GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
 
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Chủ đề: Gia đình
Hoạt động: Làm quen với toán
Đề tài: So sánh kích thước to – nhỏ của 2 đối tượng
Đối tượng: Trẻ 3 - 4 tuổi
Thời gian:20 phút
Ngày soạn: 13/11/2017
Ngày dạy: 16/11/2017
Người soạn và dạy: Đỗ Thị Năm
Đơn vị: Trường mầm non Đồng Sơn
Mụcđích – yêucầu:
Kiến thức:
- Trẻ nhận biết phân biệt sự khác nhau về độ lớn của 2 đối tượng, sử dụng đúng từ to hơn – nhỏ hơn để diễn đạt
- Trẻ biết chơi trò chơi.
Kĩ năng:
Rèn kĩ năng so sánh về độ lớn của hai đối tượng.
Trẻbiết so sánh ,phânbiệtđồdùng to – nhỏbằngtrựcgiác.
Thái độ:
Trẻ hứng thú tích cực và có ý thức trong giờ học.
II.Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
- Loa, máy tính
- Bát inox, bát nhựa
- Bóng bay, hoa treo
- Đê can
- Que chỉ
2. Đồ dùng của trẻ
- Bát inox, bát nhựa
- Bóng
- Rổ nhựa
- Bảng con
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của cô

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú ( 2 phút)
- Cô tập trung trẻ
- Cô giới thiệu khách dự
- Côcùng trẻ hát bài “nhà của tôi” và hỏi trẻ
+ Chúng mình cùng hát bài hát gì?
+ Các con hãy kể về ngôi nhà của mình nào? ( Cho 2 bạn kể về ngôi nhà của mình)
- Côvừađượcnghecác con kểvềngôinhàthânyêucủamình, côthấycác con thậthạnhphúcvìđềuđượcsốngtrongnhữngngôinhàđẹp khang trang. Vì vây chúng mình phải yêu quý, giữ gìn ngôi nhà của chúng mình không vẽ bậy lên tường chúng mình nhớ chưa?
2. Hoạt động 2: Bài mới (17 phút)
* Ôn kích thươc cao hơn – thấp hơn
- Các con ơi! Chúng mình cùng quan sát xem hôm nay lớp mình có gì mới nào?
- Đúng rồi! hôm nay lớp chúng mình có rất nhiều bóng bay và hoa nữa chúng mình cùng lấy bóng nào? Có bạn nào chạm tới được không?
- Không bạn nào chạm tới được bóng bay. Vậy theo các bạn cô Năm có chạm tới bóng bay được không?
- Vì sao mà cô thì chạm được tới bóng bay còn các bạn lại không chạm được?
→Đúng rồi! cô cao hơn các bạn nên cô mới chạm được vào những quả bóng bay còn các bạn thấp hơn cô nên các bạn không chạm vào được bóng bay
- Cô mời các con đi về vị trí của mình nào?
- Cô gọi 1 bạn lên để so sánh chiều cao với cô và cho trẻ nhận xét
- Cô gọi 2 bạn lên để so sánh chiều cao với nhau và cho trẻ nhận xét
*Nhận biết kích thước to hơn - nhỏ hơn của 2 đối tượng
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Dấu tay”
 
- Cô tặng mỗi trẻ 1 cái bảng , 1 cái rổcó hai cái bát 1 cái bát inox 1 cái bát nhựa
+ Trong rổ của các con có gì nào? Chúng mình cùng xếp bát nhựa ra mặt bảng nào?
+ Ngoài ra trong rổ còn bát gì nữa chúng mình cũng xếp ra bảng nào?
+ Chúng mình cùng quan sát bát nhựa và bát inox như thế nào với nhau? bát nào to hơn?
+ Bát nào nhỏ hơn?
- Bây giờ chúng mình cùng đặt bát nhựa vào trong bát inox xem điều gì sẽ xảy ra?
+ Bát nhựa đâu rồi?
+ Vì sao bát nhựa lại ở trong bát inox?
+ Chúng mình cùng nói( Bát nhựa nhỏ hơn. Cho tổ, nhóm, cá nhân nói)
- Nếu đặt bát inox lên trên bát nhựa thì điều gì sẽ xảy ra?
+ Bát inox đâu rồi? Nó nằm ở đâu?
+ Vì sao bát inox lại ở trên bát nhựa mà nó không nằm trong bát nhựa?
+ Chúng mình cùng nói( Bát inox to hơn. Cho tổ, nhóm, cá nhân nói)
- Để biết xem phán đoán của các con có đúng không cô cháu mình sẽ cùng kiểmchứng bằng 1 thí nghiệm nhé
- Cô cho trẻ lấy bát inox múc đầy gạo rồi đổ sang bát nhựa thì điều gì sẽ xảy
ra?
+ Bát nhựa có chứa được hết lượng gạo có trong bát inox không?
+ Vì sao?
- Cô cho trẻ lấy bát nhựa múc đầy gạo rồi đổ sang bát inox thì điều gì sẽ xảy ra?
+ Lượng gạo có đầy được bát inox không?
+ Vì sao?
Cô cho trẻ để bát vào rổ
→ Cô kết luận: Bát inox to hơn, bát nhựa nhỏ hơn nên khi đặt vào nhau bát to hơn sẽ ở ngoài hoặc ở trên bát nhỏ,
nguon VI OLET