Xây dựng, cải tạo, hoàn thiện nhà-Những bí quyết để bạn tự làm.

Hơn 10 năm đi thi công từ nhà dân dụng đến công nghiệp, cao tầng, hôm nay nhân lúc rảnh rỗi mình lập topic để chia sẻ với các bạn những bí quyết trong nghề thi công có thể bạn biết hoặc chưa biết, thậm chí có nhiều người trong nghề cũng không nắm được, đủ để bạn có thể tự thuê thợ xây dựng một căn nhà hoàn chỉnh.

Topic này chủ yếu tập trung vào thi công xây dựng những căn nhà thông thường, còn với những căn nhà dạng đặc biệt như là quá nhỏ hoặc quá lớn thì mình sẽ nói trong phần sau. Mình sẽ bắt đầu liệt kê theo trình tự, bắt đầu từ bản thiết kế đến khi thi công hoàn thiện, vệ sinh sạch sẽ, bàn giao nhà, sẽ cố gắng kèm hình ảnh minh họa.

Bản vẽ thiết kế:

Bản vẽ thiết kế rất quan trọng, nó định hình kích thước, kiểu xây, cách bố trí sắp xếp đồ đạc trong nhà... Xu hướng bây giờ mọi người thường để không gian thông thoáng từ trước ra sau, hạn chế những bức tường ngăn khiến cho ngôi nhà rộng rãi hơn, thoáng đãng hơn. Bố trí ánh sáng, không gian như thế nào là do người kts, điều này thì khó nói.

Với mình, bản vẽ phối cảnh "ngon lành" nhất là bản vẽ bên trong có nhiều đồ đạc. Quá trình sử dụng lâu dài, mua sắm trưng bày nhiều đồ đạc sẽ khiến cho thiết kế lệch lạc đi so với ban đầu. Ví dụ như hình dưới, thiết kế cho chính nhà mình với diện tích bếp chỉ có 10m2 (3,1x3,5). Nhìn thì thế thôi, nhưng chưa được:

http://imagizer.imageshack.com/img673/1184/PbU04t.jpg

Mình thì biết các mặt còn lại gồm những gì, và trong nghề nên sẽ biết làm thế nào để tạo ra không gian đó. Nhưng những bạn trong nghề thì rất khó vì 3D chỉ thể hiện 1-2 mặt, 2 mặt còn lại không thể hiện thì khó hình dung rồi. Bất kể bản vẽ nào cũng phải thể hiện rõ cả 4 mặt thì nó mới giúp bạn tưởng tượng ra không gian trong nhà mình. Phòng khách căn chung cư này là được, mặt bên sẽ là cửa vào các phòng, mặt sau sẽ là bếp (ảnh thật):

http://imagizer.imageshack.com/img540/522/X2WqQH.jpg

Trong một lớp học có người học kém, có người học giỏi; đi ra đường ăn bát phở cũng có quán ngon quán dở. Cho nên một bản thiết kế ngoài tiện nghi, công năng thì đẹp đến đâu là do trình độ của KTS. Thiết kế thì không có bí quyết gì cả, và mình không có ý định đi sâu vào phần này, mình chuyển sang phần thi công, chủ đề chính của topic này.

1-      Đào móng, xây móng, đổ móng:

Tùy thuộc vào nền đất nhà bạn mà có những phương án xử lý nền móng khác nhau, đào nông sâu khác nhau. Thông thường nếu xây nhà 3-4 tầng thì móng đào ít nhất phải là 1m đối với nền đất rắn, còn nền đất yếu lại càng phải đào sâu hơn và gia cố cọc.

http://imagizer.imageshack.com/img745/5415/DmNmKM.jpg

Với nhà cao tầng, thậm chí nhiều người trong nghề khi đi xây nhà cứ nghĩ đào móng lên rồi đan sắt, đổ bê tông là xong. Nhưng như thế là sai. 

Thông thường khi đi vào sử dụng, trọng lượng ngôi nhà thường dồn về một phía. Tính toán trọng lượng và kết cấu móng lúc này không phải KTS hay thợ nào cũng làm được. Bản vẽ ban đầu cũng không giải quyết được gì trước thực tế trên nền đất yếu. Lúc này bạn nên nhìn vào sắt thép đan, sắt cột. Nếu sắt cột D22 và khoảng cách sắt đan là 12-15cm thì coi như ổn.

http://imagizer.imageshack.com/img540/3471/FtgjGR.jpg

Các bạn chỉ việc hình dung ra mình ngồi trên cái ghế 4 chân, nếu mặt đất mà bằng phẳng thì sẽ chắc chắn, mặt đất mà nghiêng thì ghế sẽ nghiêng, mà ngồi trên ghế không có chân ghế thì lại càng phụ thuộc vào độ lồi lõm của mặt đất. Nhà cao tầng cũng vậy, chí ít thì các góc nhà cần phải đào sâu, chôn cột, như thế mới đảm bảo căn nhà chắc chắn, không sợ nghiêng.

Đối với nền đất yếu mà phải gia cố cọc tre, các bạn nên chọn cọc tre tươi, không ngả màu vàng, đường kính khoảng 6-8cm, giá dao động từ 5.000-8.000 đ/c. Cọc tre càng to thì chịu lực càng khỏe, nhưng to quá thì đúng là làm khó thợ nếu như không có máy móc. Nếu có máy xúc thì hãy để việc chôn cọc cho máy, chôn cho đến khi nào không chôn cọc được nữa thì thôi, càng nhiều càng tốt chứ không phải căn cứ theo "tiêu chuẩn" 30-35 cọc/m2 làm gì cho mệt.

http://imagizer.imageshack.com/img673/6866/E5AZzr.jpg

Chôn cọc xong thì chỉ việc đổ bê tông lên thôi. Tuyệt đối không đổ cát vàng hay đất, đá, vì bê tông có độ liên kết, giúp cho cọc cố định và không dịch chuyển được.

Xây móng nên chọn gạch đặc loại 1 và xây rộng khoảng 50cm đối với những nhà 4-5 tầng (nếu không biết thì chỉ việc ra cửa hàng hỏi gạch loại 1 loại 2 phân biệt thế nào). Xây càng to, móng càng chắc, thế nên khi bạn tự làm thì đừng tiếc gì trong việc xây to nhỏ này. Nếu đào móng 1m thì bạn chỉ việc ước lượng xây 40cm là móng 50, 30cm là móng 40, 30cm còn lại là móng 30 nếu bạn định ghép dầm móng 200, móng bao giờ cũng phải to hơn dầm. 

