15 ở các quốc gia tham gia PISA.

 3.1. Những năng lực được đánh giá trong chương trình PISA:

Là những kiến thức, kỹ năng thiết yếu chuẩn bị cho cuộc sống ở một xã hội hiện đại.

Các lĩnh vực năng lực phổ thông được sử dụng trong PISA bao gồm:

                              + Năng lực toán học

                              + Năng lực đọc hiểu

+ Năng lực khoa học

+ Kĩ năng giải quyết vấn đề

           3.1.1. Năng lực toán học: Năng lực của một cá nhân đề nhận biết vai trò của toán học trong thế giới, biết dựa vào toán học để đưa ra những suy đoán coa nền tảng vững chắc vừa đáp ứng được nhu cầu của đời sống cá nhân vừa như một công dân biết suy luận, có mối quan tâm và có tính xây dựng. Đó là năng lực phân tích, lập luận và tryền đạt ý tưởng (trao đổi thông tin) một cách có hiệu quả thông qua việc đặt ra, hình thành và giải quyết vấn đề toán học trong các tình huống và hoàn cảnh khác nhau.

Năng lực toán học được thể hiện ở 3 nhóm (cấp độ):

+ Nhóm 1: Tái hiện (lặp lại).

+ Nhóm 2: Kết nối và tích hợp.

+ Nhóm 3: Tư duy toán học; khái quát hóa và nắm được những tri thức toán học ẩn dấu bên trong các tình huống và các sự kiện.

Các bối cảnh, tình huống để áp dụng toán học có thể liên quan tới những vấn đề của cuộc sống cá nhân hàng ngày, những vấn đề của cộng đồng và của toàn cầu.

         3.1.2: Năng lực đọc hiểu:

Là năng lực hiểu, sử dụng và phản hồi lại ý kiến của một cá nhân sau khi đọc một văn bản, nhằm mục đích nâng cao kiến thức và có thể tham gia vào đời sống xã hội.

Năng lực đọc hiểu được xác định trên ba phương diện:

+ Thu thập thông tin.

+ Phân tích, lí giải văn bản.

+ Phản hồi và đánh giá.

         3.1.3: Năng lực khoa học:

Nhận biết các vấn đề khoa học: đòi hỏi học sinh nhận biết các vấn đề mà có thể được khám phá một cách khoa học, nhận ra những nét đặc trưng chủ yếu của việc nghiên cứu khoa học;

Giải thích hiện tượng một cách khoa học: học sinh có thể áp dụng kiến thức khoa học vào tình huống đã cho, mô tả, giải thích hiện tượng một cách khoa học và dự đoán sự thay đổi;

Sử dụng các chứng cứ khoa học, lí giải các chứng cứ để rút ra kết luận.

        3.1.4: Kĩ năng giải quyết vấn đề:

Là khả năng sử dụng kiến thức của một cá nhân trong quá trình nhận thức và giải quyết các vấn đề thực tế. Thông qua những tình huống rèn luyện trí óc, yêu cầu học sinh phải biết vận dụng, phối hợp các năng lực đọc hiểu, làm toán và khoa học để đưa ra các giải pháp thực hiện.

- Theo nhận định của nhiều chuyên gia, PI SA là cuộc khảo sát tin cậy về kiến thức và kỹ năng của học sinh.

          II: PISA VỚI THẾ GIỚI:

            Những quốc gia đã tham gia PISA:

           Tất cả các nước thành viên OECD, cùng với một số quốc gia đối tác khác. Kỳ đánh giá năm 2000 có 43 nước tham gia, năm 2006 có 57 nước tham gia và năm 2009 có 67 nước tham gia trong đó Đông Nam Á có các nước Thailand, Indonesia tham gia từ năm 2000, Singapore tham gia từ năm 2009 và Việt Nam tham gia chính thức từ năm 2012.

       III: PISA Ở VIỆT NAM:

         Ngày 27/10/2008 Phó thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân có văn bản giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành khẩn trương nhất để đăng ký Việt Nam tham gia Chương trình quốc tế đánh giá học sinh (Programme for International Student Assessment - PISA)

         Ngày 22/10/2009 Phó thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân có thư gửi ông Angel Gurria, Tổng Thư ký OECD đề nghị chấp nhận Việt Nam tham gia PISA 2012.

        Ngày 11/11/2009: OECD có thư chính thức gửi Phó thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân về việc đồng ý đề Việt Nam tham gia PISA.

         Ngày 02/12/2009: Bà Miyako, cán bộ chương trình PISA của OECD có thư thông báo: OECD chấp nhận Việt Nam tham gia PISA 2012.

        Ngày 1-5/3/2010: Ngân hàng thế giới hỗ trợ Việt Nam cử 3 cán bộ đi dự lớp tập huấn ở Hồng Kông dành cho các điều phối viên PISA của các nước tham gia PISA 2012, trong đó có đại diện của giáo dục Việt Nam.

         Ngày 19/ 3/ 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc họp giữa các Vụ, Cục và Viện Khoa học Giáo dục VN, giao việc triển khai PISA 2012 và những năm tiếp theo cho Viện KHGDVN.

