ĐỀ CƯƠNG MÔN KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ĐIỆN

BÀI I:      CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CƠ BẢN VỀ LẮP ĐẶT ĐIỆN

 

 

 

1.khái niệm chung về kỹ thuật lắp đặt điện

 

A. Tổ chức công việc lắp đặt điện

Mục đích nhằm rút ngắn thời gian lắp đặt, nhanh chóng đưa công trình vào vận hành, tiết kệm vật tư, vật liệu, an toàn lao động và nâng cao chất lượng công trình…

-Kiểm tra và thống kê chính xác các hạng mục công vic cần làm theo thiết kế và bản vẽ thi công. Lập bảng thống kê tổng hợp thiết bị các thiết bị, vật tư, vật liệu cần thiết

- Lập biểu đồ tiến độ lắp đặt, bố trí nhân lực phù hợp với trình độ, tay nghề cho từng hạng mục. lập biểu đồ luân chuyển nhân lực

- Soạn các phiếu công nghệ miêu tả chi tiết công nghệ, công đoạn xây lắp

- Chọn và dự tính số lượng các máy móc thi công

- Xác định số lượng và phương tiện vận chuyển

- Soạn thảo hình thức thi công mẩu

- Soạn thảo các biện pháp về kỹ thuật an toàn

- Các trang thiết bị, vật tư, vật liệu phải tập kết gần công trình cách nơi làm việc không quá 100m.

- Nguồn điện phục vụ cho máy móc thi công lấy từ lưới điện tạm thời hay máy phát điện cấp điện tại chổ

 

B. Tổ chức các đội tổ nhóm chuyên môn

Khi lắp điện có tầm cở quốc gia, đặc biệt khi khối lượng lắp đặt lớn ta phải cần tổ chức đội, tổ nhóm chuyên môn để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, công việc tiến hành nhịp nhàng hợp lý

- Bộ phận chuẩn bị tuyến công tác: khảo sát tuyến, chia khoảng cách cột, vị trí móng theo địa hình        cụ thể, dánh dấu đục lổ các hộp tủ điện, đục rảnh đi dây trên tường, xẽ rảnh đi dây trên nền

- Bộ phận lắp đặt các đường trục và các thiết bị điện, tủ điện, bảng điện

- Bộ phận lắp đặt điện trong nhà, ngoài trời

- Bộ phận lắp đặt trang thiết điện và mạng điện cho các thiết bị, máy móc cũng như các công trình chuyên dụng

 

2. Một số ký hiệu thường dùng

A. Thiết bị điện, trạm biến áp, nhà máy điện

 

 

 

 

 

 

B. Bảng, bàn, tủ điện

C. Thiết bị khởi động đổi nối

 

 

 

 

 

D. Thiết bị dùng điện

E. Dụng cụ chiếu sáng

F. Chiếu sáng ngoài trời

G. Lưới điện

 

3. Các công thức thường dùng trong tính toán

-Định luật ôm đối với dòng 1 chiều

I= u/r

Đối với dòng xoay chiều

I= u/z

- Công suất dòng điện 1 chiều

P= u*i= i2*r=u2/r

- Công suất xoay chiều 1 pha

Công suất tác dụng

P= u*i*cos

Công suất phản kháng

Q= uisin

Công suất biểu kiến

S=( p2 + q2)1/2

- công suất dòng điện xoay chiều 3 pha

Công suất tác dụng

P= 31/2ui cos

Công suất phản kháng

Q=31/2uisin

Công suất  biểu kiến

S=31/2ui

Trong đó: u là điện áp pha đ/v dòng điện xoay chiều 1 pha, điện áp dây đ/v dòng điện xoay chiều 3 pha

 

4. Sứ và phụ kiện

Sứ và phụ kiện phụ thuộc vào điện áp, và giá trị của đường dây. Các sứ của đường dây là sứ đứng và sứ treo

Điện áp >= 35kv trở lên ta dung sứ treo, ngượ lại ta dùng sứ đứng

Những khoảng vượt sông ….ta cũng dùng sứ treo để chịu lực tốt

Chuổi sứ treo gồm các bát sứ. Tùy theo cấp điện áp mà có bao nhiêu bát sứ. điện áp 3-10 kv 1 bát, điện áp 35kv 2 bát, 110kv 7 bát, 220kv 13 bát. Khi cần tăng cường về lực cũng như cách điện số bát sứ có thể tăng lên 1 đến 2 bát

Việc kẹp dây dẩn vào sứ được thực hiện bằng cách quấn dây hoặc bằng các ghíp kẹp dây chuyên dụng.

Việc kẹp dây vào sứ treo được thực hiện bằng các khóa kẹp dây chuyên dụng. Kẹp dây có thể kẹp chặt để cố định, kẹp trượt, kẹp lỏng nhằm dự trử độ bền giới hạn

 

 

5. Cột điện
Cột điện của đường dây trên không được phân công theo nhiệm vụ

- cột đầu và cuối tuyến: chịu tải trọng không cân bằng về hai phía nên phải tăng cường chịu lực bằng các cột có cường độ chịu lực cao, hoặc phải trồng cột kép

- cột trung gian: chịu tải trọng cân bằng có thể dùng cột đơn

- cột góc: chịu tải trọng kéo nghiêng nên phải tằng cường bằng dây néo hoặc bằng trụ kép

Các cột thường là cột bê tông cốt thép dạng chữ H, chữ K hoặc cột tròn ly tâm hoặc cột thép

 

6. Bố trí dây dẩn trên cột

a. Đường dây hạ áp:

-Các đường dây hạ áp 0.4kv thường có 4 dây ( 3 dây pha + 1 dây trung tính). Tiết diện dây trung tính khi phụ tải 3 pha đối xứng lấy bằng ½ tiết diện dây pha, còn khi phụ tải không đói xứng, lệch pha nhiều (phụ tải chiếu sáng) có thể lấy tiết diện bằng tiết diện dây pha)