Mỏi tay rồi, mai có thời gian lại gõ tiếp. Ngày mai là phần chống nồm nền nhà. Mục này rất quan trọng để móng được bền nhưng rất rất ít thợ làm, phần vì kinh phí, nhưng chủ yếu là đa số không biết gì về kỹ thuật chống nồm.

Chống nồm - Hút bể phốt

Nồm là hiện tượng không khí ngưng tụ thành nước trên bề mặt, thường xuất hiện khoảng tháng 2-3 hàng năm tại miền Bắc. Ngoài những tác động đến sinh hoạt đời sống, gây ẩm mốc, thì Nồm còn ảnh hưởng đến độ bền chắc, chất lượng công trình. Thường thì nồm từ dưới đất “chui” lên, cho nên đối với những ngôi nhà không được xử lý, chắc chắn sẽ bị dính nồm.

Lớp bê tông nền nhà đóng vai trò rất quan trọng trong việc chống nồm. Nếu nền nhà đổ móng băng thì sẽ không sợ bị nồm, với điều kiện có đầy đủ sắt thép. Còn nếu đổ móng băng mà thiếu sắt thép thì sau một thời gian sử dụng bê tông dễ nứt, tạo cơ hội cho nồm xông lên. Những nhà không đổ móng băng thường sẽ bị nồm, mà đa số nhà hiện nay ở miền Bắc đều không đổ móng băng vì... tốn kém.

Có rất nhiều cách chống nồm như lót xỉ than, than hoạt tính, đổ bê tông..., nhưng bài viết này mình chỉ xin giới thiệu cách chống nồm đơn giản nhất, rẻ tiền nhất là dùng nilon. Chỉ cần làm 2 bước sau sẽ hạn chế được đến 80-90% nồm:

B1: Sau khi đào móng, chôn cọc hãy trải 1 lớp nilon dầy lên toàn bộ nền nhà
B2: Trước khi đàm nền hãy trải tiếp 1 lớp nilon lên bề mặt rồi hãy đổ cát, cán nền, lát nền.

Đơn giản 2 bước vậy thôi, nhưng đi bao nhiêu công trình rồi mà không thấy ai làm, vì đa số ít người biết vụ này, kể cả thợ xây kỳ cựu. Hơi ẩm, nước ngấm vào bể nước ăn, gây mất vệ sinh cho bể ngầm, ảnh hưởng sức khỏe. Tương tự như trên, chỉ việc bọc lớp nilon ngoài thành bể là xong thôi. Nếu mặt bằng xây dựng khoảng 50m2 thì hết có 500k. Khi xây móng cũng vậy, hãy cho nó 1 lớp nilong phía bên ngoài.

Thông hút bể phốt:

Nhiều nhà sau vài năm sử dụng thì bể phốt đầy, tắc ứ. Nhưng khi muốn thông hút thì khó khăn, có lúc phải cậy bệt xí tầng 1 lên, làm nứt vỡ cả nền gạch, vỡ cả bệt, thậm chí có nhà phải đục nền nhà, đục nắp bể phốt lên thì mới có thể thông hút được. Vậy tại sao không làm sẵn 1 đầu chờ rồi giấu nó ở gầm cầu thang hoặc chỗ nào kín, khi cần thì chỉ việc cắm đầu hút vào là xong. Mới xây mà không làm thì sau này sẽ thành vấn đề lớn, rất khổ, nhất là nhà có đông người.

Bạn nào đang xây nhà mà xác định ở lâu dài nên chú ý điều này.


Nhân có bạn hỏi mình về xử lý móng nhà đối với nền đất ruộng (đất yếu) và đơn giá xây dựng, mình xin trả lời trước về nền đất ruộng trước, còn đơn giá sẽ trả lời sau.

Đất ruộng, ao thường khi xây dựng thường được xử lý bằng cách đóng cọc tre. Đóng thế nào thì ở bài trên đã viết, nhưng xin lưu ý mấy điểm sau:

- Khi sử dụng cọc tre trên nền đất yếu, cụ thể ở đây là đất ruộng, thì chỉ có thể xây nhà đến 3,5 tầng. Các KTS, KS nào đóng cọc tre mà xây quá lên đến 4-5 tầng thì cứ cẩn thận, bình thường cọc tre cũng chỉ chịu lực được đến thế, xây vượt quá 3,5 tầng thì phải đóng cọc bê tông mới đảm bảo được. Tùy theo số tầng, diện tích mà quyết định số cọc bê tông là bao nhiêu. Trên lý thuyết mỗi cọc bê tông có thể chịu được lực khoảng 20 tấn, nhưng giờ hầu hết lõi cọc bê tông toàn thép Đa Hội nên chỉ tính già nửa thôi.

- Móng đóng cọc tre mà xây nhà cao tầng thì nhịp dầm không nên vượt quá 4m. Nếu vượt quá 4m thì cần phải gia cố chân từng cái cột thật chắc chắn. Đương nhiên lúc này cột không thể cấy từ dầm móng được rồi. Gia cố thế nào tùy thuộc vào thợ. Việc gia cố này cũng sẽ làm hạn chế tác động của nhà hàng xóm nếu sau này người ta cũng đào móng xây nhà.

Nền móng là yếu tố quyết định cho căn nhà, những điểm nêu trên có được thực hiện hay không phụ thuộc nhiều vào nhận thức, kinh nghiệm, lương tâm của người thợ. Phần nền móng đến đây tạm dừng, sau này mình sẽ nói về xây tường, ghép cốp pha và các vấn đề khác. Những gì chưa nêu thì đó thuộc về tiêu chuẩn trong xây dựng rồi nên mình bỏ qua (hoặc có thể đấy là bí quyết). Nhiều người không trong nghề tự thuê thợ, tự làm cho "rẻ và đảm bảo". Thế nhưng có rất nhiều kiến thức đến thợ còn không biết thì người "ngoại đạo" biết làm sao được. Thợ giờ cũng khôn lắm, không có chuyện tự mua việc, tốn kém cho mình, biết có khi cũng chả nói, cứ "Thiên lôi chỉ đâu đánh đấy" cho lành http://img.webtretho.com/forum/images/smilies/Smiling.gif

Bài sau mình sẽ nói về đơn giá xây dựng để trả lời nốt câu hỏi trên. Đơn giá xây dựng phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề, vào nhiều yếu tố. Mình sẽ xây dựng một mẫu những hạng mục "chuẩn" cho nhà tầng bình thường rồi căn cứ vào vị trí, địa điểm xây dựng để đưa ra đơn giá.

