GIÁO ÁN KHỐI 7 – TUẦN 11
KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO (2)
BẢN ĐỒ TƯ DUY

I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức:
HS trình bày được các nguyên tắc xây dựng bản đồ tư duy
- Về kỹ năng:
HS lập được bản đồ tư duy trong học tập (ôn tập 1 bài học; tóm tắt một chương...)
-Về thái độ:
+ Học sinh có thái độ tích cực, chủ động trong công việc
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Bảng, phấn.
Máy chiếu/máy tính
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
- Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Nội dung bài học mới:
GV lưu ý: Bài dạy này, GV dành nhiều thời gian để học sinh tập sử dụng Sơ đồ tư duy ở phần thực hành: Làm một sơ đồ tư duy và nhận xét sơ đồ của các bạn trong lớp để có thể nắm và hiểu được quy tắc xây dựng sơ đồ tư duy ngay tại trên lớp. Tránh tổ chức các hoạt động mất thời gian khác.

Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt

HĐ1: Thử tài trí nhớ
- Thời gian: 10 phút
- Hình thức: Tổ chức hoạt động
- Phương pháp: Trải nghiệm Chuẩn bị: Luật chơi
- GV hướng dẫn hoạt động thử tài trí nhớ
- GV yêu cầu học sinh nghe và ghi nhớ một đoạn văn bản. Sau khi nghe xong học xong, học sinh sẽ đưa ra những thông tin quan trọng của đoạn văn đó.
“Đã từ lâu, người ta biết rằng bộ não của con người có thể được chia ra làm hai phần. Phần não trái và phần não phải. Người ta cũng biết rằng não trái điều khiển phần bên phải của cơ thể, trong khi đó ngược lại, não phải điều khiển phần bên trái cơ thể. Bên cạnh đó, người ta cũng phát hiện rằng việc não trái bị hư tổn sẽ gây ra nửa phần cơ thể bên phải bị tê liệt. Tương tự, nếu như não phải bị hư tổn sẽ khiến nửa phần cơ thể bên trái bị tê liệt”
- GV yêu cầu học sinh chia sẻ nội dung mà mình ghi nhớ được và cách mà con vừa nghe vừa ghi nhớ.
- GV hướng dẫn cách ghi nhớ đoạn văn trên bằng từ khóa:
1. “… não người chia hai phần … não trái não phải … não trái điều khiển bên phải cơ thể … não phải điều khiển bên trái cơ thể … não trái hư tổn, cơ thể bên phải tê liệt … não phải hư tổn, cơ thể bên trái tê liệt …”

2. “Đã từ lâu, người ta biết rằng bộ … của con … có thể được … ra làm … Phần … và phần … Người ta cũng biết rằng … phần … của …, trong khi đó, ngược lại, … phần … Bên cạnh đó, người ta cũng phát hiện rằng việc … bị … sẽ gây ra nửa … bị … Tương tự, nếu như … bị … sẽ khiến nửa phần … bị …”
- Đoạn 1 ghi lại từ khóa khiến mình dễ nhớ hơn.
- GV tổng kết và dẫn vào bài mới: Bộ não của con người có khả năng ghi nhớ kỳ diệu. Tuy nhiên khả năng ghi nhớ này không phải ai cũng giống ai. Điều quan trọng nhất là người nào phải tìm ra được những phương pháp ghi nhớ phù hợp với mình. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu phương pháp ghi nhớ hiệu quả đó là Phương pháp ghi nhớ Bản đồ tư duy
- HS thích thú và hiểu được mục tiêu của bài học.


HĐ2: Nguyên tắc xây dựng Bản đồ tư duy
- Thời gian: 40 phút
- Nội dung trọng tâm: HS hiểu nguyên tắc xây dựng Bản đồ tư duy
- Phương pháp và KTDH: Gợi mở
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- GV giới thiệu một số hình ảnh về sơ đồ tư duy
- GV yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ tư duy mẫu và đưa ra dự đoán về các nguyên tắc để có thể xây dựng được SĐTD.
- GV hướng dẫn các bước xây dựng sơ đồ tư duy
Bước 1 : Xác định từ khóa
Bước 2 : Vẽ chủ đề ở trung tâm.
Để vẽ được chủ đề chính bạn chỉ cần nhớ:  - Luôn vẽ chủ đề trung tâm ở giữa tờ giấy để từ đó có thể phát triển ra các nhánh khác - Có thể tự do sử dụng màu sắc, hình ảnh - Chủ đề cần được làm nổi bật để dễ nhớ, không nên đóng khung hay vẽ gì đó che chắn mất hình  - Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ nếu chủ đề không rõ ràng
Bước 3 : Vẽ nhánh chính
Khi vẽ nhánh
nguon VI OLET