Lớp 9
KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TÁC HẠI CÁC CHẤT KÍCH THÍCH (2)

I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức:
+ HS nhận thấy biểu hiện và tác hại của sự kì thị đối với con người nói chung và người nghiện chất nói riêng
+ HS biết cách chia sẻ và thể hiện sự cảm thông đối với người nghiện chất
- Về kỹ năng:
Kỹ năng chia sẻ cảm xúc
- Về thái độ:
Học sinh thể hiện thái độ quan tâm, tôn trọng người nghiện chất và mọi người xung quanh.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A0, giấy A3, A4, bảng, bút...
Giáo án.
Bảng, phấn.
Máy chiếu/máy tính
Video https://www.youtube.com/watch?v=noWLXD8-WSI
.....
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
- Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1. Những cảm xúc nào là phổ biến ở người nghiện chất?
Câu 2. Chia sẻ lại những cách giúp đỡ/ hỗ trợ người nghiện chất có cảm xúc tích cực?
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt

HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 10 phút
- Hình thức: Trò chơi
- Chuẩn bị: 5 mảnh giấy có 5 nhân vật khác nhau: Người da đen, Người nghiện ma túy, Con người nghiện ma túy; một học sinh có hạnh kiểm trung bình.

- GV chọn 5 hs đóng vai 5 nhân vật (bốc thăm ngẫu nhiên)
HS trong lớp đóng vai là khán giả. Khán giả suy nghĩ như thế nào về những nhân vật ở trên này.
GV hỏi ngược lại 5 nhân vật: Em cảm thấy như thế nào khi bị đánh giá như vậy? Những đánh giá này có đúng về bản chất con người em không?
Em (tức nhân vật) mong muốn được mọi người đối xử như thế nào?
- Gv dẫn vào bài: Kì thị là gì? Sự kỳ thị được hiểu là thái độ không chấp nhận và áp đặt cái nhìn tiêu cực, gắn nhãn cho một người hoặc một nhóm người trên cơ sở sự khác biệt về một phẩm chất hay đặc điểm nào đó.
Trong xã hội ngày nay vẫn còn rất nhiều người có sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nghiện ma túy và điều này rất nguy hiểm bởi nó sẽ làm người nghiện cảm thấy mình bị cô lập, bị xã hội ruồng bỏ và sẽ lấn sâu hơn vào ma túy để tìm “lối thoát”.

Thông qua quá trình đóng vai, hs được trải nghiệm vào chính nhân vật để có cái nhìn cảm thông hơn với những người bị kì thị.


HĐ2: Sự kì thị sẽ khiến người nghiện chất nặng hơn
- Thời gian: 20 phút
- Phương pháp và KTDH: làm việc nhóm, cả lớp
- Chuẩn bị: giấy A3 cho làm việc nhóm
Video https://www.youtube.com/watch?v=noWLXD8-WSI


- GV: Nghiện ma túy là tình trạng của bệnh lý, mọi người trong xã hội luôn lên án họ mà không ý thức được rằng triệu chứng nghiện đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của người sử dụng ma túy.
Do đó, nghiện ma túy thực chất là một căn bệnh mãn tính về não bộ, không phải là tệ nạn xã hội. Căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa được nhưng cần nhiều thời gian và sự cố gắng của cả người nghiện lẫn gia đình và cộng đồng xã hội. Những người nghiện ma túy chỉ trở thành tội phạm của xã hội khi phá vỡ quy tắc và chuẩn mực xã hội, nhất là khi họ có các hành vi vi phạm pháp luật và trật tự, an toàn xã hội.
Công bằng mà nói thì ma túy là tệ nạn xã hội, nhưng người nghiện ma túy thì không phải. Người nghiện ma túy có thể được coi là NẠN NHÂN của ma túy bởi rất nhiều người nghiện ma túy do ép buộc, do thiếu hiểu biết hoặc bị dụ dỗ, lôi kéo, hoặc do hoàn cảnh xô đẩy… Trừ khi họ làm việc trái pháp luật, nếu không chúng ta không nên đánh đồng tất cả những người nghiện ma túy là tệ nạn xã hội.
Phần lớn những người nghiện khi tỉnh táo đều muốn cai nghiện để làm lại cuộc đời nhưng điều này là vô cùng khó khăn. Nếu gia đình và xã hội coi họ là người bệnh, cần được chăm sóc, bao dung thì sẽ giúp họ có quyết tâm cai nghiện hơn để sớm trở về cuộc sống bình thường.
- GV hỏi: Vậy tại sao chúng ta không nên kì thị
nguon VI OLET