Đơn giá xây dựng:


Mình đưa ra đơn giá xây mới với nội thất tương đối, còn sửa chữa và cải tạo thì vô cùng lắm, khó nói. Vài hình minh họa dưới đây để bạn dễ hình dung ra mức độ công trình:

http://imagizer.imageshack.com/img901/4480/Ozo5F1.jpg
http://imagizer.imageshack.com/img661/6223/mJmLh2.jpg
http://imagizer.imageshack.com/img909/4155/s7LPrC.jpg 

http://imagizer.imageshack.com/img673/3157/uKFDwo.jpg



Giả sử bạn xây nhà mặt bằng 40m2, xây khung 3,5 tầng, nhà có 1-2 mặt tiền, mỗi tầng 1 WC chung (có thể có thêm 1 WC nhỏ), nhà không nhiều góc cạnh như hình minh họa trên. Xây như sau:

- Nền đất yếu, đóng cọc tre, đổ móng băng, cấy cột xây khung, bể nước và bể phốt đều 2m3
- Tầng 1 xây gạch đặc, từ tầng 2 trở lên xây gạch lỗ
- Xi măng Hoàng Thạch PC30 
- Tầng 1 lát nền gạch granit 60x60, tầng 2+3 sàn gỗ CN 12ly, tầng thượng lát gạch chống trơn thường
- Cửa chính gỗ Lim khuôn kép, pano đặc; các cửa thông phòng, WC, cửa sổ còn lại dùng cửa nhựa lõi thép. Cửa tum dùng cửa sắt.
- Tay vịn thang gỗ Lim con tiện kép, mặt bậc thang gỗ Lim, cổ bậc sơn trắng
- Sử dụng ống nước Vesbo và ống nhựa Tiền Phong, thiết bị WC Inax thường, vách tắm kính tầng 2+3.
- Điện dùng dây Trần Phú đi ngầm, dây internet và truyền hình cáp đi ống gel, thiết bị điện sino
- Tủ bếp gỗ Xoan Đào trên dưới hoặc Sồi ốp kính màu, mặt đá kim sa trung,chậu kép, bàn ăn 6-8 ghế.
- Trần thạch cao làm hết 3 tầng nhà, WC dùng tấm chịu nước
- Ánh sáng trong nhà dùng toàn bộ đèn downlight, led hắt, đèn trang trí, đèn hắt, đèn bàn ăn đầy đủ.
- Bồn nước Inox 1-1,2m3, bình nước nóng Thái Dương Năng
- Sơn nội thất jotun, sơn ngoại thất Dulux.


Đơn giá hoàn thiện tại khu vực các quận HN như sau:

1) Đối với nhà có địa thế đẹp, điều kiện thi công thuận lợi, xe chở vật liệu đến tận chân công trình: 4,8 tr/m2

2) Nhà cách mặt đường dưới 20m cộng thêm chi phí vận chuyển khoảng 15-20tr

3) Đối với nhà trong ngõ cách đường to khoảng 20-50m: 5 tr/m2

4) Đối với nhà ngõ nhỏ, cách mặt đường lớn 50-100m: 5,2 tr/m2

5) Nhà nhỏ thì đơn giá sẽ cao hơn một chút, nhà diện tích càng lớn thì đơn giá xây càng giảm nhưng không vượt quá 200 k/m2. 

Hôm nay có tí thời gian ngồi gõ tiếp. Từ bài này trở đi các bạn sửa nhà có thể tham khảo được.


http://imagizer.imageshack.com/img674/5229/HzfBi8.jpg

Đan sắt cột, sắt dầm:

Tùy theo thiết kế từng nhà mà sử dụng sắt khác nhau nhưng cần chú ý khoảng cách đai, vì đai cũng quyết định độ chắc chắn của cột, dầm. Nhịp đai không nên vượt quá 1,5 lần so với tiết diện cột. Giả sử ghép cột dầm 220 thì nhịp đai 30cm là tối đa.

Trộn vữa:

Nếu hỏi thợ phụ tỷ lệ xi cát là bao nhiêu có khi không biết đâu, toàn ước lượng, thế nên chủ nhà hoặc nhà thầu cần nắm được định lượng để có hướng dẫn cụ thể. Ít xi quá sẽ khiến độ kết dính kém, xây thì không thấy nhưng khi trát tường thì một thời gian sau tường sẽ xuất hiện những vết rạn nứt, đấy là những chỗ thiếu xi.Tỷ lệ 1 xi 5 cát khi trát là phù hợp, 1 xi 6 cát khi xây cũng được. Tăng tỷ lệ lên 1 xi 4 cát hoặc 1 xi 3 cát thì chắc quá, làm thế nhà thầu có khi lỗ http://img.webtretho.com/forum/images/smilies/Smiling.gif 

Chọn gạch:

Với nhà không đổ móng băng, xây móng cần chắc chắn nên phải chọn gạch đặc già một chút, vì gạch non thường bở, dễ vỡ. Giá gạch ngoài thị trường chênh nhau có lúc đến 500đ/viên, ví dụ như gạch Cầu Đuống bán lẻ có lúc lên đến 1.900-2.000 đ/viên, xây 1 căn nhà 5 tầng hết khoảng 6 vạn gạch thì riêng tiền gạch chênh lệch cũng mấy chục triệu rồi.Không nên xây tầng 1 gạch ống, vì tầng 1 là tầng chịu lực cho cả tòa nhà, gắn nhiều thiết bị nhất. Xây gạch lỗ đục đẽo nhiều mà dùng gạch lỗ thì vỡ hết gạch, dẫn đến tường mỏng, ngấm và ẩm… Xây gạch đặc tầng 1 là tốt nhất. Ngoài ra, cạnh bậc cầu thang cũng nên cho 1 viên gạch đặc vào chỗ bắn tay vịn con tiện cho chắc chắn.

