Lê Hoàn

 

     Kinh Đô Hoa Lư xao xuyến vì biến động. Từ thâm cung của Dương thái hậu cho đến nếp nhà tranh của người dân thường, cả kinh thành thấp thỏm e tai biến khôn lường sẽ bất ngờ ập đến.
      Hoa Lư, một ngày mùa thu êm đẹp là thế, nhưng trong hoàng cung thâm nghiêm và tráng lệ, bên cạnh bầy nữ tỳ thân tín và đội quân thủ túc dũng mãnh, Dương Thái hậu vẫn cảm thấy cô đơn, hoang lạnh. Đinh Tiên Hoàng vừa chết, con trai Đinh Toàn bèn lên ngôi kế vị hãy còn trứng nước. Rồi đây những vạc dầu và chuồng cọp của tiên đế để lại không biết có giúp mẹ con bà giữ yên được thế nước hay không? Chuyện mười hai sứ quân đã qua rồi, nhưng cảnh tượng tan tác xiêu giạt vì tao loạn vẫn đọng lại trong ký ức của bà, mà cuộc đời hơn mười năm hoàng hậu vẫn không xóa được.
      Nét ưu phiền chồng chất trên dung nhan rực rỡ, có phần sắc sảo, ở cái tuổi "Trẻ chưa quá già chưa tới" của Dương Thái hậu. Một mình trong căn lầu vắng lặng, ngồi bên cửa sổ, Thái hậu nhìn ra ngoài. Mặt trời đang rơi vội, để rồi trốn biệt sau đỉnh núi. Thoáng nghe tiếng chân bước nhẹ nhàng, bà quay lại. Người nữ tì thân tín đã đến hầu:
      - Tâu Thái hậu, Thập đạo tướng quân vừa đến, xin triều yết việc cơ mật gấp.
      Một niềm vui bất ngờ đối với bà. Từ ngày nhà vua bị ám hại, việc gặp gỡ giữa Thập đạo tướng quân và Dương Thái hậu để luận bàn việc nước là chuyện thường. Hôm nay, điều không ngờ là Thập đạo tướng quân tìm đến với bà vào lúc cảnh vật đang trở nên mờ ảo và bà đang cảm thấy lo âu trống trải lạ thường.
      - Thập đạo tướng quân!
      Dương Thái hậu khẽ nhắc lại, rồi từ từ đứng dậy. Người nữ tỳ nâng hộp trầu bước theo...
      Ánh lửa từ cây đèn hàng chục tim bấc hắt ra run rẩy, soi rõ khuôn mặt biến sắc dưới vành khăn tang của Dương Thái hậu. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn khoan thai dậm từng bước trên nền hoàng cung lát đá nhẵn. Mái tóc hoa râm hơi nghiêng về trước. Dương Thái hậu nhìn theo, gặng hỏi:
      - Thập đạo tướng quân ơi! Tin dữ này liệu có thể là huyền hoặc không?
      - Lê Hoàn quay lại:
      - Tâu Thái hậu, viên quan trấn giữ Lạng Châu từ phân giậu phía bắc khẩn cấp báo về thì huyền hoặc sao được? Vả, cứ lý mà suy, phương Nam rối loạn khỏi đâu không lọt vào tai mắt của vua tôi nhà Tống, Thừa cơ sang đánh cướp nước ta vốn là mưu đồ đen tối của lũ chúng.
      Một tiếng thở dài, tiếp theo là câu nói thốt ra từ cảm xúc chân thành của Dương Thái Hậu:
      - Số phận mẹ con tôi lúc này nằm trong tay tướng quân... Xin hãy vì mẹ con tôi mà trù liệu mưu kế.
      Lê Hoàn vẫn yên lặng. Không phải đợi đến lúc Thái Hậu ủy thác, Lê Hoàn đã nghĩ đến điều đó từ ngày nhà vua bị giết hại. Việc dẹp loạn Nguyễn Bặc, việc cấp tốc rèn luyện quân sĩ mười đạo trong những ngày gần đây của Lê Hoàn cũng chỉ nhằm giữ yên thể nước, vững cõi bờ. Đó cũng là hoài bão lớn lao mà ông đã tôn thờ, ôm ấp từ ngày biệt cha nuôi họ Lê, rời quê hương Châu Ái theo Đinh Bộ Lĩnh giúp dân dựng nước. Là viên tướng cầm quân mười đạo, ông há chẳng biết rằng việc nhà vua bị tiết hại, triều đình lục đục lại không phải là dịp tốt cho giặc ngoài xâm lấn hay sao? Và vì vậy, tin dữ từ Lạng Châu đưa về không làm cho Lê Hoàn ngỡ ngàng. Có chăng Dương Thái hậu, trước những tai biến dồn dập đã phần nào lo sợ. Bà chỉ còn trông cậy vào viên cận thần thân tín... Nhưng Lê Hoàn vẫn lặng lẽ. Dường như lời nói thốt ra từ trái tim của Dương Thái hậu không hề gây xúc động đối với viên tướng lòng gan dạ sắt ấy. Theo ông, đây không phải là chuyện riêng tư của Dương Thái Hậu, mà là chuyện mất còn của đất nước. Trong cuộc đời cầm quân từ trước đến nay, ông chưa hề lùi bước trước một nguy nan. Nhận lệnh không khó. Cái khó, theo ông là thực hiện lệnh đó như thế nào để thắng được giặc mạnh.
      - Tâu Thái Hậu, Lê Hoàn chắp tay, nhìn vào khuôn mặt trắng bệch của Dương Thái hậu:
      - Năm xưa, Ngô Vương phá giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Nay giặc Tống lại hùng hổ sang xâm lược, quân dân ta ai mà không hăm hở theo bước người xưa vùng dậy giữ nước nhà? Đó là cội nguồn của việc thắng giặc. Nhưng... Có quân sĩ hùng mạnh lại cần phải có nhiều tướng giỏi. Một mình tôi sao làm tròn được lệnh của Thái hậu giao cho?
      - Ta cho tướng quân toàn quyền chọn lựa những người tài giỏi trong quân sĩ, tùy từng người mà trao tước vị khác nhau để cùng lo sự giặc.