-Việc bố trí khoảng cách dây dẩn giữa các pha, giữa pha với đất phụ thuộc vào khoảng cách giữa các cột

b. Đường dây 3- 35 kv:

Khoảng cách giữa các dây dẩn phụ thuộc vào điều kiện lắp đặt, kiểu sứ…

 

 

7. Khoảng cách giữa các dây dẩn tới mặt đất và mặt nước

Trong điều kiện nhiệt độ không khí môi trường cao, không có gió, độ võng dây dẩn lớn nhất, khoảng cách từ một điểm bất kỳ của dây dẩn tới mặt đất và mặt nước không được nhỏ hơn giá trị cho trong bảng sau

 

8. Độ chôn sâu cột điện hạ áp dưới 1 kv

Kích thước chôn sâu cột được xác định dựa vào chiều cao của cột, s lượng dây dẩn mắc trên cột, điều kiện đất đai, biện pháp đào đầm đất

9. Đường dây đi qua các vùng đặc biệt và giao cắt các đối tượng khác

 

 

 

BÀI II: THỰC HÀNH LẮP ĐẶT ĐƯỜNG DÂY TRÊN KHÔNG

 

I/Các định nghĩa và yêu cầu kỹ thuật

1) Định nghĩa

a.Đường dây truyền tải điện trên không:

-Công trình xây dựng mang tính chất kỷ thuật dùng để truyền tải điện năng theo dây dẩn được lắp đặt ngoài trời và được kẹp chặt nhờ xà, sứ,cột và các chi tiết kết cấu xây dựng, được gọi là đường dây trên không.

-Sứ được làm bằng cao lanh hoặc thủy tinh dùng để cách điện dây dẩn với cột và đất

-Sứ tùy theo kết cấu và lắp đặt được phân thành sứ đứng và sứ treo.

-Sứ đứng được dùng cho đường dây có điện áp từ 35 kv trở xuống

-Sứ treo được dùng cho đường dây từ từ 35 kv trở lên.

-Tùy nhiên ở một số khoảng vượt quan trọng để tăng cương về lực cũng như tăng cường về cách điện người ta cũng sữ dụng sứ treo cho các đường dây 6,10,35kv.

Đường dây hạ áp (0,4kv) do yêu cầu cần cả điện áp pha lẩn cả điện áp dây nên đường dây có thêm dây thứ tư gọi là dây trung tính

Nếu phụ tải 3 pha đối xứng thì tiết diện dây trung tính thường bằng ½ tiết diện dây pha

Trong lưới điện sinh hoạt chủ yếu là dùng điện áp pha, phụ tải khó phân bố đều giữa các pha nên tiết diện dây trung tính thường chọn bằng tiết diện dây pha.

 

b.Khoảng cách tiêu chuẩn:

là khoảng cách ngắn nhất giữa dây dẩn được căng và đất, giữa dây dẩn được căng với các công trình xây dựng, giữa dây dẩn với cột, giữa dây dẩn và dây dẩn

 

c.Độ võng treo dây:

khoảng cách theo chiều thẳng đứng t đường thẳng nối hai điểm treo dây trên cột tới điểm thấp nhất của đường dây do tác dụng trọng lượng của đường dây

 

d.Lực căng dây:

được gọi là lực căng kéo dây và kẹp chặt dây cố định trên cột

 

e.Chế độ làm việc bình thường:

chế độ làm việc dây dẩn không bị đứt

 

f.Chế độ sự cố:

chế độ làm việc của đường dây khi dây dẩn bị đứt dù chỉ là một sợi

chế độ làm việc lắp đặt: là sự làm việc của đường dây trong điều kiện lắp đặt cột, dây dẩn, dây chống sét

 

g.Khoảng vượt trung gian:

khoảng cách theo mặt phẳng nằm ngang giữa hai cột trung gian chỉ đóng vai trò giữ dây, còn lực căng dây chủ yếu tác động lên các cột chịu lực. khoảng cách giữa các cột trung gian và cột chịu lực cũng được gọi là khoảng vượt trung gian

 

h.Khoảng néo chặt:

khoảng cách theo mặt phẳng nằm ngang giữa hai cột chịu lực gần nhau. Khoảng néo chặt bao gồm một số khoảng vượt trung gian. Các cột chịu lực là các cột chịu toàn bộ tải trọng căng kéo dây dẩn về mình. Dây dẩn trên các cột này được kẹp néo chặt, không cho phép tuột hoặc trượt như ở các cột trung gian.

Các cột chịu lực bao gồm các cột đầu tuyến, các cột cuối tuyến, và các cột góc nơi mà dây dẩn chuyển hướng.

i.Cột và ph kiện: là các chi tiết làm băng kim loại dùng đẻ nối hai đầu dây dẩn với nhau, để kẹp dây dẩn vào sứ vào sứ và bảo vệ dây dẩn tránh rung động

độ bền d tr: độ bền dự trử của trên đường dây là tỷ số giữa giá trị tải trọng phá hủy phần tử với tải trọng tác động chuẩn ( thường lấy tải trọng lớn nhất)

2)Các yêu cầu kỹ thuật

Khi xây dựng đường dây cao hạ áp từ  35 kv trở xuống với dây dẩn được kẹp trên sứ đứng cần thỏa mản các yêu cầu sau:

-Đối với đường dây đi qua vùng đông dân cư: dây dẩn cần dùng dây dẩn vặn xoắn, có nhiều sợi nhỏ. Tiết diện của dây >= 35mm2 đối với dây nhôm, >=25mm2 đối với dây nhôm lỏi thép

-Khi đường dây đi qua vùng dân cư thưa thớt:

Tiết diện tối thiểu của dây nhôm 25mm2 dây nhôm lỏi thép là 26mm2

-Khi Đường dây đi qua các chướng ngại vật khác nhau cần tham khảo quy trình trang bị điện về tiết diện tối thiểu cho phép như:

+ Khi đường dây đi ao hồ đầm lầy, tiết diện dây tối thiểu của dây nhôm là >= 70mm2 và dây nhôm lỏi thép >= 25mm2

+Khi đường dây cắt ngang các đường dây liên lạc đối với dây nhôm không nhỏ hơn 70mm2 đối với dây nhôm lỏi thép không nhỏ hơn 25mm2

+Khi đường dây cắt ngang qua đường sắt, đường ống nước, ống hơi, các đường các treo với dây nhôm không nhỏ hơn 70mm2 và dây nhôm lỏi thép không nhỏ hơn 35mm2

+Khi đường dây đi nngang qua đường ô tô, với dây nhôm không nhỏ hơn 35mm2, với dây nhôm lỏi thép không nhỏ hơn 25mm2

+Không cho phép nối dây dẩn, dây chống sét trong khoảng vượt có các giao cắt với các đối tượng trên

Mối nối dây dẩn phải có độ bền cơ học không nhỏ hơn 90% độ bền phá hủy của toàn bộ dây dẩn.

-Các đoạn đường dây vượt qua đường sắt, đường ô tô, ao hồ và các công trình xây dựng khác phải dùng cột chịu lực (dùng cột tăng cương hoặc cọt kép), xà kép, sứ kép, và dây dẩn phải néo, kẹp chặt tránh tuột và trượt.

-Khi đi qua đường dây cao áp, đường dây có điện áp thấp phải nằm dưới đường dây có điện áp cao hơn

-Đường dây tải điện phải nằm trên đường dây liên lạc

- Góc cắt đường dây truyền tải đi qua đường sắt được điện khí hóa không được nhỏ hơn 40o

 

II/Vật liệu

1)dây dẩn:

-Đối với dường dây truyền tải điện thường dùng dây trần không bọc cách điện

Vật liệu chính để làm dây dẩn là đồng, nhôm và thép

-Đồng có độ dẩn điện tốt nhất, có độ bền cơ học cao, ổn định với tác động hóa học. Nhưng đồng là kim loại quý nên chỉ dùng nhiều trong các đường dây cáp

- Nhôm có dộ dẩn điện và độ bền cơ học kém hơn đồng, nhưng có khối lượng riêng nhỏ và giá thành rẻ nên được sử dụng rộng rải trên các đường dây truyền tải

- Thép có độ dẩn điện thấp, độ bền cơ học cao nên thường được dùng làm lỏi tăng cường lực cho dây nhôm

- Để lắp đặt dây dẩn trên sứ đứng người ta thường sử dụng cấu trúc dây dẩn sau: dây đơn tức là dây chỉ có một sợi, dây vặn xoắn nhiều sợi, dây vặn xoắn nhiều sợi tổ hợp hai kim loại

Dây vặn xoắn nhiều sợi được thực hiện bằng cách  quấn quanh dây trung tâm theo trình tự: đầu tiên xoắn 6 sợi, sau đó mỗi lần xoắn bổ sung thêm 6 sợi

-Đặc tính của dây dẩn lắp trên sứ  đứng cho trong bảng

 

2)S: -Được dùng đ kẹp giữ dây dẩn và cách điện với xà ,cột

Sứ trong điều kiện làm việc bình thường mang tải trọng cơ học và đồng thời mang điện áp của đường dây

Sứ kỹ thuật điện được chế tạo từ nguyên liệu tốt nhất (cao lanh, cát …) mặt ngoài của sứ có phủ một lớp tráng men để tăng cương tính cách điện

Ngoài sứ làm bằng cao lanh và cát, ngày nay người tya còn sản xuất sứ bằng thủy tinh. Sứ thủy tinh ưu điểm là trong quá trình sản xuất có thể tự động hóa hoàn toàn nên giá thành rẻ. và các khuyết tật của sứ thuỷ tinh có thể thấy bằng mặt thường nhờ tính trong suốt của nó.

 

3) Ty sứ: Là chi tiết được gắn vào sứ đứng bằng cách vặn ren, làm trụ để kẹp chặt sứ với xà trên cột

ty sứ  làm bằng thép và được sơn phủ hoặc mạ một lớp chống gỉ

4)ng nối dây

Nối dây vặn xoắn nhiều sợi được thực hiện bằng các ống nối dây. Ống nối dây phải chịu được lực căng kéo của dây dẩn và đồng thời phải tiếp xúc tốt và chất dẩn điện tốt. hai đầu ống lòe ra một chút và không viền cứng để dể luồn dây và không bị gãy khi dây bị uốn gâp.

 

5)Ghíp nối dây

-Ghíp nối dây dùng để nối các dây dẩn với nhau

-Cấu tạo: gồm hai mảnh nhôm hình chữ nhật, có khoan lổ và các bu lon để xiết chặt thân ghíp. Thân ghíp có 2 rảnh song song để đặt dây được nối

6)Bộ chống rung

-Gió lớn làm dây dản bị rung mạnh, có khả năng đá dây gây đoản mạch, hoặc dây hay bị gãy đứt ở gần phần cố định trên cột

-Để giảm độ rung người ta treo lên đoạn dây ở gần cột bộ chống rung hình quả tạ , làm cho dây gảm bị rung tới mức an toàn

3)Máy móc dụng cụ đồ nghề cho lắp đặt

Danh mục và số lượng dụng c máy móc, đồ ngh cho lắp đặt cho một tổ công nhân 10 người

1)Dây chảo gai tẩm nhựa

2)Cáp chảo thép

3)Bộ ròng rọc:

Bộ ròng rọc là một bu ly có xẻ rảnh máng quanh chu vi, lắp vào trục quay cùng với móc, trên móc phải có nhản ghi tải trọng của nó

4) Kích

Kích có đặc điểm là tự hãm, kích thanh răng có lắp thêm bộ phận dừng ở dạng bánh cóc có lẩy

 

Số liệu của kích

5) Tời

Tời quay tay được thường trong công tác lắp đặt. cơ cấu tời quay tay được chế tạo ở dạng hệ thống truyền động bánh răng phân bổ trên 3 trục song song