Ghép cốp pha mái, ghép giáo ngoài:

Hiện tượng thường thấy nếu cốp pha ghép không tốt khi đổ trần là võng trần, có nơi còn sụt cả trần dẫn đến thương vong, kéo theo bao nhiêu rắc rối, hệ lụy. Võng trần thì nhà thầu có thể khắc phục bằng cách làm trần che đi, nhưng với chủ nhà thì rất khó chịu, và với công trình thì nó ảnh hưởng đến độ bền. Đa số hiện nay dùng cốp pha tre thay vì dùng các loại khác như nhựa, sắt. Hỏi thợ thì thợ nào cũng sẽ biết là 1m2 trần cần 3 cây cột chống, nhưng 3 cây cột chống sắp xếp ở vị trí nào thì thợ chắc chịu. Cột chống thì lung tung các loại gỗ, nào là xoan, nào thông,… nên độ bền cũng khác nhau. Cột chống tốt là cột tươi, đùng có mục nát. Những vị trí chủ lực của ngôi nhà như phần giữa nhà cần phải dùng những cây cột chống to khỏe. Toàn bộ cột đều phải được kê gạch đặc để tạo mặt bằng, tránh xê dịch.

Có 2 cách ghép cột chống: ghép so le và ghép thẳng. Tốt nhất là bắt thợ ghép thẳng, khoảng cách giữa các cột từ 60-80 cm là chắc chắn, sau đó mới hãy đóng giằng. Đóng giằng thì mỗi cột nên đóng 2 điểm giằng, cứ chia độ cao làm 3 ra đóng giằng là ổn nhất.Khi xây nhà cao tầng cần nhắc thợ để lỗ chờ ghép giáo bên ngoài để trát. Khoảng cách giữa các lỗ chờ chỉ nên là 1m không hơn.

Ghép ván: 

Thường mỗi tấm ván có chiều dài 2m, rộng khoảng 12-15cm nhưng không đều, thế nên khi ghép ván đổ trần cần phải ghép sole để tăng tính chịu lực. Mô tả phần này khó quá, phải thực tế thì mới chỉ được.

Đặc điểm nổi bật nhất của nghề xây dựng là những sự cố thường không xảy ra ngay, mà sau một thời gian sử dụng thì nó mới phát sinh vấn đề. Mình chưa rõ bạn hỏi về giá cả, biện pháp thi công, những vấn đề kỹ thuật hay gì nên mình trả lời bạn nhé: Tùy vào thợ, tùy nhà thầu thôi. 

Có ít kinh nghiệm khi làm trần cenboard sau:

1) Trường hợp phía trên tấm trần không làm gì, mục đích chỉ để che mưa nắng, có thể làm bất kỳ tấm gì, sắt gì thỏa thích, miễn là chắc chắn, kín.

2) Trường hợp phía trên còn cán nền, lát gạch hoặc xây tiếp, lên tầng thì phải làm cho cẩn thận. 
Đối với bề mặt sàn rộng thì kiểu gì cũng phải làm 2 lớp sắt: Lớp sắt chủ lực đáy và lớp xương bắn tấm. Lớp xương bắn tấm thì hiện nay thợ hay dùng hộp mạ kẽm để bắn cho dễ. Sắt đáy thì it nhất phải là U8, I10 trở lên. Tốt nhất sơn chống gỉ trước khi chôn sắt vào tường. Khoảng cách nhịp sắt đáy quyết định độ cứng của tấm trần, cũng quyết định giá cả đắt rẻ.

Hiện nay tấm sàn nhẹ Cenboard thông dụng có độ dày 1,2cm, 1,4cm, 1,6cm, nếu có lát gạch thì ít nhất phải sử dụng tấm dày 1,4cm trở lên, nếu sàn rộng thì nên dùng tấm 1,6cm để đảm bảo độ đầm và chắc chắn cho sàn. Tấm Cenboard chỉ là 1 phần, quan trọng nhất vẫn là khung xương sắt đỡ. 

Bắn tấm xong thì các bạn cần bắn sillicon giữa các khe tấm cho kín. Xong xuôi thì nên trải một lớp lưới sắt lên trên bề mặt trước khi cán nền, lát nền. Lưới sắt có thể có có thể không tùy thợ, nhưng có thì tốt hơn, vì theo kinh nghiệm của mình, bề mặt tấm cenboard làm càng ngày càng chán, hóa chất nhiều nên láng bóng, không ăn vữa mấy, và lưới sắt giải quyết vấn đề ăn vữa, chống xê dịch.

Mới đây mình có làm một nhà trên phố cổ, diện tích 3,3x5m ở tầng 4, nhà cách mặt đường 50m, lối đi hẹp phải cắt tấm mới đưa lên được. Toàn bộ chi phí từ phá dỡ, vận chuyển phế thải, đục trát lại tường, làm trần, cán nền, lát nền, lăn sơn tường, trần thạch cao, đèn đóm… trọn gói hết 35 tr, trong đó riêng chi phí phá dỡ, vận chuyển, bốc xếp vật liệu, vệ sinh trước và sau khi thi công hết 8tr. Vật liệu thì chuyển từng thúng, từng bao, sắt sử dụng hết 6 cây I 12, 7 cây hộp mạ kẽm 40x60, ô hàn vuông 40x30cm, 6 tấm cenboard dầy 1,6cm. Làm xong bạn của chủ nhà nặng hơn 80kg đứng lên nhảy phía trên, chủ nhà đứng dưới xem có rung không, sau đó mới quyết toán thanh toán. 

Giá cả thì cũng vô cùng lắm. Như mình làm trên, giá gồm cả phá dỡ, vận chuyển, vệ sinh, vật liệu, nhân công, trần thạch cao phòng bên dưới, gạch lát chống trơn, sơn bả … hết hơn 2,1 tr/m2 rồi. Trừ tiền thạch cao, trừ đèn đóm, trừ gạch lát, vật liệu, nhân công lát thì nó rơi vào khoảng 1tr/m2. Bảo hành 3 năm. Nhưng không mấy ai dùng sắt “khủng” như trên cho diện tích ấy đâu, hết cả lãi, làm cho nhà người quen mới vậy.

Chống nóng tường, thấm tường: 

Tường ở đây là tường bên ngoài, chứ tường bên trong chống cũng vô dụng. Nhà xây tường 20 thì đỡ phải làm gì, nhưng giờ đã số xây tường 10 để tăng diện tích lòng nhà. Nhà có 2-3 mặt tiền nên lưu ý.

Các bạn lưu ý khi trát tường ngoài nhắc thợ phụ trộn vữa tốt một chút rồi hãy trát, vữa tốt là vữa nhiều xi măng hơn thông thường. Khi trát tường xong, thường thì thợ sẽ quét lên tường một lớp nước xi măng để bịt kín các lỗ hổng trong quá trình trát, cẩn thận nhất là đánh thầu dầu rồi quét 2 nước lên. Quét thêm 1 lớp nước xi măng đặc nữa cũng không ảnh hưởng gì nhiều. Cổ trần là nơi dễ bị thấm nhất, cho nên cần xử lý đặc biệt cẩn thận.

