BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỤC NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ
QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC

CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG HỌC







TÀI LIỆU TẬP HUẤN

KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC




Nhóm tác giả

PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng
PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa
PGS.TS Nguyễn Văn Hiền
TS. Trần Văn Tính
ThS. Bùi Ngọc Diệp
ThS. Nguyễn Hồng Đào























Hà Nội 2015
MỤC LỤC
Trang
Mục lục


Danh mục từ viết tắt


Module 1: Một số vấn đề chung về hoạt động trải nghiệm sáng tạo


Hoạt động 1


Hoạt động 2


Hoạt động 3


Hoạt động 4


Module 2: Mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo


Hoạt động 1


Hoạt động 2


Hoạt động 3


Module 3: Đánh giá trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo


Hoạt động 1


Hoạt động 2


Hoạt động 3


Module 4: Hỗ trợ thông tin trực tuyến trong tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo


PHỤ LỤC


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO









DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TT
TỪ/CỤM TỪ
VIẾT TẮT

1
Câu lạc bộ
CLB

2
Công nghệ thông tin
CNTT

3
Giáo dục
GD

4
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
GDNGLL

5
Giáo dục công dân
GDCD

6
Giáo viên
GV

7
Học sinh
HS

8
Thể dục thể thao
TDTT

9
Tiểu học
TH

10
Trung học cơ sở
THCS

11
Trung học phổ thông
THPT

12
Trải nghiệm sáng tạo
TNST

13
Xã hội
XH





MODULE 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO


























HOẠT ĐỘNG 1
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ CỦA VIỆT NAM
Mục tiêu:
Học viên hiểu thêm về HĐTNST trong các chương trình GD của các nước trên thế giới từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.
Hiểu được vị trí của HĐTNST trong chương trình GD phổ thông mới.
Thời gian: 30 phút
Phương pháp: Hoạt động thảo luận nhóm
Dụng cụ: Giấy A4, bút dạ.


Tiến hành
Bước 1: Đặt câu hỏi thảo luận
Câu hỏi 1: Hoạt động TNST được triển khai ở một số nước có gì chung và khác biệt?
Câu hỏi 2: Bạn học tập được gì từ việc nghiên cứu các chương trình HĐTNST này?
Câu hỏi 3: Vị trí và vai trò của HĐTNST trong chương trình phổ thông mới như thế nào?
----------------------------------------------------------------------------------------------
Bước 2: Chia học viên thành nhóm 8 người. Các nhóm có cùng nhiệm vụ (2 câu hỏi trên). Chuẩn bị phương tiện làm việc nhóm.
----------------------------------------------------------------------------------------------
Bước 3: Các nhóm thảo luận, chia sẻ và trình bày sản phẩm nhóm.
----------------------------------------------------------------------------------------------
Bước 4: Một nhóm trình bày sản phẩm.
Các nhóm khác hỏi đáp, tranh luận, bổ sung hoặc trình bày các ý kiến khác biệt.
----------------------------------------------------------------------------------------------
Bước 5: Chia sẻ. Phân tích. Tổng kết kết quả làm việc

THÔNG TIN NGUỒN
I. Hoạt động TNST trong chương trình giáo dục phổ thông của một số nước trên thế giới
1. Hàn Quốc
Chương trình hoạt động giáo dục được đề cập trong chương trình quốc gia của Hàn Quốc với tên gọi Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Nội dung chương trình đề cập đến tính chất, mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy và học tập.
a. Tên gọi
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (creative experiential activities)
b. Vị trí của hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một thành tố cấu thành nên chương trình cơ bản chung quốc gia (cùng với hệ thống các môn học bắt buộc, các hoạt động tự chọn) và được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12. Hoạt động ngoại khóa tuy không phải là một môn học đơn thuần nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của chương trình giáo dục chung quốc gia và có vai trò quan trọng trong
nguon VI OLET