       Ngày 29/3/2010, Viện KHGD VN đã làm tờ trình TT. Nguyễn Vinh Hiển số 141/TTr-VKHGDVN về việc thành lập Văn phòng PISA Việt Nam. TT. Nguyễn Vinh Hiển đã phê chuẩn.

Ngày 31/3/2010, Viện KHGD VN đã ra Quyết định số 69/QĐ-VKHGDVN thành lập Văn Phòng PISA Việt Nam, cử PGS.TS Nguyễn Lộc làm Giám đốc; ThS. Lê Thị Mỹ Hà, Trưởng phòng NC Đánh giá Giáo dục, làm Phó Giám đốc, và 3 cán bộ nghiên cứu.

 1: Những thách thức đối với Việt Nam khi tham gia PISA 2012

Lần đầu tiên Việt Nam tham gia một kỳ thi mang tính quốc tế, thiếu kinh nghiệm tổ chức và thiếu đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, thành thạo;

- Các tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt rất ít, chủ yếu bằng tiếng nước ngoài.

Chưa có được dữ liệu về các trường có học sinh ở độ tuổi 15. Việt Nam có nhiều loại hình trường, công tác chọn mẫu sẽ rất khó khăn.

Công tác dịch thuật theo yêu cầu của PISA là một vấn đề khó khăn đối với đội ngũ dịch thuật của Việt Nam.

- Giáo viên và học sinh chưa từng được làm quen với các dạng đề thi của PISA, vì vậy, nếu không chuẩn bị kỹ cho học sinh làm quen với tư duy của các dạng đề thi PISA, học sinh sẽ khó có thể biết cách làm bài và trả lời đúng câu hỏi.

Chưa chuẩn bị được tinh thần cho người dân Việt Nam tham gia kỳ thi PISA.

        2. Những chiến lược cần thực hiện:

-  Khi đã tham gia PISA, cần tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các quy định của PISA ở tất cả các bước.

- Cần chuẩn bị một đội ngũ làm việc chuyên nghiệp, có tâm huyết, có trách nhiệm, có trình độ để điều hành triển khai PISA tại Việt Nam.

Cần xây dựng một lịch trình làm việc cụ thể cho khảo sát thử nghiệm 2011 và khảo sát chính thức 2012; Phải xây dựng các kế hoạch chi tiết cho mỗi công việc, phân công công việc rõ ràng, rành mạch cho mỗi nhóm chuyên gia, cho các đầu mối hoạt động, cho mỗi cá nhân...

 

 

ChươngII:                THỰC NGHIỆM

  1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM:

- Cách đánh giá PISA có nhiều điểm khác biệt so với các đánh giá truyền thống là: thay vì chỉ kiểm tra lý thuyết là chính, PISA chú trọng việc xem xét đánh giá về năng lực của học sinh trong việc ứng dụng các kiến thức và kỹ năng phổ thông vào các tình huống thực tế; đánh giá được khả năng phân tích, lý giải các vấn đề thực tế của học sinh.

- Nội dung tập huấn vận dụng cách đánh giá PISA vào nhà trường phổ thông tại các tỉnh, thành phố năm 2014 của Bộ GD&ĐT đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc vận dụng cách đánh giá PISA vào đổi mới trong xây dựng và sử dụng các câu hỏi, bài tập trong đề thi, kiểm tra, tổ chức đánh giá kết quả giáo dục.

- Với bộ môn Sinh học nói riêng việc ra đề theo cách đánh giá PISA là vấn đề quan trọng nhằm đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh theo xu hướng phát triển năng lực.

- Từ quá trình vận dụng thực hiện cách đánh giá PISA, tôi nhận thấy việc ra đề theo cách thức này rất phù hợp ở bộ môn sinh học  cũng như các bộ môn học khác.

       II: CÁCH XÂY DỰNG CÂU HỎI PISA:

Chọn chủ đề/Nội dung

Khả năng

Loại kiến thức

Phạm vi áp dụng

Bối cảnh

       1. Tiêu chí lựa chọn nội dung

Kiến thức có liên quan đến các tình huống có trong đời sống thực tế.

Kiến thức được lựa chọn phải đại diện cho một khái niệm khoa học điển hình hoặc lý thuyết giải thích có tính thiết thực và lâu dài.

Kiến thức được lựa chọn phải phù hợp với mức độ phát triển của học sinh THCS.

        1. 1. Phần dẫn

       Một đoạn thông tin (sách, báo, mạng)

       Mô tả 1 thí nghiệm

       Đưa một kết quả điều tra…

       Có thể có hình ảnh, phim…

* Lưu ý:

- Cần có trích dẫn nguồn thông tin, ảnh chụp…   - -  Gần gũi với học sinh ở địa phương.

- Thu hút được mối quan tâm của học sinh  - -  Có thể đánh giá được các khái niệm và phương pháp khoa học

        1.2:  Chọn tài liệu cho phần dẫn

         Ngữ cảnh phù hợp với học sinh THCS

         Nguồn có thể là một sự việc, sự kiện trong thực tế, báo, tạp chí, ký sự, web. Nên là một nguồn đáng tin cậy.