Nhà nào có điều kiện mà tường nằm đúng hướng nắng, xây tường 10 thì ngoài việc quét nước xi măng đặc thì nên quét thêm 1 lớp sơn chống thấm, loại sơn dạng như Toa đen sì chứ không phải sơn Kova phải pha xi măng đâu. Sơn chống thấm Toa này ưu điểm nhất là bề mặt bóng loáng, giúp cho việc phản xạ ánh mặt trời tốt hơn, chống thấm và chống nắng tốt hơn, hơn hẳn Kova. Đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân mình. 

Đương nhiên chi phí phần sơn này thường là chủ nhà chịu nếu không có trong hợp đồng. Làm thế này đảm bảo dăm bảy năm không phải nghĩ về chuyện thấm.

Mái tôn:

Tốt nhất không nên sử dụng tôn thường lợp mái nhà, vì tôn thường mỏng, những hôm mưa gió nghe bồm bộp khó ngủ lắm. Nên dùng tôn lạnh, có sẵn lớp xốp, vừa chống nóng lại vừa giảm tiếng ồn.

Tôn hợp kim có nhiều loại, phân biệt theo độ dầy mỏng, lợp mái nhà thì càng dầy càng tốt. Tôn dầy thì thợ làm vất vả hơn, nhưng đảm bảo chắc chắn và bền. Như nhà dưới đây mình lợp tôn sóng ngói để trang trí cho mái nhà, sau đó dưới lót xốp rồi mới đến trần thạch cao. Giá làm tôn sóng ngói đắt hơn giá làm tôn lạnh, khoảng 300-330 k/m2, đây là loại tôn dầy nhất rồi.


http://imagizer.imageshack.com/img661/6209/BRBZ6K.jpg



Lớp xốp bên dưới mái tôn mới là lớp chống nóng. Nhà nào đã trót lợp mái tôn thường mà cần chống nóng thì thuê thợ làm thêm lớp xốp trên trần, vừa cách âm vừa cách nhiệt là xong. Đương nhiên sau đó muốn đẹp thì lại phải làm thêm lớp trần thạch cao, trần nhựa bên dưới để che xốp đi.

Chú ý khi bắn tôn thì mỗi 1 con vít bắn phải lồng 1 cái gioăng không là sau này dột đấy.


Đôi điều về nghề thầu XD để làm rõ cho câu trả lời “Tùy thợ, tùy nhà thầu “ trên:

- Công ty mình chủ yếu làm thi công, cung cấp nhân công xây dựng cho các công trình nên thường có vài đội ở các nơi như Nam Định, Sóc Sơn, Thái Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Đội làm thời gian ngắn nhất là 3 năm và lâu nhất là 9 năm, ngoài ra thì có mấy thợ thời vụ "đánh thuê" để khi đi sửa chữa nhà hoặc có việc gì lắt nhắt thì gọi. Mỗi đội có 1 người đứng đầu gọi là đầu cánh, đầu cánh thường là người đa di năng, làm gì cũng được từ xây, trát, ốp, lát, làm sắt đến ghép cốp pha… Nhiều đầu cánh như vậy nhưng chỉ có duy nhất 1 đầu cánh đội Nam Định là học trung cấp XD ra, được đào tạo bài bản, còn lại là làm theo kinh nghiệm, tay quen hết.

Trước kia đội Vĩnh Phúc mới về làm, mình có lôi cậu đầu cánh sinh năm 79 đi gặp chủ đầu tư, lúc gặp thì nó “chém gió” phần phật, 20 năm làm nghề, bảo gì cũng làm được, nói vanh vách như đúng rồi, chủ nhà tin sái cổ và ký hợp đồng ngay. Đến khi thi công thì lộn xộn, không theo trình tự, mất thời gian, cái gì mình cũng phải giải thích, mất rất nhiều công sức mình mới bắt nó làm theo đúng bài bản, thẩm mỹ được. 

Ví dụ như ốp lát khu vệ sinh. Thợ tiện tay là cứ ốp hết mảng tường này rồi tiếp các mảng tường khác, sau đó mới lát. Chủ nhà nào có biết đâu? Mạch không thẳng nên nhìn rất xấu, không hề có chút thẩm mỹ nào. Mình phải dặn trước, không thì dỡ ra làm lại. Phải căng dây, làm thẳng mạch song song đều 2 bên tường đối diện, các mạch phải thẳng tắp và vuông góc theo cả 4 bức tường, từ tường đối diện đến nền nhà rồi kéo sang tường đối diện, chấp nhận thêm 2-3 hộp gạch nhưng nhìn vào sẽ mỹ mãn, đẹp hơn nhiều.

- Mấy năm trước ở gần nhà mình có 1 đội thợ đến thuê nhà, chủ thầu 45 tuổi cũng ở cùng thợ luôn. Thỉnh thoảng mình cũng gặp anh chủ thầu này ngồi quán bia gần nhà, cùng nghề nên cũng dễ bắt chuyện làm quen. Hóa ra anh này bước vào nghề XD cũng rất tình cờ. 

Trước ở quê ra làm nghề xe ôm. Có 1 đợt sửa lặt vặt ở căn nhà thuê, để tiết kiệm anh ta ra “chợ người” thuê mấy người biết xây trát vào làm. Sau đó lại có người nhờ, anh ta lại ra gọi... Thấy kiếm được nên anh ta bỏ hẳn nghề xe ôm, đi la cà tìm việc rồi lại đi thuê thợ, dần dần bước chân vào nghề, thành cai thầu, mặc dù không học hành, không nghiệp vụ, không có bất kỳ kiến thức nào về XD. Giờ khi có việc là lại về quê đưa thợ lên, bao ăn ở, làm việc, chấm công nhật. Trước kia hay gọi mình lắm, toàn về kỹ thuật thi công, nào là chống thấm sàn vệ sinh chung cư, cách ghép thang xoắn, chia bậc… giờ thì ít thấy gọi, chắc làm nhiều nên kinh nghiệm cũng đủ hoặc chưa gặp ca nào khó.

Không biết từ con đường nào trở thành thợ, thành thầu, nhưng nhìn chung mấy người này nói chuyện tốt, văn hay, và chủ nhà tin sái cổ. Nhưng đến khi vào việc thì mới bộc lộ rõ kiến thức và trình độ đến đâu, điều này trong nghề mới thấy, chỉ đến khi có sự cố xảy ra sau này thì .... 

