Lê Bá Khánh Trình: `Cậu bé vàng Toán học VN` giờ ra sao
(VTC News) – Từng đoạt cả huy chương vàng lẫn giải đặc biệt tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế lần thứ 21 ở London (Anh) nhưng thầy vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc của mình.
» GS Ngô Bảo Châu được Viện Fields vinh danh » Đàm Thanh Sơn, hi vọng giải Nobel của người Việt » GS Ngô Bảo Châu trong vòng vây của sinh viên Hà Thành » Bí thư Đà Nẵng xuất hiện trong bài văn ĐH như thế nào? » Sách của GS Ngô Bảo Châu khiến người khiếm thị cũng mê

Thầy là Lê Bá Khánh Trình (giảng viên khoa Toán – tin, Trường đại học Khoa học tự nhiên). Năm 1979, cái tên Lê Bá Khánh Trình ghi dấu ấn trong tâm trí nhiều người, trong và ngoài nước, khi thầy đoạt Huy chương vàng và giải đặc biệt trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế lần thứ 21 ở London (Anh). Giành chiến thắng ở phút cuối cùng


Hiện Lê Bá Khánh Trình là giảng viên khoa Toán – tin, Trường đại học Khoa học tự nhiên 

Chúng tôi gặp thầy trong căn nhà giản dị trên đường Lê Quang Định (Q.Bình Thạnh, TP.HCM). 33 năm đã trôi qua, nhưng những kỉ niệm về kỳ thi năm đó vẫn còn nguyên vẹn trong kí ức của thầy. Trao đổi với chúng tôi, thầy Lê Bá Khánh Trình kể về kỉ niệm lạc đề dẫn tới chiến thắng vang dội năm đó: “Lúc học bài và đọc tài liệu, tôi ôn rất kỹ. Thậm chí khi đọc những cuốn sách và biết được những cách giải rất hay nhưng khi vào phòng thi, người ta cho đề ngược. Tôi lại làm bài theo những cách đã ôn. Sau khi làm bài xong, còn thời gian rất nhiều, tôi kiểm tra lại bài rất kỹ và để chắc ăn, tôi giải thêm cách giải nữa, kết quả đều giống nhau. Nhưng khi rà soát lại đề thì không phải, tôi làm bài bị sai. Đề cho một đường, tôi lại đi làm một nẻo. Nhìn đồng hồ, chỉ còn khoảng 30 phút nữa là hết giờ. Thật lạ, cảm giác lúc đó là bình thản! Tôi đọc lại đề bài rồi tìm ra cách giải cho bài toán”. Lê Bá Khánh Trình chia sẻ: “Có thể những con người ta bị dồn vào thế bí nhất, họ sẽ tìm ra một hướng giải quyết rất phù hợp và xuất sắc. Tôi cũng vậy, dù thời gian không còn bao lâu nữa nhưng vẫn bình tĩnh làm bài. Khi tiếng chuông báo hết giờ, giám thị đến thu bài, tôi giơ tay lên xin ít phút nữa để giải cho xong bài toán cuối cùng. Đúng như ý nguyện của tôi, vị giám khảo vẫn nhẹ nhàng đứng chờ cho đến khi tôi hoàn thành bài giải”. Ánh mắt thầy rạng lên khi kể về người giám khảo xem thi hôm ấy. Trong lúc Lê Bá Khánh Trình làm bài thi, do mệt nên có ho hắng vài tiếng, vị giám khảo ấy ân cần đứng bên cạnh rót nước và lấy khăn lau cho thí sinh bé nhỏ đến từ Việt Nam này, để Lê Bá Khánh Trình yên tâm làm bài thi tiếp.
 



Việc dạy học trò cũng giống như việc đối đãi với nhân tài, Nhà nước không nên bao bọc họ bằng những đặc chế như trả lương cao, ban chức tước và những bổng lộc khác. Đừng ràng buộc họ với những bổng lộc vì họ sẽ có cảm giác nợ nần đè lên trách nhiệm của họ.




Lê Bá Khánh Trình




Rồi trong lúc làm bài thi, các giám khảo cứ vài phút lại đến bên xem tình hình sức khỏe của thí sinh. Chỉ cần thấy ai có biểu hiện về sức khỏe không tốt, ngay lập tức họ chăm sóc rất ân cần. Chính vì sự ân cần và quan tâm đó, Lê Bá Khánh Trình ngày nay vẫn tin rằng, thầy đoạt giải cao chính là nhờ vị giám khảo ấy: “Nếu lúc đó, hết giờ mà thấy ấy thu bài ngay thì có lẽ tôi đã không đoạt giải thưởng cao nhất trong cuộc thi”. Một kỷ niệm cũng làm Lê Bá Khánh Trình nhớ mãi là tình đồng đội giữa các thí sinh thể hiện rất cao. Dù mỗi người ở mỗi nước khác nhau và hầu như không ai biết về nhau, nhưng sau mỗi lần làm bài xong, tất cả các đều ngồi lại, xem lại bài thi rồi cùng tìm ra những cách giải khác nhau hay hơn. Không chỉ thế, với những người làm bài không tốt thì cả nhóm cùng xúm lại động viên. Chính vì vậy, ngày hôm sau ai cũng làm bài tốt hơn ngày trước. “Ngày diễn ra buổi lễ trao giải thưởng, tôi cũng rất bất ngờ vì mình được xướng danh hai lần chỉ trong vòng mấy phút. Lần thứ
nguon VI OLET