6) Puly lắp đặt: Khi rải dây theo tuyến, dây dẩn thường được trượt trên bu li được lắp đặt trên cột điện. bu li có cấu tạo như hình 2-12

 

4)Lắp đặt dây dẩn

a)Lắp sứ đứng

-Công việc đầu tiên là lắp ty vào sứ, chú ý không được vặn quá sâu làm nứt sứ. trước khi văn ta dùng sợi lanh hoặc sợi gai quấn vào đầu có ren của ty, hoặc có thể chèn xi măng hoặc cát vào ren sứ

-Khi lắp sứ vào xà chú ý phải cho sứ thật thẳng đứng và ,kẹp chặt bằng êcu và vòng đệm

b.Vận chuyển dây dẩn trên tuyến

-Khi nâng hạ các lô dây càn bảo vệ dây tránh làm hư hỏng dây. Kông được quẳng lô dây từ trên xe xuống đất

-Các lô dây phân bố sao cho rải hết lô này là đến ngay lô khác

 

c.rải dây

-việc rải dây băng cách tháo dây ra khỏi tang trống, tang trống được treo, đặt trên kích, dặt trên giá đỡ chuyên dụng

-Để kéo rải dây, thường dùng máy kéo, oto. trong trường hợp không có đường ta có thẻ dùng tời quay tay hoặc trực tiếp dùng sức người.

-Nên kéo đồng thời cả 3 dây

-Việc rải dây được tiến hành liên tục tránh cho cáp chão kéo dây bị chùng do trượt không tải

-Rải dây có thể tiến hành bằng cách kéo trượt trên mặt đất hoặc trượt theo các bu ly lắp đặt treo trên xà cột điện

-Các pu li có má kiểu bản lề được treo và mở sẳng trên các xà cột. khi rải đến đâu thì nâng dây cài vào buli và khóa má puli và rải tiếp

-Phương pháp rải dây theo puli nhẹ nhàng ít tốn công lực và không làm trầy xước dây dẩn

 

 

 

d)Nối dây

-Việc nối dây phải được tiến hành ngay sau khi rải dây.

-Dây nhôm và dây thép nhiêu sợi được nối bằng ống nối ôvan bằng kim loại cùng loạin được nén ép băng kìm vặn bóp

-Trước khi ép mối nối phải chẩn bị kìm ép như bôi mtrown các cách tay đòn, vít ép…

-Mối nối sao cho đạt độ bền cơ khí và dẩn điện tốt

 

 

e)căng dây

-Các dây dẩn đã được nối với nhau và nâng lên cột cần phải được kéo căng để giữ chúng ở độ cao cách mặt đất cần thiết

-Lực căng dây được đặc trưng với độ võng treo dây

-Độ võng treo dây phụ thuộc vào mã hiệu dây, khối lượng của nó và chiều dài khoảng vượt

 

f)Nối đất cột

-Việc nối đất cột phụ thuộc vào điện trở suất của đất

-Điện trở nối đất không vượt quá10-30 ôm về mùa hè

-Dạng cọc thường dùng là cọc thép V63*63*6.3vaV70*70*7

-Khi điện trở đất lớn có thể dùng thêm thanh thép dẹt chôn sâu 0.5-1m dọc theo tuyến

 

g)Cố định dây trên sứ

-Dây dẩn được căng với độ võng đã cho được kẹp chặt trên sứ đường dây

-Dây dẩn ở cột trung gian được kẹp trên đầu sứ đứng, còn ở các cọt mốc, cột góc được cố định trên sứ treo hoặc trên cổ sứ đứng

-Ở cọc góc, dây dẩn được đặt cạnh ngoài sứ so với góc quay của đường dây

-Dây buộc nên dùng dây cùng vật liêu với dây dẩn. Để kẹp dây vào sứ có thể dùng dây buộc, ghíp hoặc ống nối ô van

h)Lắp bộ tạ chống rung

Bộ tạ chống rung được treo trên dây dẩn gần nơi kẹp cố định dây trên sứ. vị trí treo bộ tạ chống rung phụ thuộc vào số hiệu mã dây, độ dài khoảng vượt, lực căng của dây. Các số liệu này do cơ quan thiết kế tính toán và cung cấp

 

5)Kỹ thuật an toàn đường dây( phần này nên đưa lên phía trước)

-Những người tham gia lắp đặt đường dây phải tuân thủ đầy đủ các qui định qui trình kỹ thuật an toàn

-Phải kiểm tra, thử nghiệm dụng cụ , máy móc trước khi tiến hành công việc

-Tất cả các máy móc nâng hạ phải có hồ sơ ghi chép hư hỏng và đã được sữa chữa

-Nghiêm cấm làm việc trên cao không đeo dây an toàn

- Khi căng dây qua đường gt, phải bố trí người báo tín hiệu cảnh báo về hai phía khoảng 100m

-Công việc căng dây qua đường sắt, đường thông tin liên lạc phải được giấy phép của cơ quan chủ quản

-Tất cả các qui đingj phải cho dưới dạng văn bản

-Lắp đặt dây dẩn trên hoặc dưới đường dây mang điện áp cần phải tuân theo các yêu cầu khi làm việc có điện áp

- Không cho phép làm việc trên cột góc ở phía góc trong quay của đường dây để tránh bị dây dẩn kéo ngã khi đường dây bị đứt

-Cấm ở dưới cột hoặc chòi lắp đặt trong thời gian làm việc để tránh dụng cụ rơi từ trên xuống

-Cấm nhoài người ra khỏi chòi khi không kẹp dây an toàn

-Khi lắp đặt đường dây song song với với đường dây cao áp, để tránh điện cảm ứng cần nối đất dây dẩn đang lắp đặt

-Khi trời sắp có dông bảo cần phải ngừng ngay công việc lắp đặt

 

6)Đưa đường dây vào vận hành

-Trước khi đưa đường dây vào vận hành, cần phải kiểm tra nghiêm ngặt, phải tìm ra tất cả khiếm khuyết trong xây dựng và lắp đặt