Chính những đầu cánh, nhà thầu thiếu kiến thức, trình độ như thế khiến cho công trình bất ổn, sau một thời gian sử dụng mới xảy ra lỗi, làm mất uy tín, ảnh hưởng chung đến những người đi làm nghề chuyên nghiệp. Vì lý do này nên nhiều gia đình chọn giải pháp tự thuê thợ tự làm, nhưng kể cả tự làm nếu không đủ kiến thức, hiểu biết thì… vẫn lỗi.

Kiến trúc sư cũng vậy, nhiều người chẳng biết gì về thi công nên rất ảo, làm 1-2 công trình là chém gió thôi rồi, gì cũng biết. Kinh nghiệm mình nêu trong bài này gắn liền với hàng loạt công trình khác nhau theo năm tháng, mồ hôi, nước mắt, sự tìm tòi, cả nghiên cứu nữa. Xây sửa nhà gặp người nào kiến thức tốt, trình độ tốt, nhắc nhở thợ thường xuyên những vấn đề kỹ thuật thì chủ nhà gặp may, còn không thì cũng bằng nhau cả. Cùng một lớp học, cùng độ tuổi, cùng thày cô dạy còn có người giỏi người dốt nữa là... Bản thân mình cũng không dám nói hay. Thời sinh viên suốt ngày yêu đương, chơi bời nên học hành chểnh mảng lắm, may trả nợ môn kịp nên vẫn ra trường đúng năm, được cái bằng trung bình khá, bằng kém nhất lớp thời kỳ đó.

Bất kỳ công đoạn nào, làm gì thì yếu tố con người vẫn là then chốt. Trách nhiệm, trình độ, lương tâm và sự chuyên nghiệp của người thợ thể hiện trong hành động thực tế.

Cám ơn bài viết của bạn khá bổ ích
Hình như bạn nhầm lẫn giữa móng băng và móng bè?
Và bạn nói nếu nền nhà đổ bê tông thì sẽ không bị nồm có chính xác không? Mình ở miền bắc và được biết các sàn tầng trên cũng bị nồm chứ ko riêng tầng 1. Chung cư cáo đến 15-17 tầng mà sàn các tầng vẫn bị nồm.

Khẳng định với bạn mình không nhầm. Mình cũng miền Bắc, cũng ở Hà Nội bạn nhé.

Mình chỉ tóm tắt sơ lược nguyên nhân gây nồm "Nồm là hiện tượng không khí ngưng tụ thành nước trên bề mặt, thường xuất hiện khoảng tháng 2-3 hàng năm tại miền Bắc" chứ không phân tích sâu, đi sâu vào nguyên nhân gây nồm. Các bài viết của mình chủ yếu nêu giải pháp thôi, trình bày cả nguyên nhân nữa thì dài dòng lắm, không cần thiết liệt kê lý thuyết.

"Không khí ngưng tụ thành nước trên bề mặt" thì khoảng 90% là từ dưới lên, 10% từ trên xuống. Giải pháp đưa ra chủ yếu để thực hiện chống nồm từ dưới lên, dân gian còn gọi là hiện tượng "đất đổ mồ hôi", còn 10% bên trên phụ thuộc vào nhiệt độ trong phòng. Nếu nhà móng băng, bê tông cốt thép đảm bảo thì bề mặt luôn khô, hơi nước không thể ngưng tụ được.

Nhà cao tầng mặt bằng rộng, tường chia nhiều, ngăn nhiều phòng, không khí khó lưu thông, không đảm bảo thông thoáng nên vẫn bị nồm kể cả trên tầng cao. Bạn để ý mà xem, cùng một khu nhà, những nhà tầng cao thì bị nồm nhưng với tầng thấp được sử dụng làm khu dịch vụ như siêu thị, phòng tập... lại hầu như không bị nồm, vì tường không chia, không ngăn nhiều, không khí lưu thông tốt.

Chính vì gogle một cách dễ dàng nên mình mới thắc mắc khái niệm của bạn về móng băng và làm nhà bằng móng băng sẽ ko bị nồm như bạn khẳng định.
Móng bè mới là móng đổ bê tông toàn bộ đáy nền móng. Còn móng băng là móng chỉ đổ các đài, dầm móng băng qua, nối các đầu cột với nhau, ở giữa vẫn còn những khoảng đất trống, có nghĩa nếu làm móng băng thì đáy móng không hoàn toàn được phủ hết bê tông.
ở hà nội hay nhiều nơi khác. Móng băng là móng phổ biến nhất trong thi công nhà dân dụng, có thể nói tỉ lệ làm móng băng là nhiều nhất so với các loại móng khác như móng bè (Đổ bê tông kín hết đáy móng), móng cọc ( Đóng cọc tre hay cọc bê tông gia cố nền móng.... thực chất cũng là dạng móng băng được gia cố thêm), móng cốc....
Còn về khái niệm tại sao nồm... mình đồng ý với bạn. 
Thân

Mình không có dòng nào đưa ra khái niệm về móng băng, móng bè. "Khái niệm" thì chỉ chung chung và cần giải thích. Giải thích thế nào thì tùy theo vùng miền, tùy quy mô và tùy nhận thức. Trong xây dựng cũng vậy. Cách đây khoảng nửa năm trên FB diễn ra cuộc tranh luận gay gắt của hàng trăm KTS từ già đến trẻ về từ XANH trong KIẾN TRÚC XANH. Xanh là thế nào? Hiểu thế nào là xanh? Cuối cùng mỗi người 1 cách hiểu, 1 cách nghĩ, không có điểm chung.

Khoảng 7 năm trước mình có dẫn quân vào miền Nam thi công tòa Hoàng Tháp Plaza trong HCM, mình ở đây khoảng 6 tháng. Đầu tiên mình cũng tự tin lắm, khăng khăng một mực về những gì gọi là lý thuyết và thực tiễn, sẵn sàng tranh cãi ngay (lúc đó mình cũng đã tham gia thi công một số căn nhà dân, biệt thự). Nhưng ở đây là công trình lớn, gặp các kỹ sư đầu ngành, được nghe giải thích, tận mắt nhìn thực tế thi công từ to đến nhỏ... khiến cho mình vỡ ra nhiều điều. Chính từ đó mình mới chú tâm tìm hiểu, mày mò thêm về nghiệp vụ.

