GIÁO ÁN KHỐI 7 – TUẦN 1
KỸ NĂNG GIAO TIẾP (1)

I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức:
+ HS biết cách sử dụng lời nói phù hợp khi giao tiếp với các đối tượng khác nhau (người lớn tuổi/ bạn bè/ em nhỏ).
+ HS trình bày được thái độ giao tiếp phù hợp và nhận biết được thái độ của người giao tiếp thông qua biểu hiện của khuôn mặt, cử chỉ.
- Về kỹ năng:
+ Vận dụng lời nói + nét mặt trong giao tiếp ở một số tình huống cụ thể.
- Về thái độ:
+ Học sinh có thái độ phù hợp khi giao tiếp với các đối tượng khác nhau.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A4, giấy A0, bảng, bút màu.
Thẻ thái độ
Một số tình huống mẫu dành cho xử lý tình huống
Giáo án.
Bảng, phấn.
Máy chiếu/máy tính
.....
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
- Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt

HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 8 phút
- Hình thức: Tổ chức trò chơi
- Phương pháp: Hỏi đáp.
- Chuẩn bị: Luật chơi
- GV tổ chức trò chơi: Phóng viên cao thủ
Luật chơi: GV yêu cầu mỗi học sinh sẽ trở thành phóng viên nhí. Các phóng viên sẽ có 2 phút chuẩn bị những câu hỏi để tìm hiểu thông tin về các bạn/ thầy cô trong lớp ( tên, tuổi, sở thích, sở ghét….). Sau đó các phóng viên có 3 phút để vừa đi phỏng vấn và ghi lại các thông tin. Bạn nào có được nhiều lượng thông tin nhất sẽ là Phóng viên cao thủ.
- Kết thúc trò chơi, GV yêu cầu các phóng viên bật mí về những bí mật để có được lượng thông tin nhanh nhất (chọn người bạn thân nhất, ghi lại một cách tốc ký bằng ký tự/ sơ đồ tư duy…)
--> GV gợi ý học sinh trả lời một số câu hỏi:
+ Hoạt động phóng viên nhí giúp con đạt được điều gì? (hiểu về thầy cô/ bạn bè..)
+ Trong hoạt động phóng viên nhí con sử dụng kỹ năng nào nhiều nhất? (kỹ năng lắng nghe, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng giao tiếp..)
--> Dẫn nhập vào bài: Khi muốn tìm hiểu hoặc thu nhập một thông tin nào đó từ người khác chúng ta có thể sẽ sử dụng một số kỹ năng như kỹ năng sử dụng lời nói, kỹ năng biểu cảm, kỹ năng lắng nghe… Khi con phối hợp những kỹ năng đó một cách linh hoạt tức là con đang sử dụng kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Và trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu cách thức sử dụng kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả thông qua việc sử dụng lời nói phù hợp và hiểu cảm xúc, thái độ của đối tượng giao tiếp.
- HS lắng nghe, mở vở ghi bài.
HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và nhớ được tên bài học.

HĐ2: Giao tiếp là gì
- Thời gian: 10 phút
- Nội dung trọng tâm: Hiểu giao tiếp là gì và vai trò quan trọng của việc sử dụng lời nói phù hợp trong giao tiếp
- Phương pháp và KTDH: Quan sát trải nghiệm
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Phiếu tên/ hình ảnh các con vật.
- GV sử dụng hoạt động kết nhóm để chia lớp thành ba/ bốn nhóm.
- GV đưa ra một bức ảnh và yêu cầu các nhóm quan sát và thảo luận xem những người trong bức ảnh với đoạn hội thoại họ đang sử dụng kỹ năng giao tiếp như thế nào?

- Kết thúc thảo luận, GV yêu cầu các nhóm chia sẻ về những điều đã quan sát và ghi nhận được từ bức tranh và đoạn hội thoại.
+ Mọi người có thể sử dụng lời nói, cử chỉ để giao tiếp với nhau.
+ Lời nói phù hợp với đối tượng giao tiếp
+ Giao tiếp phải từ hai người trở lên.
…..
- HS trả lời, GV mời 1 HS khác ghi vắn tắt lên bảng đọc lại nội dung trả lời đó.
- GV tổng kết vấn đề:
+ Giao tiếp là hành vi ứng xử, truyền đạt thông tin giữa con người với nhau thông qua lời nói, hình ảnh, cử chỉ, dấu hiệu cảm xúc…
+ Trong giao tiếp sử dụng lời nói và có thái độ phù hợp với đối tượng giao tiếp là chìa khóa quan trọng để cuộc giao tiếp hiệu quả (truyền đạt và
nguon VI OLET