KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BẠO LỰC GIA ĐÌNH (2)

I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức:
+ Các ứng phó bạo lực gia đình.
+ Ứng xử phù hợp khi chứng kiến người khác bị bạo lực gia đình.
- Về kỹ năng:
Học sinh áp dụng được cách ứng phó và ứng xử với bạo lực gia đình.
- Về thái độ
+ Học sinh ý thức phòng tránh bạo lực gia đình, tích cực lên tiếng để bạo về mình và mọi người xung quanh.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A4, giấy A0, bảng, bút...
Một số tình huống .
Giáo án.
Bảng, phấn.
Slide, video
Máy chiếu/máy tính
.....
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
- Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1. ...............................
Câu 2. ...............................
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt

HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 10 phút
- Hình thức: Tổ chức trò chơi
- Phương pháp: Làm việc nhóm.

- GV tổ chức trò chơi: Cả nhà thương nhau
Luật chơi:Lớp học chụm 3 bạn lại 1 nhóm (nếu dư 2 bạn thì nhóm 2 bạn, còn dư 1 bạn bạn đó sẽ hỗ trợ cô quan sát đội nào làm sai). Ba bạn sẽ đứng hàng ngang, phân chia bạn bên phải đóng là Bố, Bạn bên trái đóng là Mẹ, Bạn ở giữa đóng là con. Khi cô hô “cả nhà thương nhau”- cả lớp đáp “thương ai, thương ai”, cô trả lời thương ai thì trong nhóm sẽ bế người đó lên “Thương Bố/ Thương Mẹ/ Thương con/ Thương Mẹ và Con/ Thương…”.
- Kết thúc trò chơi dành cho mỗi đội 200 điểm vì tham gia nhiệt tình và cố gắng bế bạn lên hết mình.
(Gia đình yêu thương nhau, hạnh phúc, ngập tràn tiếng cười, để bảo vệ hạnh phúc gia đình chúng ta cần phòng tránh bạo lực gia đình. Hôm nay chúng ta sẽ biết cách ứng phó và sẽ hành động như thế nào khi chứng kiến bạo lực gia đình.
- HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và nhớ được tên bài học.


HĐ2: Cách ứng phó bạo lực gia đình.
- Thời gian: 20 phút.
- Phương pháp: Làm việc nhóm.
- Chuẩn bị: Luật chơi, mật thư 3 vòng khác
-GV đặt câu hỏi: Các em sẽ làm gì nếu như bạo lực gia đình xảy ra?
- HS trả lời câu hỏi, GV đưa ra cách ứng phó khi xảy ra bạo lực gia đình.
Cách ứng phó khi xảy ra bạo lực gia đình.
+ Chuẩn bị kế hoạch thoát thân:Khi có xung đột xảy ra, có dấu hiệu bạo lực sẽ tới, đừng có kích thích bằng hành động/lời lẽ không phù hợp nên khéo léo rút lui, rời khỏi các vị trí nhiều nguy cơ như nơi có nhiều đồ dùng có thể trở thành hung khí bạo hành (dao, kéo, chổi, phích,…) rời những nơi nhà tắm, bếp, buồng không có cửa thoát… Tránh các chỗ không người, khó nghe tiếng kêu cứu của bạn.
+ Hợp tác, không chống trả nếu như tình hình nghiêm trọng rồi tìm cách thoát: Nếu tình hình trở nên nghiêm trọng, người gây bạo lực quá mất bình tĩnh, nóng giận đến mức nguy hiểm, có thể tạm nghe lời để anh ta bình tĩnh trở lại. Vấn đề cần thiết lúc này là sự an toàn của chính mình và con cái (nếu có). Và ngay lập tức tìm cách thoát thân chứ đừng nên đôi co, chống trả lại.
+ Nếu không thể sống chung được, cần chuẩn bị sẵn kế hoạch cách thoát thân an toàn bất cứ lúc nào nếu có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng. Phải giữ bí mật kế hoạch này không để cho kẻ gây bạo lực biết. Nếu có thể bạn nên học một vài thế võ phòng thân
+ Chuẩn bị sẵn địa chỉ an toàn.
Sống với một kẻ bạo lực, bạn nên chuẩn bị sẵn các số điện thoại cần thiết như công an, hội phụ nữ, người thân, bạn bè…để khi có bạo lực xảy ra có thể kêu cứu. Nếu có hàng xóm gần và thân thiết, bạn nên nhờ trước họ để họ kịp thời can thiệp hoặc báo công an khi có tiếng động nghi ngờ từ nhà mình.Không nên im lặng bởi điều đó chỉ làm cho nguy cơ bạo lực gia tăng mà thôi.
+ Chuẩn bị sẵn địa chỉ an toàn có thể đến bất cứ khi nào (
nguon VI OLET