         Không phải “Tạp chí nhà trường.”

         Thích hợp với các nền văn hoá và ngôn ngữ. 

         Nội dung không nên trở thành lỗi thời.

* Một phần dẫn tốt…

Phần dẫn là thông tin được đưa ra như một ngữ cảnh cho nhiều câu hỏi:

         Hợp lý, phong phú và hấp dẫn;

         Có tính thử thách “tối ưu”; không quá khó và không quá dễ;

         Không đưa ra những thách thức thiếu tự nhiên và không thực tế;

         Có thể gợi ra câu hỏi tìm kiếm.

* Phần dẫn không tốt

         Đưa ra hành vi phạm tội hoặc phản cảm

         Chấn thương (tai nạn, bạo lực)

       Sex, tôn giáo, chính trị hoặc các vấn đề nhạy cảm khác.

       Hành vi xấu xa, bạo lực, phân biệt chủng tộc, vô đạo đức hoặc thiếu trách nhiệm.

       Những khuôn mẫu không mong muốn– nghiện hút, nghiện rượu, những cám dỗ dẫn đến nguy hiểm

       Ngôn ngữ thô tục

       2 .2. Hệ thống câu hỏi

       Có thể có 1 hoặc nhiều câu hỏi

       Có thể là câu tự luận hoặc trắc nghiệm

       Có thể sắp xếp theo nhiều mức độ tư duy khác nhau từ nhận biết đến phân tích, tổng hợp, đánh giá…

*Các dạng hình thức câu hỏi trong Pisa

1. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn kiểu đơn giản.

2. Câu hỏi Đúng/Sai phức hợp.

3. Câu hỏi mở yêu cầu trả lời ngắn.

4. Câu hỏi mở yêu cầu trả lời dài.

        2.2.1: Câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn

Lưu ý: Việc viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan yêu cầu mức độ kỹ năng cao. Mức độ kỹ năng này là nhân tố rất quan trọng trong việc đưa ra các đánh giá đúng đắn về năng lực và kiến thức.

*Một số lưu ý về câu hỏi TNKQ

Trường hợp 1

         Những học sinh trả lời ‘không biết’ hoặc không thể hiểu câu trả lời để có cơ hội đoán một đáp án đúng trong 4 phương án.

         Nếu các phương án đều đáng ngờ thì cơ hội để đoán đúng câu trả lời là khoảng 25% (nếu có 4 phương án)

         Tuy nhiên:  Nếu học sinh có đủ kiến thức để loại đi một phương án sai thì cơ hội đoán đúng câu trả lời sẽ tăng lên.

 

 

Trường hợp 2:

         Câu trả lời đúng và các phương án nhiễu đáng tin cậy đưa ra các gợi ý (hoặc tài liệu để so sánh) khiến học sinh không thể đưa ra câu trả lời.

Câu hỏi TNKQ tốt

         Khung cấu trúc rõ ràng “Khung năng lực PISA

         Phần dẫn có tính xác thực, hấp dẫn

- Gần gũi với học sinh ở địa phương

+ Thu hút được mối quan tâm của học sinh

       + Khuyến khích đề cập đến khái niệm, kiến thức, quy trình được đánh giá tính chất xác thực mức độ cao.

      + Đánh giá được khái niệm và phương pháp khoa học; Đánh giá 1 khả năng trong khung năng lực khoa học bao gồm: mục tiêu – ngữ cảnh, nội dung, phương pháp.

         Chỉ có một câu trả lời đúng duy nhất

         Có nhiều phương án nhiễu đáng tin cậy (nhưng không đúng) và không đưa ra những gợi ý liên quan để chấp nhận hoặc từ chối

         Ngôn ngữ mà tất cả HS đều có thể đọc được

   Câu đúng (đáp án) phải:

         Có cùng độ dài, ngôn ngữ với các phương án nhiễu.

         Phải là đúng hoặc là câu trả lời tốt nhất

       BẢO ĐẢM NÓ LÀ MỘT (duy nhất).

   Các câu nhiễu

         Phải là sai nhưng hợp lý.

         Không phải là đúng một nửa.

         Phải phức tạp song song với đáp án.

        2.2.2: Câu hỏi Đúng/Sai (Có/Không) phức hợp

         Cho phép đánh giá kiến thức về một khái niệm, quy trình trong một câu hỏi.

         Tất cả các phần trong câu hỏi phải liên quan đến cùng một khái niệm hoặc quy trình.

         Tất cả các phần trong câu hỏi  phải liên quan đến bối cảnh.

         Nói chung là đối với những câu hỏi dạng này thì học sinh khó giành được điểm cao hơn

         2.2.3: Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời (ngắn hoặc dài)

Cấu trúc câu trả lời mở

Mục đích câu hỏi

         Mô tả: mô tả ngắn gọn mục đích của câu hỏi, nên nhất quán với quy trình.

