MỞ ĐẦU
Súng tiểu liên AK cỡ 7,62mm do kĩ sư người Nga Ka - lát - nhi - cốp (Kalashnikov) cùng với nhóm nghiên cứu của mình chế tạo vào năm 1947 và được đưa vào biên chế chính thức cho Hồng quân Liên Xô (cũ) năm 1949. Với tính năng ưu việt, khả năng hoạt động bền bỉ ít hỏng hóc trong mọi điều kiện, súng tiểu liên AK đang được trang bị phổ biến trong lực lượng vũ trang của ta hiện nay. Để phát huy cao nhất hiệu suất chiến đấu của súng, người sử dụng không những cần nắm chắc tác dụng, tính năng kỹ chiến thuật mà còn phải thành thạo kỹ thuật bắn của súng tiểu liên AK.
Phạm vi bài giảng tập trung giới thiệu làm rõ nội dung, phương pháp huấn luyện kỹ thật bắn súng tiểu liên AK làm cơ sở để học viên lớp tập huấn tiếp thu, vận dụng vào trong huấn luyện.
Căn cứ biên soạn bài giảng:
- Quy tắc bắn súng bộ binh, CQH/BTTM, năm 2002;
- Động tác bắn súng bộ binh, CQH/BTTM, năm 2002;
- Sách dạy sử dụng súng tiểu liên AK, CQH/BTTM, năm 2003;
- Giáo trình kiểm ta kỹ thuật chiến đấu bộ binh, CQH/BTTM, năm 2014.


























I. NGẮM BẮN, CÁCH CHỌN THƯỚC NGẮM, ĐIỂM NGẮM
A. NGẮM BẮN
1. Định nghĩa các yếu tố về ngắm
a) Đường ngắm cơ bản:
- Đối với bộ phận ngắm cơ khí:
Đường ngắm cơ bản là đường thẳng từ mắt người ngắm qua điểm chính giữa mép trên khe ngắm (hoặc tâm lỗ ngắm) đến điểm chính giữa mép trên đầu ngắm.









- Đối với kính ngắm quang học:
Đường ngắm cơ bản là đường thẳng từ mắt người ngắm qua tâm kính nhìn đến điểm giao nhau của vạch khấc tầm và vạch khấc hướng đã xác định với điều kiện kính phải sáng rõ, tròn đều.
b) Điểm ngắm đúng:
Là điểm được xác định sao cho khi ngắm vào đó để bắn thì quỹ đạo đường đạn đi qua điểm định bắn trúng trên mục tiêu.
c) Đường ngắm đúng:
Đường ngắm đúng là đường ngắm cơ bản được dóng vào điểm ngắm đúng đã xác định với điều kiện mặt súng (mặt xe) phải thăng bằng.













2. Ảnh hưởng của ngắm sai đến kết quả bắn
Muốn bắn trúng mục tiêu phải thực hiện tốt ba yếu tố sau: Có thước ngắm đúng, có điểm ngắm đúng, có đường ngắm đúng. Nếu thiếu một trong ba yếu tố trên thì khả năng bắn trúng mục tiêu sẽ thấp, thậm chí không trúng mục tiêu.
a) Đường ngắm cơ bản sai
Đường ngắm cơ bản sai thực chất là sai lệch về góc bắn, sự sai lệch này ảnh hưởng rất lớn đến trúng đích của phát bắn, cụ thể như sau:
- Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm thấp (hoặc cao) hơn điểm chính giữa mép trên khe ngắm, thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ thấp (hoặc cao) hơn điểm định bắn trúng.














- Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm lệch trái (hoặc phải) so với điểm chính giữa mép trên khe ngắm, thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ lệch trái (hoặc phải) điểm định bắn trúng.










- Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm vừa cao vừa lệch phải (hoặc trái) so với điểm chính giữa mép trên khe ngắm, thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ vừa cao vừa lệch phải (hoặc trái) điểm định bắn trúng.






- Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm vừa thấp vừa lệch trái (hoặc phải) so với điểm chính giữa mép trên khe ngắm, thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ vừa thấp vừa lệch trái (hoặc phải) điểm định bắn trúng.








b) Ngắm sai điểm ngắm.
Khi đường ngắm cơ bản đã chính xác, mặt súng thăng bằng, nếu điểm ngắm sai lệch so với điểm ngắm đúng bao nhiêu, thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ sai lệch so với điểm định bắn trúng bấy nhiêu.








c) Mặt súng không thăng bằng.
Nếu có đường ngắm cơ bản đúng, có điểm ngắm đúng nhưng mặt súng nghiêng làm cho trục nòng súng lệch khỏi mặt phẳng bắn và làm cho góc bắn nhỏ lại, dẫn tới tầm bắn giảm. Như vậy mặt súng nghiêng về bên nào thì điểm chạm
nguon VI OLET