KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO

I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức:
+ Hiểu được tư duy sáng tạo là gì.
+ Ý nghĩa của tư duy sáng tạo trong cuộc sống
+ Biết cách rèn luyện tăng khả năng tư duy sáng tạo.
- Về kỹ năng:
Áp dụng cách rèn luyện tăng khả năng tư duy sáng tạo.
- Về thái độ
+ Học sinh tích cực giải quyết vấn đề bằng cách suy nghĩ các phương pháp hiệu quả, nảy sinh nhưng ý tưởng sáng tạo.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A4, giấy A0, bảng, bút...
Báo, kéo, keo dính
Một số tình huống mẫu dành cho thảo luận nhóm.
Giáo án.
Bảng, phấn.
Slide, video
Máy chiếu/máy tính
.....
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
- Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1. ...............................
Câu 2. ...............................
3. Nội dung bài học mới:

Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt

HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 10 phút
- Hình thức: Tổ chức trò chơi.
- Phương pháp: Làm việc nhóm.
- Chuẩn bị: Luật chơi; Hình ảnh; Clip quảng cáo.
- GV tổ chức trò chơi: Hãy đoán xem hôm nay chúng ta học về chủ đề gì thể hiện khả năng của con người qua những hình ảnh và đoạn quảng cáo sau?
- Hình ảnh: Thể hiện sự sáng tạo
- Quảng cáo: Honda
https://www.youtube.com/watch?v=akG0gjpz10g
Luật chơi: Mỗi đội sau khi xem hình ảnh và có 3 phút thảo luận đưa ra 3 đáp án vào trong tờ giấy được phát, một trong ba đáp án đúng thì đội ghi 150 điểm.
(GV: Đáp án chính xác đó là sự sáng tạo. Nhờ vào sự sáng tạo chúng ta xem những bức ảnh trầm trồ khen ngợi, xem một đoạn quảng cáo thú vị, chỉ mấy phút nhưng Honda đã cho chúng ta thấy tất cả các dòng sản phẩm rất ấn tượng.
Ngày hôm nay chúng ta sẽ học về Kỹ năng tư duy sáng tạo, và biết đâu, hôm nay chúng ta sẽ ngạc nhiên về khả năng tư duy sáng tạo của chính mình.
HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và nhớ được tên bài học.
-HS rút được nội dung bài học qua trò chơi

HĐ2: Tư duy sáng tạo
- Thời gian: 10 phút
- Nội dung trọng tâm: HS trả lời câu hỏi và rút ra nội dung bài học về ý nghĩa của Tư duy sáng tạo trong đời sống.
- Hình thức: Hỏi - đáp.

Câu chuyện: Trái dưa Hấu
- GV đặt câu hỏi: Qủa dưa hấu bình thường chúng ta thấy có hình gì? Các em mua khoảng bao nhiêu tiền 1 quả?
Câu chuyện trái dưa Hấu rất đơn giản, đó là, bình thường trái dưa hấu sẽ như các em vẫn thường thấy. Nhưng một người nông dân đã tìm cách biến nó thành hình vuông, hình thỏi vàng, và thậm chí hình xe hơi Mercedes,… và giá của nó lên tới 10 triệu đồng/cặp nhưng không đủ dưa để bán.
- GV đặt câu hỏi: Lí do vì sao 1 cặp dưa lại có giá đắt như vậy? Chất lượng bên trong của hai quả dưa hình bầu dục và hình khác loại có khác nhau không?
(Một trong những lí do khiến cho quả dưa trở nên giá trị như vậy đó là khả năng sáng tạo của người nông dân, nghiên cứu tìm ra cách tạo ra những khuôn hình khác nhau cho trái dưa, chúng được cho vào khuôn hình vuông, hình thỏi vàng, hình xe,…để tạo ra sự độc đáo và thu hút người mua. Nhưng không kể đến là cần sự cần cù chịu khó để chăm sóc chúng hàng ngày.
Những quả dưa hấu đã thay đổi cuộc sống của người nông dân Trần Thanh Liêm ở Cần Thơ (Người trong ảnh).
Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất. Nói cho dễ hiểu thì sáng tạo là hoạt động của con người tạo ra sản phẩm và sản phẩm này phải đáp ứng được hai yêu cầu sau:
Có tính mới (mới về chất)
Có giá trị so với sản phẩm cũ (có lợi hơn, tiến bộ hơn)
Tư duy sáng tạo là quá trình con người sử dụng não bộ một cách linh hoạt tạo ra những sáng kiến mới có giá trị mới về cả tinh thần lẫn vật chất.
Những hoạt động tư duy có sáng kiến gọi là
nguon VI OLET