      - Tâu thái hậu, tại sao người lại không nghĩ đến Phạn Cự Lạng?
      - Phạm Cự Lạng!
      Dương Thái hậu không ngờ Lê Hoàn nhắc đến người nầy. Vẫn biết Phạm Cự Lạng là viên tướng có tài, nhưng Thái hậu còn e ngại về chuyện anh ruột của ông ta là Phạm Hạp bị triều đình trị tội vì việc nổi loạn năm ngoái. Biết đâu chẳng do chuyện này mà gây ra hiềm khích giữa Lê Hoàn và Phạm Cự Lạng, làm cho ông ta nghi kỵ triều đình. Trong tình thế này, sự bất hòa giữa hai viên tướng sẽ không may cho mẹ con bà và là tai họa cho trăm họ. Chưa rõ ý của Lê Hoàn, Dương Thái hậu dè dặt:
      - Phạm Cự Lạng là viên tướng có tài, lại được quân sĩ mến phục, nhưng chuyện Phạm Hạp còn chưa nguôi...
      Hiểu ý Dương Thái hậu, Lê Hoàn nói thẳng điều suy nghĩ của mình:
      - Phạm Cự Lạng là kẻ kiệt liệt. Cha ông người ấy đã từng theo các bậc tiên vương để chống giặc giữ nước; khi non sông bị chia xé, lại cùng nhà vua ghé vai dựng nước. Nay, chẳng lẽ việc Phạm Hạp phản phúc phải chịu tội với triều đình lai khiến cho con người ấy không đem tài ba để cứu nước hay sao? Tôi tin Phạm Cự Lạng không phụ lòng mong đợi của Thái hậu. Xin Thái hậu hãy nghĩ đến Phạm Cự Lạng như nghĩ đến cánh tay phải của mình.
      Dương Thái hậu không ngờ vị tướng đang đứng trước mặt mình lại nhìn người bằng con mắt sắc sảo và


 

 

Lê Hoàn

 