-Kiểm tra tất cả các chướng ngại vật mà đường dây đi qua, khoảng cách tới các nhà ở, công trình xây dựng và cây cối

-Kiểm tra trạng thái an toàn đảm bảo cho tàu xe qua lại

-Dọn dẹp chặt cây trên hành lang tuyến

-Thu dọn các vật tư vạt liệu còn dư thừa vương vải trong xây dựng lắp đặt

-Đóng điện, lập biên bản ban giao đường dây

 

Bài3:         LẮP ĐẶT ĐIỆN CHIẾU SÁNG

 

I/Khái niệm về chiếu sáng

1)Chiếu sáng dân dụng

-Chiếu sáng sinh hoạt

-Chiếu sáng công cộng

2)Chiếu sáng công nghệp

-Chiếu sáng sản xuất

-Chiếu sáng bảo vệ

II/Các loại đèn chiếu sáng

1)Đèn sợi đốt:

Đèn Sợi đốt còn gọi là đèn dây tóc, hay là đèn nung sáng, do ThomasEdison phát minh năm 1879

a) Cấu tạo: Có cấu tạo đơn giản

- Bóng làm bằng thủy tinh, bên trong hút hết không khí và cho vào một ít khí trơ để chống bay hơi kim loại(dây tóc)

- Dây tóc: Khi mới phát minh được làm bằng than rất mau hỏng . Hiện nay được làm bằng Wonfram có điện trở lớn và độ nóng chảy cao

b) Nguyên lý hoạt động:

Làm việc theo nguyên lý dòng điện đốt nóng điện trở dây tóc đến nhiệt độ cao và phát sáng

c)Đặc điểm

- Bật sáng tức thời

- Phát sáng liên tục, ánh sáng thật, chất lượng cao

- Mắc trực tiếp vào lưới điện, đơn giản, dể sử dụng, dể sửa chữa

- Giá thành thấp

- Được sử dụng đèn có công suất nhỏ, ít hoạt động

- Hiệu suất phát sáng thấp khoảng 10-20 lm/w, tốn điện, tuổi thọ khoảng 1000 giờ

d) Sử dụng và sửa chữa

- Mắc trực tiếp vào lưới điện đúng điện áp định mức

- Bóng đèn thường cháy dây tóc, ta phải thay thế

 

2) Đèn huỳnh quang

Dựa trên biến đổi bức xạ tử ngoại thành bức xạ ánh sáng nhìn thấy được, được đưa vào sử dụng từ năm 1934

a. Cấu tạo:

- Tắc te ( chuột) dùng khởi động đèn, gồm 1 thanh lưởng kim, có tụ mắc song song để chống nhiểu

- Chấn lưu: ( tăng phô) là 1 cuộn điện kháng có vai trò như một điện trở, để sụt áp sau khi khởi động. Đồng thời ổn định dòng điện làm việc và tạo điện áp khởi động.

- Bóng đèn là một ống thủy tinh bên trong được hút hểt  không khí và chứa ít khí hiếm, đựợc phủ một lớp bột huỳnh quang

- Tim đèn( dây tóc): làm bằng wonfram nhiệm vụ nung 2 cực của đèn để dể dàng bức phá điện tử khi khởi động

 

     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b.Nguyên lý hoạt động:

Khi cấp điện cho đèn thì điện áp đặt vào stắc te lớn bằng điện nguồn nên stắcte phóng điện, dây tóc bóng đèn nóng lên để chuẩn bị bức phá điện tử. Dây tóc nóng lên nên điện áp điện áp chủ yếu rơi trên dây tóc và chấn lưu vì vậy điện rơi trên tắc te nhỏ nên tắcte ngắt. Dòng điện mất đột ngột nên chấn lưu tạo ra một điện áp lớn cộng với điện áp nguồn, điện tử sẽ phóng từ đầu này đến đầu kia của bóng đèn làm cho đèn sáng lên. Khi đèn làm việc xong và làm việc bình thường thì điện áp rơi trên bóng đèn chỉ còn khoảng 70v

c) Đặc điểm:

- Hiệu suất phat quang khá cao khoảng 40-90lm/w

- Tuổi thọ dài hơn đèn sợi đốt

- Được sử dụng nhiều trong chiếu sáng dân dụng

- Cấu tạo nhiều bộ phận, dể hỏng vặt

- Giá thành cao

- Hệ số CosØ thấp

- bật không sáng ngay

- hệ số chỉ thị màu thấp

d) Sử dụng và sửa chữa:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                 L N

 

 

- Dây pha bắt vào cầu chì, công tắc, chấn lưu

- Dùng đúng điện áp, nếu điện áp thấp đèn sẽ không khởi động được

- Nếu cấp nguồn mà thấy đèn không sáng và không có hiện tượng gì, thì ta chú ý đến tiếp xúc của đèn ở đui đèn, chuột

- Nếu hai đầu bóng đèn đỏ lừ mà đèn không khởi động được thì ta ngắt bỏ tụ ở trong chuột hoặc thay chuột mới

- Chú ý nếu hai đầu bóng đèn bị cháy đen thì ta phải kiểm tra chấn lưu có bị chập hay không. Nếu chập mà ta thay bóng vào thì bóng đèn sẽ bị cháy ngay lập tức

- Chấn lưu có điện trở khoảng 40-60Ω

 

3) Đèn thủy ngân cao áp

Đèn thủy ngân cao áp được sử dụng rộng rải trong chiếu sáng đường phố vào những năm 1960 và đưa vào sử dụng chiếu sáng nội thất năm 1966

a.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

-Gồm ống thủy tinh ngoài và ống phóng điện bên trong. Sự phóng điện trong ống thạch anh có hơi thủy ngân ở áp suất cao từ 1-10at tạo ra ánh sáng trắng