         Phạm vi nội dung toán học: không gian và hình khối; thay đổi và mối quan hệ; số lượng; giả thiết và dữ liệu

         Nội dung: nghề nghiệp; cá nhân; khoa học; hoặc xã hội

         Quá trình: công thức, vận dụng, giải thích

Câu hỏi với câu trả lời mở tốt

Câu trả lời phải:

         Rõ ràng, không mơ hồ.

         Các câu trả lời có thể  phân vào các câu trả lời tiêu chuẩn.

         Tránh những câu trả lời hời hợt

Câu trả lời mở ngắn

Câu hỏi với câu trả lời mở ngắn thường là:

         Các câu hỏi đơn giản và dễ hiểu hơn

         Điển hình một câu trả lời tốt nhất– một câu trả lời số; một tên; chọn một giá trị, vị trí trong biểu đồ hoặc bản đồ; ...

         Với một câu trả lời số, cái này được sử dụng khi có quá nhiều tuỳ chọn cho một câu hỏi trắc nghiệm khách quan đơn giản

Câu trả lời mở

Gợi ý cho các câu hỏi có thể mã hoá tự động:

         Câu hỏi cần có bố cục tốt, hướng dẫn rõ ràng, không gây mập mờ...

         Bảo đảm không thể có 50% cơ hội để đoán câu trả lời đúng, không thể trả lời đơn giản “có” hoặc “không”

         Nếu đó là câu trả lời bằng số, cố gắng đơn giản hoá nó để mã hoá. Kết quả là số nguyên hoặc số thập phân hữu hạn.

* Câu trả lời mở dài

- Các câu hỏi câu trả lời mở dài là cách để đo mức độ cao hơn suy nghĩ, hiểu biết và việc áp dụng kiến thức của học sinh.

- Có một số thách thức trong việc sử dụng các câu hỏi có câu trả lời mở dài:

* Câu trả lời mở

Các thách thức và gợi ý cho các câu hỏi

         Như đối với các câu hỏi câu trả lời ngắn mức độ cao hơn

         Câu hỏi cần có cấu trúc cực kỳ tốt, với hướng dẫn rõ ràng, không mập mờ và không (quá) dài

         Tránh các câu hỏi quá rộng để học sinh phải giải thích nhiều

         Đừng yêu cầu học sinh “tổng hợp quá nhiều tư liệu ở nhiều tài liệu”.

 => Như vậy: Với những câu hỏi như trên đòi hỏi học sinh không chỉ tái hiện kiến thức sẵn có, mà còn phải có khả năng tư duy, sáng tạo, biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống cụ thể, có tác dụng kích thích sự hứng thú của học sinh.

           Cách ra đề này ra đề này cũng khắc phục tình trạng học tủ, học lệch, đồng thời rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ chọn lọc, chính xác, ngắn gọn.

       III: MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA RA RTEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC LỚP 8.

      1.  Đối với đề kiểm tra 15 phút.

      1.1: Đề bài. 

Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh sau và trả lời các câu hỏi:

 

 

 

                               “Sách giáo khoa sinh học 8 nhà xuất bản giáo dục

Câu 1: Hệ tiêu hóa gồm:

A. Các cơ quan trong ống tiêu hóa.

B.  Các tuyến tiêu hóa.

C. Cả A và B là đúng.

Câu 2: Hãy cho biết trong các hoạt động sau đâu là hoạt động biến đổi lý học?

A. Nhai, tạo viên thức ăn, đảo trộn thức ăn.

B. Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt.

C. Sự co bóp của dạ dày.

D. Hoạt động của enzim pepsin trong dịch vị.

Câu 3: Quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở:

A.Ruột non.

B.Ruột già.

C.Dạ dày.

D.Khoang miệng.

Câu 4: Biện pháp giữ vệ sinh răng miệng là:

A.Chải răng đúng cách sau khi ăn buổi sáng, trưa và nhất là buổi tối.

B.Không ăn thức ăn cứng, chắc, dễ vỡ men răng.

C.Khám răng để phát hiện bệnh và chăm sóc răng theo định kỳ.

D. Cả A, B, C là đúng.

Câu 5: Đau bụng bên trái và vùng thượng vị kèm theo ợ hơi, ợ chua, đau thay đổi khi đói và khi no… là do.

A.Đau dạ dày.

B.Viêm gan, viêm túi mật.

C. Rối loạn tiêu hóa, đại tràng co thắt.

D. Đau ruột thừa.

Câu 6: Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người là gì?.

        1.2: Đáp án.

Câu1: C. Cả A và B là đúng.

Câu 2: A, C. Nhai, tạo viên thức ăn, đảo trộn thức ăn; Sự co bóp của dạ dày.

Câu 3: A. Ruột non.

Câu 4: D. Cả A, B, C là đúng.

Câu 5: A. Đau dạ dày.

Câu 6: Vai trò của tiêu hóa biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất bã trong thức ăn.

        2. Đối với đề kiểm tra 45 phút.

        2.1. Đề bài:

Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh sau và trả lời các câu hỏi:

Câu 1:

1. Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?

