GIÁO ÁN KHỐI 6 – TUẦN 9
KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (1)
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức:
+ Nêu được khái niệm bạo lực gia đình
+ Nhận biết được tình huống có bạo lực gia đình
- Về kỹ năng:
+ Có kỹ năng tự bảo vệ bản thân an toàn trong một số tình huống.
- Về thái độ:
+ Học sinh có thái độ cương quyết phòng chống bạo lực gia đình
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- Photo các tình huống cho các nhóm.
- Phim tư liệu: https://www.youtube.com/watch?v=JmVqoaslD3s
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (1 phút)
- Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Bắt nạt học đường là gì?
- Em hãy chia sẻ việc em đã tuyên truyền như thế nào với gia đình về bài học hôm trước?
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt

HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 10 phút.
- Phương pháp: Xem phim, hỏi đáp, thuyết trình.
- Chuẩn bị: Phim tư liệu

- GV chiếu phim theo link:
https://www.youtube.com/watch?v=JmVqoaslD3s
- Sau khi phim kết thúc GV hỏi đáp:
+ Bộ phim nói lên điều gì? (bạo lực gia đình)
+ Ai có trách nhiệm đẩy lùi bạo lực gia đình (BLGĐ)? (tất cả mọi người).
- GV chốt vào bài: BLGĐ đã tồn tại và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho rất nhiều người, trong đó chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. BLGĐ phá vỡ hạnh phúc của các gia đình. Tất cả chúng ta phải có trách nhiệm đẩy lùi BLGĐ. Vậy, BLGĐ là gì? Với vai trò là HS lớp 6 thì các em sẽ làm gì để bảo vệ mình trước BLGĐ? Để trả lời câu hỏi đó, hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiên cứu bài KN Phòng chống BLGĐ.
(GV ghi bài lên bảng).
- HS ôn lại kiến thức và chuẩn bị tâm thế vào bài học mới.

HĐ2: Làm việc nhóm
- Thời gian: 15 phút
- Nội dung trọng tâm: Tìm hiểu khái niệm bạo lực gia đình
- Phương pháp và KTDH: Thuyết trình, hỏi đáp.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị:
- GV chia lớp thành các nhóm 5 đến 7 người và yêu cầu thảo luận nhóm theo câu hỏi: Bạo lực gia đình là gì?
- Các nhóm thảo luận trong vòng 5 phút rồi cử đại diện phát biểu, GV ghi vắn tắt thông tin lên bảng và chốt bằng khái niệm (trích từ Điều 1 Luật phòng chống BLGĐ):
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
- GV mời HS giải thích các cụm từ gạch chân và lấy ví dụ minh họa. GV chốt:
+ Hành vi cố ý: Những hành động có ý định trước.
+ Thành viên gia đình: Những người cùng sống trong gia đình (gây bạo lực lẫn nhau)
+ Gây tổn hại: Gây tổn thương về thể chất, tinh thần, kinh tế
- Nêu được khái niệm bạo lực gia đình



HĐ3: Nghiên cứu tình huống
- Thời gian: 25 phút
- Nội dung trọng tâm: Nhận biết tình huống có bạo lực gia đình.
- Phương pháp và KTDH: Nghiên cứu tình huống, hỏi đáp.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Tình huống
- GV yêu cầu HS: Dựa vào 3 từ khóa “cố ý”, “thành viên gia đình” và “tổn hại” để các em xác định các tình huống sau có phải là tình huống có bạo lực gia đình không? Ai là người gây bạo lực? Ai là nạn nhân của bạo lực?:
+ Tình huống 1. Hôm nay, bố A đi uống rượu đám cưới về. Vì uống hơi nhiều nên bố A đã không làm chủ được hành vi và có quát tháo vợ con.
(Gợi ý: Có bạo lực gia đình, vì quát tháo là có “làm tổn thương” tâm lý của “các thành viên” – vợ con)
+ Tình huống 2. Bé N thường muốn đi theo bố. Tối qua, bố N có việc ra ngoài nên N đã đòi đi theo. Nhà N có cửa cuốn tự động. Khi bố N vừa ra ngoài thì ấn nút cửa cuốn lại và
nguon VI OLET