- Ngoài ra mặt trong của ống thủy tinh có phủ  một lớp bột huỳnh  quang để biến các bức xạ tử ngoại thành bức xạ ánh sáng

b. Đặc điểm:

- Hiệu suất phát quang  40-60lm/w

- Chỉ số thể hiện màu trung bình

- Trước đây được sử dụng nhiều nhưng do độc hại khi vở, xuống cấp nhanh, hiệu suất phát quang thấp hơn đèn sodium nên ngày nay đèn sodium thay thế dần

4)Đèn compact:

-Cũng là một loại đèn huỳnh quang nhỏ gọn với chất lượng bột huỳnh quang mịn và tốt hơn, cho phép đường kính ống nhỏ và ngắn hơn

-Chấn lưu được tích hợp vào đui đèn rất tiện lợi

-Tiết kiệm điện năng tuổi thọ cao, khoảng 50lm/w, 7000 giờ

5)Đèn natri (sodium) thấp áp

-Cấu tạo là 1 ống thủy tinh chứa natri( khi nguội có dạng hạt) với áp suất thấp 4*10-3mHg trong môi trường có khí neon. Khi đèn được mồi sau vài phút, natri bốc hơi phát ra ánh sáng màu vàng da cam, hiêu suất phát quang cao dạt đến190lm/w đứng đầu các nguồn sáng điện

-Chỉ số chỉ hiện màu xấu

-Tuổi thọ khoảng 8000 giờ

-Ánh sáng màu da cam được sử dụng nhiều ở các nước xứ lạnh nhiều sương mù, chiếu sáng xa lộ, chiếu sáng đường phố

6)Đèn halogien kim loại

-Là loại đèn phóng điện trong hơi thủy ngân và halogien cao áp

-Ánh sáng giống ánh sáng ban ngày

-Hiệu suất phát quang đến 90lm/w

-Hệ số thể hiện màu tương đối tốt

-Tuổi thọ 4000 giờ

-Được sử dụng những nơi đòi hỏi chiếu sáng chất lượng cao như sân thể thao…

IV/ Lắp đặt chiếu sáng dân dụng

1)Khái niệm: Là lắp đăt chiếu sáng sinh hoạt và làm việc cho nhà ở và cơ quan công sở.

2)Lắp đặt chiếu sáng đi nổi

*/ Lắp đặt mạch điện nội thất phương án đi nổi

 #/ Lăp đặt mạch điện nội thất bằng nẹp vuông

 Bước1: Chọn phương án đi dây

-Chọn vị trí đạt thiết bị

  - Chọn vị trí đặt bảng điện

  - Chọn đường dây đi

 Bước2: Đóng thân nẹp vào tường theo đường đi dây đã chọn (chú ý: thẳng, góc tường góc rẽ

 Bước3: Đo dây cắt dây, đưa dây vào nẹp, và đậy nắp

 Bước4: Lắp thiết bị

 Bước5: Lắp thiết bị bảo vệ, điều khiển lên bảng và tiến hành đấu nối

 Bước6: Đo kiểm tra không điện, cho vận hành chạy thử

#/ Lắp đặt mạch điện nội thất bằng ống tròn

Bước1: Chọn phương án đi dây

 -Chọn vị trí đặt bảng điện

 -Chọn nơi đặt thiết bị

 -Chọn đường đi dây

Bước2: Tính toán và đi dây vào ống ( theo từng đoạn) và đóng ống vào tường

Bước3: Lắp đặt thiết bị và bảng điện

Bước4: Đo kiểm tra và đóng điện

 

3)Lắp đặt chiếu sáng âm tường


*/ Lắp đặt mạch điện nội thất phương án đi âm tường

 Bước1: Chọn phương án đi dây

-Chọn vị trí đạt thiết bị

  - Chọn vị trí đặt bảng điện

  - Chọn đường dây đi

 Bước2: Cắt tường theo đường đi dây đã chọn, cát đục các hộp nối và hộp âm

 Bước3: Luồn dây vào ống ruột gà

 Bước4: Gá ống vào rảnh, chôn hộp âm, hộp nối, tiến hành tô trét

 Bước5: Lắp đặt thiết bị và bảng điện

 Bước6: Đo kiểm tra đóng điện

 

V/Lắp đặt điện chiếu sáng công nghiệp

1)Khái niệm: Lắp đặt chiếu sáng công nghiệp là lắp đặt chiếu sáng cho các phân xưởng sản xuất, các nhà máy, khu công nghiệp… nó bao gồm chiếu sáng trong nhà và chiếu sáng ngoài trời

2)Chiếu sáng ngoài trời:

Gồm chiếu sáng bảo vệ, chiếu sáng kho bải, chiếu sáng công trường…Các loại chiếu sáng này thường dùng đèn cao áp thủy ngân, đèn natri cao áp và thấp áp

3)Chiếu sáng trong nhà xưởng

-Để tuyệt an toàn trong sản xuất, nên người ta thường đi dây âm tường hoặc đi nổi trong ống thép, ít trường hợp đi nổi trong nẹp vuông và ống nhựa tròn.

-Chú ý : trong sản xuất người ta ít sử dụng đèn típ vì ánh sáng đèn típ không liên tục. nếu dùng đèn típ thì ta phân phối đèn các pha khác nhau

 

VI/Lắp đặt điện chiếu sáng theo yêu cầu

Có nhiều nơi cần phải lắp đặt chiếu sáng đặc biệt

Vd:

-Lắp đặt chiếu sáng ở những nơi dể bị cháy nổ như cây xăng, kho xăng dầu, xưởng chiết nạp khí ga…thì ta phải dùng các thiết bị chống cháy nổ..