2. Hãy nêu một số tác nhân gây hại cho hệ hô hấp? Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại?

Hãy đọc thông tin và quan sát bảng sau và trả lời câu hỏi:

                         Kết quả thí nghiệm phản ứng giữa các nhóm máu.

Ý tưởng truyền máu vào mạch máu để cứu chữa người mất máu nhiều do bị thương chỉ bắt đầu từ thế kỷ XVII. Trong suốt thế kỷ XVIII đã có nhiều thử nghiệm nhưng thường gặp tai biến chết người. Chỉ đến đầu thế kỷ XX (1901), Các Lántâynơ – Nhà khoa học người Áo gốc Do Thái mới tìm ra nguyên nhân đúng của các tai biến là sự kết dính các hồng cầu khi được truyền vào máu của nhóm không phù hợp. Ông đã nhận được giải thưởng Nôben.

-  Ngày 7 tháng 4 là ngày hiến máu nhân đạo ở Việt nam.

              Mục em có biết sách giáo khoa sinh học 8 nhà xuất bản giáo dục

Câu 2:

1. Tế bào nào tham gia vào quá trình đông máu?

  1. Hồng cầu
  2. Bạch cầu
  3. Tiểu cầu
  4. Cả 3 đáp án trên.

2. Người có nhóm máu AB không truyền được cho người có nhóm máu O, nhóm máu A và nhóm máu B vì:

  1. Nhóm máu AB, hồng cầu có cả A và B nên bị kết dính
  2. Nhóm máu AB, huyết tương không có α và β
  3. Nhóm máu AB ít người có
  4. Nhóm máu AB hay bị kết dính

3.  Một người bị tai nạn mất rất nhiều máu được đưa vào viện cấp cứu, Bác sĩ cho truyền máu ngay mà không xét nghiệm.

Vậy máu đem truyền là nhóm gì? Vì sao không cần xét nghiệm?

Câu 3: Hãy đọc các thông tin và trả lời các câu hỏi.

- Bộ xương của người khi mới sinh có tới 300 chiếc. Khi lớn lên, một số xương ghép lại với nhau nên khi trưởng thành chỉ còn 206 chiếc. Xương đùi là xương dài nhất trong cơ thể, với người cao 1,83m thì xương đùi dài tới 50cm.

- Độ bền chắc của xương người lớn có thể chịu được lực gấp 30 lần loại gạch tốt. Một xương đùi ếch đặt ở vị trí nằm ngang, để lên đĩa treo ở giữa xương các quả cân, bắt đầu là quả nặng 2 kg rồi lần lượt thêm vào các quả cân nhỏ hơn cho tới 3,5 kg, xương vẫn chưa gãy.

1. Xương dài ra là do:

A.Sự phân chia của các tế bào ở lớp sụn tăng trưởng.

B. Sự phân chia của các tế bào màng xương.

C. Trong xương có các chất vô cơ và các chất hữu cơ.

D. Hai ý A, B là đúng.

2. Xương lớn lên về bề ngang là do:

A.Sự phân chia của các tế bào ở lớp sụn tăng trưởng.

B. Sự phân chia của các tế bào màng xương.

C. Trong xương có các chất vô cơ và các chất hữu cơ.

D. Hai ý A, B là đúng.

3. Cấp cứu khi bị gãy xương là:

A. Chườm nước đá hoặc nước lạnh cho đỡ đau. Băng cố định khớp.

B. Không được nắn bóp bừa bãi. Dùng nẹp băng cố định chỗ gãy

C. Đưa đi bệnh viện.

D. Hai ý B, C là đúng.

4. Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương?

         2.2: Đáp án.

Câu 1:

1. Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp khí oxi cho tế bào tham gia vào các phản ứng tạo ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể, đồng thời thải loại khí cacbonic ra khỏi cơ thể.

2

* Một số tác nhân gây hại cho hệ hô hấp là:

- Bụi, các chất khí độc hại (Nitơ Oxit, Lưu huỳnh Oxit,..)

- Các chất độc hại: nicôtin, nitrozamin,…

- Các vi sinh vật gây bệnh.

* Một số biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại là:

- Trồng nhiều cây xanh hai bên đường phố, nơi công sở trường học, bệnh viện và nơi ở.

- Đeo khẩu trang khi dọn dẹp vệ sinh và ở những nơi có bụi.

- Đảm bảo nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp.

- Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, không khạc nhổ bừa bãi.

- Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra các khí độc hại.

- Không hút thuốc lá và vận động mọi người không nên hút thuốc lá….

- Thường xuyên tập thể dục thể thao đều đặn từ bé để có một hệ hô hấp khỏe mạnh…

Câu 2:

1. C. Tiểu cầu.

2. A. Nhóm máu AB, hồng cầu có cả A và B nên bị kết dính

3. Máu đem truyền là nhóm máu O. Vì nhóm máu O có thể truyền cho tất cả các nhóm máu còn lại mà không gây tai biến.

Câu 3:

1. A. Sự phân chia của các tế bào ở lớp sụn tăng trưởng.

2. B. Sự phân chia của các tế bào màng xương.

3. D. Hai ý B, C là đúng.

4. Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa đối với chức năng của xương vì:

- Thành phần hữu cơ là chất kết dính và đảm bảo tính đàn hồi của xương.