Trong Nam giải thích khái niệm móng băng khác miền Bắc, thi công móng băng cũng có khác miền Bắc. Tùy theo quy mô công trình, theo điều kiện thực tế mà có cách hiểu và xử lý khác nhau. Cách giải thích móng băng của bạn trên lý thuyết chung là đúng, nhưng bạn có thể tìm hiểu thêm về điều này tại các diễn đàn xây dựng, sẽ thấy thêm nhiều điều mới mẻ.

Bếp


Nhiều người nghĩ đơn giản, cứ thiết kế cái bếp, rồi tủ lạnh coi như là xong. Thế nhưng khi đưa vào sử dụng thì nó lại loằng ngoằng phức tạp, và chỉ các bà nội trợ mới cảm nhận được điều đó. Thử tưởng tượng xem việc tủ lạnh là nơi lưu trữ thức ăn nhiều nhất lại ở xa bếp thì có bất tiện không? Chạy đi chạy lại cũng mệt.

Ít nhất 2 lần mình đã phải chỉnh sửa lại bản vẽ chỉ vì vẽ sai cái bếp, không đúng với quy trình và công năng sử dụng. Mình quán triệt theo quy trình "khép kín" sau:

Lưu trữ => Sơ chế => Rửa => Chế biến, đun nấu => Bàn ăn, bàn soạn

Trong đó lưu trữ thường là tủ lạnh, sơ chế là nơi băm chặt nhặt nhạnh, rửa tại chậu rửa rồi đưa sang đun nấu, sau đó là đồ ăn ra bàn. Đồ ăn còn thừa lại cho vào tủ lạnh. 

Bố trí theo "vòng tròn" như vậy thì sẽ đỡ mệt, đỡ mất công người nội trợ chạy đi chạy lại và rất tiện cho công việc nội trợ. Tưởng đơn giản nhưng nhiều KTS không biết điều này, vì đa số có mấy ai làm công việc chợ búa cơm nước đâu 


http://imagizer.imageshack.com/img537/3619/GvplnF.jpg
 

Mỗi ngôi nhà có hướng cụ thể, năm nay nhận được sao này chiếu, năm khác có sao khác hợp vào. Nó sẽ nhận được những năng lượng tích cực hoặc tiêu cực . 

Mỗi năm qua đi, vũ trụ thay đổi, tinh tú thay đổi, vị trí của các chòm sao này thay đổi theo một quỹ đạo nhất định. Vì thế, với mỗi ngôi nhà có hướng cụ thể, năm nay nhận được sao này chiếu, năm khác có sao khác hợp vào. Nó sẽ nhận được những năng lượng tích cực hoặc tiêu cực .Để giúp gia chủ chủ động hơn trong việc đón lành tránh dữ cho ngôi nhà của mình, dưới đây là những tư vấn cụ thể về bài trí đồ đạc nội thất cho từng hướng nhà trong năm mới Ất Mùi:

 

ĐỒ HÌNH PHI TINH NĂM ẤT MÙI 2015

http://imagizer.imageshack.com/img537/982/UNBkT6.jpg

 


 

  • Nhà hướng Bắc: Đón năng lượng số 8 hay theo khoa Phong thủy cổ truyền là sao Bát Bạch.


Năng lượng mang số 8 là năng lượng tốt nhất trong năm Ất Mùi, vừa là dòng năng lượng chủ đem đến mọi sự thuận lợi, may mắn trong năm cho tài lộc đặc biệt về điền trạch… Để giúp những dòng năng lượng này tăng trưởng tốt trong ngôi nhà, nên sử dụng đôi câu đối trước cửa nhà, viết trên nền giấy đỏ, treo đèn lồng đỏ, trang hoàng ngày tết với những quả cầu thủy tinh, đồ vật làm bằng đá hoặc gốm, đặt bể cá cảnh hoặc ang nước nhỏ trước sảnh để kích thích nguồn năng lượng này…


 

  • Nhà hướng Tây Nam: Theo phong thủy cổ truyền, trong năm Ất Mùi sẽ đón sao Cửu Tử mang dòng năng lượng số 9.


Năng lượng mang số 9 là một trong những cát tinh chủ về học vấn, sự nổi danh, văn chương. Để nghinh đón cát tinh này sao cho phát huy hết tác dụng, nên treo đèn trang trí rực rỡ, đèn lồng hoặc đèn nhấp nháy khuyến khích sử dụng và những cây hoa tươi tắn để kích thích, tăng cường nguồn năng lượng tốt lành này. Năm nay thái tuế cũng nằm cung Tây Nam nhưng vẫn có thể động thổ tốt vì có sao Cửu tử là vượng khí trấn tại cung này. Năm ngoái Thái Tuế và sao Bát Bạch đồng cung tại cung phía nam nên một số chung cư có trục hướng Nam- Bắc bán rất tốt như khu Times city hoặc Hòa Bình Green City chẳng hạn.


 

  • Nhà hướng Đông: Trong năm Ất Mùi sẽ nhận dòng năng lượng số 1, tức sao Nhất Bạch trong phong thủy cổ truyền.


Năng lượng mang số 1 là dòng năng lượng tốt, đặc biệt lợi về học hành, bằng cấp, thi cử, những chuyện tình duyên, giao lưu họp mặt trong công việc… Nên treo chuông gió bằng đồng hoặc một bể cá trong phòng khách ngay nơi cửa ra vào để tăng cường năng lượng khu vực này. Nơi phòng khách, khoảng không gian đầu tiên khi bước vào nhà có thể bài trí giàn nhạc, bộ đàn piano để kích hoạt mạnh hơn dòng năng lượng tích cực này.


 

  • Nhà hướng Đông Nam: Theo phong thủy cổ truyền, trong năm Ất Mùi sẽ đón sao Nhị Hắc mang số 2.


Năng lượng mang số 2 là ngôi sao không tốt, bất lợi về sức khỏe, dễ mang đến những xích mích, cãi vã, chỉ lợi cho đàn bà, không lợi thế cho đàn ông… Nên đặt những pho tượng mang tính tín ngưỡng bằng kim loại tại khu vực gần cửa nhà hoặc treo xâu tiền xu, treo chuông gió đồng cũng hóa giải bất lợi và tăng cường năng lượng tốt cho khu vực này.


 

  • Nhà hướng Tây Bắc: Đón năng lượng số 4 hay theo khoa Phong thủy là sao Tứ Lục.