-Những nơi dể bị thấm nước như bể các kiểng, công viên nước..ta phải dùng thiết bị chống thấm nước

-Ở những nơi ăn mòn như nhà máy hóa chất…

-Dể bị va đập như xưởng cơ khí..ta phải cần lựa chọn phương án và thiết bị phù hợp

 

Bài 4:    LẮP ĐẶT  MẠNG ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

 

I/Khái niện chung về mạng điện công nghiệp

1)Mạng điện công nghiệp:

Mạng điện công nghiệp là mạng động lực 3 pha cung cấp cho các phụ tải công nghiệp

Phụ tải công nghiệp là các động cơ cao hạ áp dòng điện xoay chiều tần số 50 Hz, các lò điện trở, lò hồ quang, lò cảm ứng cao trung tần, các thiết bị biến đổi và chỉnh lưu

Trong xí nghiệp công nghiệp chủ yếu dùng động cơ hạ áp 380V

Động cơ cao áp 3;6;10 KV dùng trong các dây chuyền công nghệ công suất lớn như máy nghiền máy cán, bơm nước quạt gió

Ngoài phụ tải động lực là các động cơ điện, trong công nghiệp còn có phụ tải chiếu sáng dùng điện áp 220V

Mạng điện nhà máy bao gồm mạng điện cao áp cung cấp điện cao áp cho trạm biến áp và các động cơ cao áp. Mạng điện hạ áp cung  cấp cho các động cơ hạ áp và các thiết bị chiếu sáng

Để tránh làm rối mặt bằng xí nghiệp cản trở giao thông, mất mỹ quan. Mạng điện nhà máy thường đi ngầm hoặc đi trong ống thép

2)Yêu cầu chung khi thực hiện lắp đặt

Để thực hiện lắp đặt trước hết cần phải có mặt bằng bố trí nhà xưởng, mặt bằng bố trí thiết bị trong nhà xưởng, bản đồ địa lý hành chính … Từ đó vẽ bản vẽ đi dây toàn bộ nhà máy, bản vẽ đi dây mạng điện động lực từng phân xưởng, bản vẽ đi dây chiếu sáng.

a.Bản vẽ đi dây toàn nhà máy

Bản vẽ này thể hiện các tuyến dây của mạng điện ngoài phân xưởng. trên bản vẻ thể hiện số lượng dây cáp đi trên  mỗi tuyến, mã hiệu, cao trình lắp đặt, đường kính của ống thép..

b.Bản vẽ đi dây mạng điện phân xưởng

Trên bản vẽ sơ đồ đi dây mạng điện phân xưởng ( mạng điện trong nhà) trên đó thể hiện vị trí lắp đặt các tủ phân phối và tủ động lực và các máy công cụ. thể hiện sơ đồ đi dây từ tủ nguồn tới các thiết bị. ghi rỏ mã hiệu dây, tiết diện dây, đường kính ống thép, cách lắp đặt, vị trị lắp đặt

Dựa vào các bản vẽ trên ta tiến hành lắp đặt

 

II/ Lắp đặt mạng điện công nghiệp
 

1)Lựa chọn khả năng lắp đặt

Để lựa chọn khả năng lắp đặt mạng điện cần xét tới các điều kiện ảnh hưởng sau

a. Môi trừờng lắp đặt:

Môi trường lắp đặt có thể gây nên

Sự phá hủy cách điện, vật liệu dẩn điện, các võ bảo vệ, các chi tiết kẹp giữ,các phần tử của mạng điện. làm  tăng nguy hiểm với người vận hành, làm tăng khả năg bị cháy nổ.

b.Vị trí lắp đặt

Vị trí lắp đặt mạng điện có ảnh hưởng tới việc lựa chọn dạng và hình thức lắp đặt theo điều kiện bảo vệ tránh va chạm cơ học, tạo điều kiện cho vận hành dể dàng. Độ cao lắp đặt phụ thuộc vào các yêu cầu sau:

-Khi độ cao lắp đặt cao hơn  3.5m so với nền, sàn nhà thì đảm bảo an toàn về cơ học

-Khi độ cao lắp đặt thâp hơn 2m so với sàn nhà thì cần phải đảm bảo về mặt bảo về cơ học

c. Ảnh hưởng của sơ đồ lắp đặt:

sơ đồ lắp đặt có ảnh hưởng đến sự lựa chọn biện pháp thực hiện lắp đặt nó

ví dụ : khi máy móc phân bố thành từng dãy, hợp lý nhất là dùng sơ đồ dạng trục chính dùng thanh dấn nối rẽ tới các thiết bị

độ dài và tiết diện của từng đường dây riêng lẽ có ảnh hưởng trong trường hợp giải quyết vấn đề dùng cáp hay dây dẩn dùng trong ống cáp. Dùng cáp khi đoạn mạng có tiết diện lớn và có độ dài đáng kể còn dùng dây dẩn luồn trong ống thép khi trường hợp ngược lại

 

2) Lắp đặt mạng cáp lực

*Cáp dùng chủ yếu đối các đường dây cấp nguồn và các đường trục có phụ tải tập trung, hoặc các tuyến tới các thiết bị công suất lớn riêng lẻ

*Khi đặt trong nhà ưu tiên là cáp không có lớp bảo vệ bọc thép. Cáp có lớp bọc thép bỏ vệ chỉ dùng ở những nơi mà độ cao hạn chế và trong điều kiện khó khăn về tuyến và khi không có đoạn rẻ nhánh của đường dây.

