KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BẠO LỰC GIA ĐÌNH (1)

I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức:
+ HS phân biệt được 4 hình thức bạo lực gia đình.
+ HS Trình bày được hậu quả của BLGĐ.
+ HS hiểu về quy định pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
- Về kỹ năng:
HS có kỹ năng tuyên truyền phòng tránh bạo lực gia đình.
- Về thái độ
+ Học sinh ý thức được hậu quả của bạo lực gia đình, phòng tránh bạo lực gia đình.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A4, giấy A0, bảng, bút...
Giáo án.
Bảng, phấn.
- Slide, video
Máy chiếu/máy tính
.....
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
- Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1. ...............................
Câu 2. ...............................
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt

HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 10 phút
- Hình thức: Tổ chức trò chơi
- Phương pháp: Làm việc nhóm.
- Chuẩn bị: ô chữ bí mật.
- GV tổ chức trò chơi: - Trò chơi: Ô chữ bí ẩn
(Trước khi dạy bài này không nói cho học sinh bài học tiếp theo là gì)
Luật chơi: GV có 1 dãy ô chữ bí ẩn. Mỗi đội đoán có 2 lượt đoán, mỗi lượt chọn 1 chữ cái. Nếu có chữ cái đó trong dãy ô chữ thì đội đó ghi được 100 điểm. (Nếu 1 chữ có nhiều lần trong ô chữ số thì nhân điểm lên số lần).
Đội nào tìm ra từ khóa chính xác sẽ ghi được 500 điểm. (Trả lời bất kì lúc nào muốn trả lời từ khóa). Đội nào trả lời sai từ khóa sẽ dừng cuộc chơi.
Câu hỏi: Có 13 ô chữ, nội dung đây là hành vi dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình.
Đáp án: BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Nhắc lại kiến thức đã học
- Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007)
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý. Mục đích của bạo lực gia đình là để thiết lập và áp dụng quyền lực và sự kiểm soát đối với người khác. Bạo lực được sử dụng để đe dọa, xúc phạm hoặc làm nạn nhân khiếp sợ.
- HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và nhớ được tên bài học.


HĐ2: Hình thức bạo lực gia đình
- Thời gian: 25 phút
- Phương pháp: Làm việc nhóm.
- Chuẩn bị: Phiếu phân loại các hình thức bạo lực gia đình.
- BLGĐ thường là một tập hợp những ép buộc và kiểm soát của một người với một người khác. Nó không chỉ là một hành động tấn công về thể chất và thậm chí có thể không liên quan đến thể chất. Nó bao gồm việc sử dụng lặp đi lặp lại một số phương thức như dọa nạt, đe dọa, cướp đoạt về kinh tế, cô lập, bạo lực về tâm lý, bạo lực về tình dục. Một số hành vi lạm dụng của thủ phạm làm tổn thương đến nạn nhân về cả thể chất lẫn tinh thần. Thủ phạm cũng sử dụng những phương thức khác bao gồm cả hành vi bạo về tinh thần. Các hành vi này có thể không gây ra thương tích về thể chất nhưng lại gây ra tổn thương về tâm lý cho nạn nhân.
* Bốn dạng bạo lực gia đình:
- Bạo lực thể chất: Bao gồm những hành vi như đánh đập, ngược đãi, tra tấn hoặc các hành động cố ý khác làm nạn nhân bị thương tích, ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc bị thiệt mạng. (đấm, đẩy, cắn, véo, bóp cổ...)
- Bạo lực tâm lý/ tinh thần: Bao gồm những hành vi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của phụ nữ - những hành vi như lăng mạ, chửi bới, đe dọa hoặc các hành vi xúc phạm khác, kiểm soát và ngăn cấm người phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội hoặc kinh tế. (chửi thề, chửi bới, làm tổn thương lòng tự trọng, đổ lỗi, chỉ trích suy nghĩ và tình cảm, đe dọa; ném, đập phá, giấu đồ đạc, đấm vào tường…)
- Bạo
nguon VI OLET