- Thành phần vô cơ: canxi và phôtpho làm tăng độ cứng rắn của xương nhờ vậy xương vững chắc, là cột trụ của cơ thể.

        3. Đối với đề kiểm tra học kỳ:

        3.1: Đề bài:

Cho học sinh quan sát hình ảnh sau, liên hệ với thực tế để trả lời các câu hỏi sau:

                                 Sách giáo khoa sinh học 8 nhà xuất bản giáo dục

Câu 1: Khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi:

A.Cơ  ngực. 

B. Cơ bụng.

C. Cơ hoành.

D. Cơ bụng và cơ hoành.

Câu 2: Khoang ngực chứa các cơ quan:

A. Tim và phổi.

B. Ruột, gan, tim và phổi.

C. Dạ dày, ruột và gan.

D. Dạ dày và ruột .

Câu 3: Khoang bụng chứa các cơ quan:

A. Tim và phổi.

B. Dạ dày, ruột, gan, tụy, hệ bài tiết và hệ sinh dục

C. Hệ bài tiết và hệ sinh dục.

D. Cả A, B, C là đúng.

Câu 4: Chức năng của cột sống là:

A. Bảo vệ tim, phổi và các cơ quan phía trên khoang bụng.

B. Giúp cơ thể đứng thẳng; gắn với xương sườn và xương ức thành lồng ngực.

C. Giúp cơ thể đứng thẳng và lao động.

D. Đảm bảo cho cơ thể được vận động dễ dàng.

Câu 5: Hệ tuần hoàn gồm:

A. Động mạch, tĩnh mạch và tim

B. Tim và hệ mạch.

C. Động mạch, mao mạch và tim.

D. Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.

Câu6: Máu lưu chuyển trong toàn cơ thể là do:

A. Tim co bóp đẩy máu vào hệ mạch.

B. Hệ mạch dẫn máu đi khắp cơ thể.
C. Cơ thể luôn cần chất dinh dưỡng.

D. Hai ý A, B là đúng.

E. Cả A, B, C là đúng.

 

Câu 7: Hệ tiêu hóa gồm:

A. Các cơ quan trong ống tiêu hóa.

B.  Các tuyến tiêu hóa.

C. Cả A và B là đúng.

Câu 8:  Đau bụng vùng hạ sườn phải kèm theo vàng da, vàng mắt… là triệu chứng của bệnh:

 A. Đau dạ dày.

B.Viêm gan.

C. Rối loạn tiêu hóa, đại tràng co thắt.

D. Đau ruột thừa.

Câu 9: Môi trường trong gồm những thành phần nào? Chúng có quan hệ với nhau như thế nào?

Câu 10: Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí?

Câu 11: Bản thân em đã làm gì để có một cơ thể sống khỏe mạnh?

3.2: Đáp án:

Câu 1: C. Cơ hoành.

Câu 2: A. Tim và phổi.

Câu 3: B. Dạ dày, ruột, gan, tụy, hệ bài tiết và hệ sinh dục

Câu 4: B. Giúp cơ thể đứng thẳng; gắn với xương sườn và xương ức thành lồng ngực.

Câu 5: B. Tim và hệ mạch.

Câu 6: D. Hai ý A, B là đúng.

Câu 7: C. Cả A và B là đúng.

Câu 8: B.Viêm gan.

Câu 9:

* Môi trường trong gồm: Máu, nước mô, bạch huyết.

 

 

* Mối quan hệ:

                        Máu                                                Nước mô

 

                                               Bạch huyết

 

- Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô.

- Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết.

- Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hòa vào máu.

Câu 10: Đặc điểm cấu tạo của phổi giúp tăng bề mặt trao đổi khí:

- Bao bọc phổi có 2 lớp màng là lá thành dính chặt vào thành ngực và lá tạng dính chặt vào phổi, giữa chúng là lớp dịch rất mỏng làm cho áp suất trong đó là âm hoặc không (0), làm cho phổi nở rộng và xốp.

- Có tới 700 đến 800 triệu phế nang (túi phổi) cấu tạo nên phổi làm cho diện tích bề mặt trao đổi khí lên tới 70 đến 80

         IV: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI.

Tôi đã chọn 2 lớp để thực hiện đề tài này:

- Lớp 8A thực nghiệm: Các bài kiểm tra trong học kỳ I có sử dụng một số dạng câu hỏi theo hướng tiếp cận PISA.

- Lớp 8B đối chứng: Sử dụng các đề kiểm tra ra theo phương pháp cũ.

