Làm thế nào để học sinh ghi bài trong tiết học bằng giáo án điện tử?


Hiện nay, các tiết dạy học bằng giáo án điện tử ngày càng trở nên khá phổ biến ở tất cả các môn học, bậc học. Về hiệu quả cũng như một số tồn tại của tiết dạy này đã được nhiều người bàn đến. Ở đây tôi chỉ xin nêu ra một vấn đề để thầy cô chúng ta cùng chia sẻ - đó là sau tiết học, vở của một số học sinh, nhất là học sinh yếu, kém,ngoài tên bài học, các em hoàn toàn để trống. Qua tìm hiểu thì các em nêu ra 2 nguyên nhân lớn là:
-Không biết ghi vào vở như thế nào? Không biết phần nào cần ghi, phần nào không cần ghi, vì thấy nội dung nào cũng quan trọng.
-Các trang trình chiếu nối tiếp nhau quá nhanh nên các em ghi bài không kịp.
Vậy theo các bạn, làm thế nào để khắc phục tình trạng trên?

 Sau đây là một số ý kiến:

 

1) Đây đúng là 2 nguyên nhân mà các HS không thể ghi bài được trong 1 tiết dạy sử dụng bài giảng điện tử. Nhưng khi dạy bằng bài giảng điện tử giáo viên không nên rời "Phấn trắng, bảng đen". Vì đây là nơi ghi nội dung của bài dạy mà HS có thể ghi lại được và củng cố lại kiến thức trong của bài dạy một cách mạch lạc. Dạy học có sử dụng bài giảng điện tử giáo viên cần chú ý đến các hiệu ứng, màu sắc của bài giảng. Nhiều lúc các HS chỉ chú ý đến hiểu ứng chứ không quan tâm gì đến nội dung.

 

2) Theo kinh nghiệm của một số GV thì tôi thấy họ soạn sẵn cho HS những phiếu học tập, trong đó có ghi sẵn các kiến thức trọng tâm nhất của bài. Bên cạnh đó là phần chừa trống để HS tự ghi chép thêm. Ngoài ra họ còn biên soạn thêm sẵn một số các câu hỏi thảo luận, các bài tập ... Có GV họ soạn luôn thành 1 cuốn (toàn bộ chương trình) rồi photo cho HS. HS chỉ sử dụng cuốn tài liệu này mà không dùng đến vở.

Ngoài ra GV cũng cần hướng dẫn cho HS cách sử dụng SGK. Những gì đã có trong SGK thì HS đâu cần phải ghi lại mà chỉ cần đánh dấu, ghi chú trong SGK. Đa số HS hiện nay chỉ dùng SGK để đọc mà chưa biết tận dụng SGK thành một tài liệu học tập cho cá nhân

 

3) Hiện nay tôi thấy sử dụng phương pháp làm phiếu học tập có bỏ trống nhiều nội dung...(Handout), học sinh buộc phải đọc SGK và phải điền vào cho thích hợp. Điều này buộc học sinh 100% phải đọc đi đọc lại nhiều lần ở SGK mới thực hiện được.Thực ra phương pháp này tôi thấy người Nga (Liên Xô cũ) họ đã làm lâu rồi, không có gì mới, nhưng thấy có hiệu quả.

 

4) Để cho HS ghi chép bài theo đúng yêu cầu của giáo viên và đúng nội dung bài học thì giáo viên phải có kí hiệu riêng khi trình bày bài giảng bằng giáo án điện tử .Ví dụ như : Khi cần cho HS viết nội dung kiến thức mới chúng ta biểu hiện bằng << cây bút đang viết >> .
Xin cảm ơn thầy cô .

 

5) Các thầy cô có nhiều cách cho HS ghi bài hoặc yêu cầu HS phải nắm được kiến thức, tôi cũng có một ý kiến nhỏ rút ra từ thực tế : Sau mỗi hoạt động của HS, hãy dành một side để chốt lại phần kiến thức cần nhớ (Tiểu kết) và kèm theo một < để HS có thể ghi bài !

 

6) Theo mình thì trong lúc dạy, nội dung nào trọng tâm mình sẽ có đấu hiệu riêng và quy ước với học sinh đầu giờ học (Không cần lúc nào cũng <
Quan trọng là lúc học sinh ghi chép thì mình làm gì, đó mới là cái khó chịu nhất, đặc biệt trong tiết thao giảng. Mình thiết nghĩ cứ mời một vài em đọc lại nội dung đang ghi để tránh bị loãng tiết dạy.

 

7) Khi tiến hành một bài giảng điện tử để đạt được hiệu quả nó phụ thuộc rất nhiều vào cách soạn của giáo viên :
+ Để HS có thể ghi bài đọc thì ta có thể thay đổi màu chữ (Phần nào HS ghi bài thì quy định một màu chữ, phần nào chỉ giảng giải thì ta quy định màu chữ khác) và giáo viên sẽ thống nhất với HS để HS nắm 1, 2 lần thì HS sẽ quen thôi.
+ Khi trình diễn thì thường chữ của mục trước sẽ mất nên ta phải đổi cách soạn lại bằng cách khi muốn chuyển sang vấn đề khác thì trên slide vẫn có mục và ý chính của vấn đề trước đó, chúng ta soạn như vậy thì khi kết thúc bài thì slide cuối cùng sẽ chứa toàn bộ nội dung bài học mà nó không mất đi vẫn như viết trên bảng.

    (Cập nhật từ Trang Dạy học Intel)

nguon VI OLET