Năng lượng mang số 4 là dòng năng lượng tích cực, chủ về văn chương, thi cử, học vấn, danh tiếng … Trong năm Ất Mùi nên sử dụng những đồ vật trang trí chứa nước nhỏ hay những tấm thảm màu xanh nước biển trải trước cửa phòng khách để tăng cường thêm những nguồn năng lượng tốt cho căn nhà của mình.


 

  • Nhà hướng Tây: Trong năm Ất Mùi sẽ chịu tác động của năng lượng số 5, tức Ngũ Hoàng trong môn phong thủy.


Năng lượng mang số 5 là dòng năng lượng tiêu cực nhất của năm, sao này chủ về tai nạn, hao tài tốn của lại đem tới nhiều điều kém hên trong làm ăn. Cho nên, đối với nhà cửa hướng Tây trong năm Ất Mùi nên Nghi Tĩnh bất nghi động giữ tránh đập động thổ, chặt cây lớn, đập phá… Tuy nhiên, trong năm Ất Mùi, Ngũ Hoàng rơi vào hướng Tây cũng không phát tác quá mạnh mẽ, trước cửa nhà chúng ta nên treo chuông gió 6 ống rỗng, làm bằng đồng là tốt nhất hoặc đặt cặp nghê trước cửa hay treo xâu tiền kim loại cổ giúp hóa giải những dòng năng lượng xấu này.


 

  • Nhà hướng Đông Bắc: Đón năng lượng số 6 hay theo khoa Phong thủy cổ truyền là sao Lục Bạch.


Năng lượng mang số 6 là dòng năng lượng tốt, chủ về chức danh, quyền bính, có thiên hướng thuận lợi trong hành pháp, mang lại nhiều cơ hội cho thăng quan tiến chức trong năm Ất Mùi. Trong năm 2015 nên ưu tiên sử dụng những đồ vật màu vàng trong phòng khách của căn nhà hoặc có thể dùng đôi Voi đồng, Ngựa đồng, Kỳ hưu hoặc bằng đá đặt trước cửa để nghinh đón những dòng năng lượng tốt lành này.


 

  • Nhà hướng Nam: Theo phong thủy cổ truyền, trong năm Ất Mùi sẽ đón sao Thất Xích mang dòng năng lượng số 7.


Năng lượng mang số 7 là dòng năng lượng thiên hướng xấu trong năm Ất Mùi, chủ đem lại sự xung đột trong gia đình, trộm cắp vặt, tốn của…. Vì vậy nên hạn chế gây động đến hướng Nam để tránh tạo ra những ảnh hướng xấu tới từ nguồn năng lượng ở khu vực này gây ra. Trong năm 2015 ưu tiên dùng những đồ vật màu đỏ trong phòng khách của căn nhà hoặc có thể dùng bể cá cảnh nhỏ nuôi 1 con cá màu đen đặt trước sảnh nhà để hóa giải dòng năng lượng này.http://imagizer.imageshack.com/img538/8440/XapMy6.jpg

 

 hình phối cảnh ạ
http://s2.postimg.org/8uskg167t/ql_1.jpg
bản vẽ trệt ạ


http://s16.postimg.org/64vhfs0sl/mat_bang_tret.jpg 

 

- Khi đào đất chú ý đào rộng hẳn ra. Trường hợp nhà doilathe thì đào đến sát móng nhà rồi. Đào bể ngầm, bể phốt, móng thì đào luôn, tiện công. Ở quê giá nhân công rẻ, đào 1 m3 khoảng 80.000 đ thì không có lý do gì không làm cái hồ, vừa là đẹp, vừa là điều hòa không khí cho cả ngôi nhà. Cần đào thêm 1 cái hố nhỏ rồi đặt cái chậu nhựa xuống đó làm phễu nước phục vụ cho việc hút, thay nước khi cần.

- Đầm nền phẳng. Đặt luôn ống nhựa phi 34 vào hố thu nước, nối thẳng lên chỗ máy bơm đặt sát góc nhà phía sau cùng cho gọn.

- Lót lớp bê tông đáy. Chú ý khi đào, nếu nước bề mặt cao thì phải đào ở góc sâu xuống để nước chảy vào đó và phải tát nước liên tục. Nền đất cứng và khô thì quá tốt. 

- Khi lớp bê tông lót đáy khô, lót tiếp 1 lớp bê tông cốt thép lên trên. Trường hợp kinh phí không dư dả thì ra chợ mua vải bạt che mưa của mấy bà che quầy hàng rồi phủ lên toàn bộ bề mặt, sau đó đổ tiếp lớp bê tông lên. Không cần dùng đến sắt thép.

- Xây thô thành bể bằng gạch đặc, xây bậc lên xuống và làm đường nước vào bể. Xây thành bể 110 thôi cũng được, vữa tốt và cát vàng chứ không dùng cát đen. Lòng bể bơi rộng bao nhiêu thì đo và xây bấy nhiêu thôi, nhớ trừ đi lớp trát, láng. Xây thành hình chữ nhật hay hình oval, bầu dục... đều được hết. Trường hợp nhà doilathe bể bơi không lớn lắm thì nên xây theo hình chữ nhật để tận dụng diện tích.
Chú ý không xây sát vào vách đất, xây cách ra để còn xử lý thấm. Đường nước vào bể thì đặt ống tại vị trí nào thuận lợi, gần với đường nước cấp của gia đình nhất nhưng tránh khu vực lên xuống ra.

- Tiếp tục dùng vải bạt che vách đất rồi đổ bê tông vào giữa tường xây và vải bạt. Chú ý đổ bê tông từ từ, tốt nhất là cách nhật vì nếu đổ bê tông 1 lần thì lớp tường xây sẽ bị hỏng đấy.

- Trát, láng đáy và thành bể.

- Trường hợp kinh phí có thì có thể dùng gạch kính dán đáy bể và thành bể. Tiền ít hơn thì ốp gạch. Kinh phí hạn hẹp nữa thì dùng... sơn chịu nước. Màu sắc xanh đỏ tím vàng như thế nào thì phụ thuộc vào sở thích của mỗi người.

Tính chi phí cả công đào, công thợ xây, vật liệu vải bạt, xi, cát vàng, sơn... hết khoảng 10 triệu để làm xong bể bơi vừa trang trí khu nhà, vừa điều hòa không khí cho cả ngôi nhà thì không có lý do gì không làm http://img.webtretho.com/forum/images/smilies/Smiling.gif

Làm bể bơi được thì bể nước ngầm, bể phốt đều dùng cách này được.

 

 

 

 

nguon VI OLET