       1. Kết quả của bài kiểm tra 15 khút:

Lớp

Sĩ s

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

8A: Thực nghiệm

28

10

35,7

11

39,3

7

25

0

0

0

0

8B: Đối chứng

29

1

3.4

8

27,6

17

58,6

3

10,4

0

0

 

 

 

         2. Kết quả của bài kiểm tra 45 phút:

 

Lớp

Sĩ s

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

8A: Thực nghiệm

28

11

39,3

10

35,7

7

25

0

0

0

0

8B: Đối chứng

29

1

3,4

9

31

16

55,2

3

10,4

0

0

 

          3. Kết quả của bài kiểm tra học kỳ I:

 

Lớp

Sĩ s

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

8A: Thực nghiệm

28

11

39,3

11

39,3

6

21.4

0

0

0

0

8B: Đối chứng

29

1

3,4

10

34,5

15

48,3

3

10,4

0

0

 

Qua kết qu kiểm tra trên 2 lớp ta có th nhận thấy rằng :

  • Đối với lớp thực nghiệm :

-  Hầu hết tất c các em đều rất hứng thú và yêu thích b môn sinh học vì :

+  Giáo viên đã kích thích và phát huy được tính ch động tích cực của mỗi học sinh, kích thích được kh năng quan sát , nhận biết , tìm tòi , giúp cho các em có th phân tích , suy nghĩ và phát triển năng lực nhận thức vào thực tế của mỗi bài học, mỗi bài kiểm tra.

+ Giáo viên đã đ cao được vai trò chủ thể của từng HS trong quá trình nhận thức  đa số các em đã khám phá ra kiến thức nên các em rất hào hứng , t tin và đã làm cho hiệu quả của các bài kiểm tra tăng cao.

+ Đã m rộng s tham gia của mọi đối tượng HS , nâng cao hứng thú và tạo ra cảm giác thoải mái mỗi một HS khi tiến hành làm các bài kiểm tra.

+ Khi sử dụng các đề kiểm tra theo hướng tiếp cận PISA đã giúp các em nắm sâu kiến thức và hiệu qu bền vững.

  + Mối quan h giữa HS với HS , mối quan h giữa HS với GV trong các giờ kiểm ngày càng được m rộng và thân thiện.

 + Hạn chế tình trạng học  sinh phải ch đợi , hoạt động thụ động,dựa dẫm , ỉ lại,

  thiếu tính chủ động.

  • Đối với lớp đối chứng :

- Các em học cũng rất nghiêm túc làm bài tuy nhiên vì các bài kiểm tra giáo viên thiên nhiều về việc tái hiện kiến thức một cách thụ động, dẫn tới không khí của các giờ kiểm tra bị áp đặt, nặng nề, không kích thích được năng lực của học sinh .

- Kết quả của các bài kiểm tra chưa được cao so vi lp thc nghim,các em chưa tht say mê học tập, tìm hiểu giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan tới bài học chưa cao.

- Các đề kiểm tra nặng về việc tái hiện kiến thức một cách thụ động...chưa rèn luyn đưc cho hc sinh tư duy sáng tạo,k năng gii quyết các vn đ mà giáo viên yêu cu. Thc tế với các dạng bài kiểm tra này này ch mt vài hc sinh làm vic thực sự s hc sinh còn li ch ch kết qu có sn ca bn ch các em không t nghiên cu, không t phát huy hết năng lực của mình đã cho thấy việc tiếp thu kiến thức của các em rt th đng, hiu bài mt cách lơ mơ, không biết vn dng kiến thc đã hc vào thc tế nên mt s em có cm giác chán hc môn sinh

- Ngoài ra bn thân giáo viên cũng chưa biết cách phát huy hết năng lực của các em mà bắt em phải tái hiện lại kiến thức theo ý chủ quan của mình dn đến không khí của các giờ kiểm tra rất căng thẳng, dẫn đến nhiều em có cảm giác sợ các giờ kiểm tra…

=> Như vậy: Qua thực tế thực nghiệm đã cho thấy:

Sử dụng các đề kiểm tra theo hướng tiếp cận PISA để kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh là cần thiết.

- Nội dung của các câu hỏi đã căn cứ vào nội dung, chương trình nên đã kiểm tra đánh giá khá chính xác những gì học sinh đã được tiếp thu ở trường THCS.

- Việc sử dụng bộ câu hỏi đã xây dựng trong đề tài để kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh đã làm tăng được khối lượng kiến thức, kỹ năng vận dụng kiến thức để xử lý các tình huống thực tế.

- Việc vận dụng PISA trong kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh ở trường THCS hoàn toàn khả thi, có tác dụng thay đổi thái độ của học sinh, đồng thời cũng góp phần thúc đẩy giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, trong đó có đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá.

        V: NHỮNG ĐIỂM CÒN BỎ NGỎ KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI.

- Trong thực tế khi áp dụng đề tài này bản thân tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn cụ thể như:

- Còn nhiều lúng túng trong việc thiết kế các đề kiểm tra theo hướng tiếp cận PISA.

- Thiếu các tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt dành cho giáo viên và học sinh.