*Việc đặt cáp trong nhà có thể thực hiện:

-Đặt cáp trong hào cáp

-Đặt cáp theo tường phía ngoài của nhà, dọc theo cầu vượt đường, dọc theo các công trình xây dựng khác

-Đặt trong các khối ống bê tông

-Đặt trong các cống ngầm

*Việc đặt cáp trong nhà có thể các phương pháp sau

-Đặt theo tường và trần nhà

-Đặt trong các rảnh cáp

-Đặt trong các rảnh nhỏ của nền nhà, sàn nhà

*Đặt cáp trong hào cáp:

- Phương pháp này dùng cho mạng nguồn cấp là chủ yếu

- Độ tin cậy khá cao

- Phải gia cố  sức bền cơ học cho hào cáp khi giao cắt với đường giao thông

- Giá thành giảm đáng kể

- Giảm chi phí kim loại màu( đi tắt được)

- có khả năng thực hiện với bất kỳ tuyến nào, và bất kỳ giao cắt nào với các xây dựng ngầm khác

- không được đặt cáptrực tiếp trong đất khi trong đất có chứa các tạp chất phá hoại võ cáp như axit, xỉ than, xỉ sắt, vôi…

- Lắp đặt cáp trong hào cáp được thể hiện như hình vẽ1

 

1 là đất vụn hoặc cát, 2 gạch hoặc các tấm bê tông, 3 cáp lc  và sự phân bố của cáp

- Dọc theo tuýen cáp được rải 1 lớp gạch hoặc 1 lớp bê tông để bảo vệ, không được đặt gạch lổ và gạch silicát

- Các điều kiện khi đặt cáp trong hào đất (có 11 điều kiện kỷ thuật  đề cương)

* Đặt cáp trong mương cáp(xem đề cương)

 

3) Lắp đặt tủ điện phân phối chính(xem hình ở phần phụ lục)

- Tủ điện phân phối chính dùng để phân phối cụm thiết bị, thiết bị có công suất khá lớn trở lên. Ví dụ như phân xưởng sản xuất, động cơ có công suất lớn…

- thiết bị tủ phân phối gồm có: 1 áp tô mát tổng cấp nguồn cho 3 thanh cái 3pha và có 1 thanh cái trung tính.

Mỗi xuất tuyến có 1 áp tômát lấy nguồn từ thanh cái cấp cho  mỗi cụm thiết bị, px…

Trên mặt tủ có các đồng hồ đo vol, ampe, cos Ф…và các chuyển mạch

-Nguồn vào và xuất tuyến là cáp có bọc cách điện thơng đi trong mương cáp hoặc hào cáp

- Các áp tômát được trên giá sắt của tủ, còn thanh cái được đặt trên sứ hoặc trên các thanh phíp

 

4) Lắp đặt tủ điện động lực

- tủ động lực thường được lấy nguồn từ tủ phân phối cấp nguồn cho các tủ khởi động động cơ hoặc trực tiếp cho các động cơ.

- Trong tủ động lực thường có 1       cầu dao tổng 3 thanh cái 3pha và 1 thanh cái trung tính, mỗi tủ khởi động hoặc động cơ được cấp 1 aptômát. Trên cánh tủ có đồng hồ vol, đồng ampe, công tắc chuyển mạch,đồng hồ cosФ

- Nếu là trong dây chuyền sản xuất thì tủ khởi động có thể có các nút ấn điều khiển, bộ khống chế…

 

5) Lắp đặt hệ thống tự động đảo nguồn ATS (xem hình ở phần phụ lục)

*Tổng quan

- các hộ tiêu thụ điện quan trọng như bệnh viện, cảng biển, cảng hàng không, nhà máy sản xuất gang thép… đòi hỏi phải cấp điện liên tục, nên ngoài điện lưới cần phải có máy phát riêng. Để tự động nổ máy phát khi có sự cố mất điện ta cần phải có tủ ATS

- Tủ ATS dùng để tự động chuyển nguồn cung cấp tải từ điện lưới sang điện máy phát khi lưới điện các sự cố sau:

     + Điện áp lưới mất pha

+ Mất điện lưới

+ Khi có sự cố trên tủ ATS đưa tín hiệu REMOTE START về đẻ khởi động máy phát và cấp nguồn ra tải. Khi điện lưới có trở lại và ổn định sau 20s. Tủ ATS sẻ chuyển sang nguồn lưới và ngắt tín hiệu REMOTE START.

* Vận hành

Tủ ATS có 4 chế độ vận hành

- Chuyể mạch ở vị trí off: Tủ ATS không hoạt động

-Chuyển mạch ở vị trí AUTO: Tủ ATS tự động chuyển nguồn và xuất tín  hiệu REMOTE START S

- Chuyển mạch ở vị trí MAIN: Tủ ATS chỉ về điện lưới

- Chuyển mạch về vị trí GEN Tủ ATS chỉ về vị trí máy phát

* Nguyên lý làm việc:

-Chế độ AUTO

Khi điện mất pha hay mất điện, mặt vít X1,X2,X3 chuyển sang thường mở X6 mất nguồn contactor MC off  và X6 cấp tín hiệu REMOTE START để khởi động máy phát. Khi máy phát có điện nguồn máy phát GU qua cầu chì F5 đến chuyển mạch AUTO máy phát qua thường đóng X6 cấp nguồn cho T1. Sau thời gian trể , T1 cấp nguồn cho cấp nguồn cho X4 và X5 được cấp nguồn bởi thường đóng T2. Contactor GC được cấp điện , nguồn máy phát được cấp ra tải

Khi điện lưới có hoặc hết mất pha. Nguồn MU qua cầu chì F1 và chuyển AUTO lưới, qua mặt vít X1,X2,X3,X4 cấp nguồn cho T2. Sau thời gian trể T2 ngắt X5, contactor GC off, nguồn tải máy phát mất và thường đóng X5 cấp nguồn cho T3 qua thường đóng MC. Sau thời gian trể T3 cấp nguồn cho X6 và tự giử, contactor MC được cấp nguồn bởi X6 và  thường đóng GC. Nguồn lưới được cấp ra tải, mặt vít X6 chuyển sang mở, T1 mất nguồn, X4 mất nguồn, T2 mất nguồn. Khi MC đóng thì T3 mất nguồn. Ket quả khi tủ ATS họat động với nguồn lưới, tất cả các rơ le thời gian đều tắt

- Chế độ Main:

Nguồn MU qua F4 và qua chuyển mạch Main cấp cho MC qua thường đóng GC

-Chế độ GEN:

Nguồn GU qua cầu chì F6và chuyển GEN cấp cho GC qua đường MC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài5: LẮP ĐĂT HỆ THỐNG NỐI ĐẤT CHỐNG SÉT

 

1

GV: LÊ VĂN THỊNH

nguon VI OLET