- Các đợt tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên về việc đổi mới kiểm tra đánh giá còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay…

=> Vì vậy bản thân tôi nghĩ cần phải khắc phục những mặt tồn tại khi áp dụng chuyên đề này trong thời gian tới để đạt hiệu quả cao hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần III:                                  KẾT LUẬN

Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá nói riêng luôn là yêu cầu hàng đầu của thực tiễn giáo dục và là việc làm cấp thiết đối với tất cả các cấp học. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tôi đã thực hiện được các vấn đề sau:

- Xác định được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức học sinh theo hướng tiếp cận PISA ở trường THCS Xuân Trúc.

- Đề xuất được quy trình và xây dựng được bộ câu hỏi theo hướng tiếp cận PISA để đánh giá kiến thức của học sinh THCS ở trường THCS Xuân Trúc.

- Kết quả thu được qua việc tổ chức thực nghiệm, đã cho thấy tính khả thi của đề tài và giá trị của bộ câu hỏi đã xây dựng.

- Nhờ áp dụng việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy năng lực của học sinh, tôi nhận thấy các em học sinh đã rất tự tin thoải mái khi làm các bài kiểm tra, tạo ra được hứng thú trong quá trình học tập.

- Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi sau khi áp dụng đề tài. Với đề tài này tôi rất tâm đắc song do khả năng còn nhiều hạn chế do đó đề tài nghiên cứu này còn nhiều khiếm khuyết nhất định. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Được vậy tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc.

 

 

 

 

 

 

 

 

   Phần IV:                         Ý KIẾN ĐỀ XUẤT                 

 Để có thể sử dụng rộng rãi và hiệu quả bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo PISA trong kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh, tiến tới hội nhập chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA của Việt Nam đến năm 2020 kịp xây dựng chiến lược giáo dục phù hợp, đáp ứng những tiêu chuẩn tiên tiến của quốc tế , tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau:

 - Các cơ sở giáo dục nói chung và các trường THCS nói riêng cần có chủ trương và kế hoạch cụ thể trong đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá.

 - Trong các định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá, cần chú trọng đánh giá theo quá trình của người học, trên cơ sở của chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cần chú trọng đến khả năng vận dụng kiến thức mà người học đã tiếp thu được vào các tình huống khác nhau trong thực tiễn của cuộc sống theo hướng tiếp cận PISA.

 - Phổ biến và tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên tiếp cận với chương trình đánh giá học sinh quốc tế - PISA

 - Tuỳ từng nội dung, kiến thức hay kỹ năng mà lựa chọn hình thức kiểm tra đánh giá cho phù hợp.

 - Cần đầu tư về nguồn lực, cơ sở vật chất nhiều hơn giáo dục, đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ,  trong đó có khoa học giáo dục như hiện nay.

 - Cần mở thêm các lớp tập huấn, lớp bồi dưỡng để xây dựng một đội ngũ giáo viên có thể đảm đương được các yêu cầu kỹ thuật của OECD khi triển khai PISA ở Việt Nam.

 - Cần biên soạn nhiều tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt để đáp ứng được nhu cầu tự học hỏi của mỗi bản thân giáo viên.

         - Cần quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên khi tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng, quan tâm đến đời sống vật chất cũng như tinh thần cho mỗi giáo viên.

 

 

 Tôi xin cam đoan đề tài này tôi hoàn toàn tự viết. Nếu có sự sao chép tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

                      Tôi xin chân thành cảm ơn

                       Xuân Trúc, ngày 15/ 03/ 2016

 

 

 

                                                     Nguyễn Thị Phượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.   Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quy chế, đánh giá xếp loại học sinh
      THCS và THPT (Ban hành theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGD&ĐT
      ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

2.   Chính phủ (2001), Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2001-2010,
      NXB GD, Hà Nội.

3.   Khanh Khanh (2009), PISA khoá kiểm tra cấp tốc độ khó bậc I - độ khó
      bậc II - độ khó bậc III, NXB Phụ nữ.

4.   Khanh Khanh (2009), PISA khoá kiểm tra chuyên sâu Nâng cao khả

5. Bài viết của Trần Thị Hường: Tham gia PISA bước tiến tích cực trong hội nhập quốc tế về giáo dục của Việt Nam.

6. pisavietnam@gmail.com

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỤC LỤC

 

Phần I: Đặt vấn đề.......................................................Trang 1 đến trang 3.

Phần II: Nội dung.

Chương I. Cơ sở lý luận..............................................Trang 4 đến trang 9.

Chương II. Thực nghiệm.............................................Trang 10 đến trang 28

Phần III: Kết luận ......................................................Trang 29

Phần IV: Ý kiến đề xuất.............................................Trang 30.

Tài liệu tham khảo......................................................Trang 32.

Mục lục......................................................................Trang 33

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

TRƯỜNG THCS Xuân Trúc

Tổng điểm:……………..Xếp loại:………………………..

TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

CHỦ TỊCH- HIỆU TRƯỞNG

(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

Trịnh Văn Động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

PHÒNG GD&ĐT huyện Ân Thi

Tổng điểm:……………..Xếp loại:………………………..

TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

CHỦ TỊCH-TRƯỞNG PHÒNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên : Nguyễn thị Phượng                                  Trường THCS Xuân Trúc Page 1

 

nguon VI OLET