     Kinh Đô Hoa Lư xao xuyến vì biến động. Từ thâm cung của Dương thái hậu cho đến nếp nhà tranh của người dân thường, cả kinh thành thấp thỏm e tai biến khôn lường sẽ bất ngờ ập đến.
      Hoa Lư, một ngày mùa thu êm đẹp là thế, nhưng trong hoàng cung thâm nghiêm và tráng lệ, bên cạnh bầy nữ tỳ thân tín và đội quân thủ túc dũng mãnh, Dương Thái hậu vẫn cảm thấy cô đơn, hoang lạnh. Đinh Tiên Hoàng vừa chết, con trai Đinh Toàn bèn lên ngôi kế vị hãy còn trứng nước. Rồi đây những vạc dầu và chuồng cọp của tiên đế để lại không biết có giúp mẹ con bà giữ yên được thế nước hay không? Chuyện mười hai sứ quân đã qua rồi, nhưng cảnh tượng tan tác xiêu giạt vì tao loạn vẫn đọng lại trong ký ức của bà, mà cuộc đời hơn mười năm hoàng hậu vẫn không xóa được.
      Nét ưu phiền chồng chất trên dung nhan rực rỡ, có phần sắc sảo, ở cái tuổi "Trẻ chưa quá già chưa tới" của Dương Thái hậu. Một mình trong căn lầu vắng lặng, ngồi bên cửa sổ, Thái hậu nhìn ra ngoài. Mặt trời đang rơi vội, để rồi trốn biệt sau đỉnh núi. Thoáng nghe tiếng chân bước nhẹ nhàng, bà quay lại. Người nữ tì thân tín đã đến hầu:
      - Tâu Thái hậu, Thập đạo tướng quân vừa đến, xin triều yết việc cơ mật gấp.
      Một niềm vui bất ngờ đối với bà. Từ ngày nhà vua bị ám hại, việc gặp gỡ giữa Thập đạo tướng quân và Dương Thái hậu để luận bàn việc nước là chuyện thường. Hôm nay, điều không ngờ là Thập đạo tướng quân tìm đến với bà vào lúc cảnh vật đang trở nên mờ ảo và bà đang cảm thấy lo âu trống trải lạ thường.
      - Thập đạo tướng quân!
      Dương Thái hậu khẽ nhắc lại, rồi từ từ đứng dậy. Người nữ tỳ nâng hộp trầu bước theo...
      Ánh lửa từ cây đèn hàng chục tim bấc hắt ra run rẩy, soi rõ khuôn mặt biến sắc dưới vành khăn tang của Dương Thái hậu. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn khoan thai dậm từng bước trên nền hoàng cung lát đá nhẵn. Mái tóc hoa râm hơi nghiêng về trước. Dương Thái hậu nhìn theo, gặng hỏi:
      - Thập đạo tướng quân ơi! Tin dữ này liệu có thể là huyền hoặc không?
      - Lê Hoàn quay lại:
      - Tâu Thái hậu, viên quan trấn giữ Lạng Châu từ phân giậu phía bắc khẩn cấp báo về thì huyền hoặc sao được? Vả, cứ lý mà suy, phương Nam rối loạn khỏi đâu không lọt vào tai mắt của vua tôi nhà Tống, Thừa cơ sang đánh cướp nước ta vốn là mưu đồ đen tối của lũ chúng.
      Một tiếng thở dài, tiếp theo là câu nói thốt ra từ cảm xúc chân thành của Dương Thái Hậu:
      - Số phận mẹ con tôi lúc này nằm trong tay tướng quân... Xin hãy vì mẹ con tôi mà trù liệu mưu kế.
      Lê Hoàn vẫn yên lặng. Không phải đợi đến lúc Thái Hậu ủy thác, Lê Hoàn đã nghĩ đến điều đó từ ngày nhà vua bị giết hại. Việc dẹp loạn Nguyễn Bặc, việc cấp tốc rèn luyện quân sĩ mười đạo trong những ngày gần đây của Lê Hoàn cũng chỉ nhằm giữ yên thể nước, vững cõi bờ. Đó cũng là hoài bão lớn lao mà ông đã tôn thờ, ôm ấp từ ngày biệt cha nuôi họ Lê, rời quê hương Châu Ái theo Đinh Bộ Lĩnh giúp dân dựng nước. Là viên tướng cầm quân mười đạo, ông há chẳng biết rằng việc nhà vua bị tiết hại, triều đình lục đục lại không phải là dịp tốt cho giặc ngoài xâm lấn hay sao? Và vì vậy, tin dữ từ Lạng Châu đưa về không làm cho Lê Hoàn ngỡ ngàng. Có chăng Dương Thái hậu, trước những tai biến dồn dập đã phần nào lo sợ. Bà chỉ còn trông cậy vào viên cận thần thân tín... Nhưng Lê Hoàn vẫn lặng lẽ. Dường như lời nói thốt ra từ trái tim của Dương Thái hậu không hề gây xúc động đối với viên tướng lòng gan dạ sắt ấy. Theo ông, đây không phải là chuyện riêng tư của Dương Thái Hậu, mà là chuyện mất còn của đất nước. Trong cuộc đời cầm quân từ trước đến nay, ông chưa hề lùi bước trước một nguy nan. Nhận lệnh không khó. Cái khó, theo ông là thực hiện lệnh đó như thế nào để thắng được giặc mạnh.
      - Tâu Thái Hậu, Lê Hoàn chắp tay, nhìn vào khuôn mặt trắng bệch của Dương Thái hậu:
      - Năm xưa, Ngô Vương phá giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Nay giặc Tống lại hùng hổ sang xâm lược, quân dân ta ai mà không hăm hở theo bước người xưa vùng dậy giữ nước nhà? Đó là cội nguồn của việc thắng giặc. Nhưng... Có quân sĩ hùng mạnh lại cần phải có nhiều tướng giỏi. Một mình tôi sao làm tròn được lệnh của Thái hậu giao cho?
      - Ta cho tướng quân toàn quyền chọn lựa những người tài giỏi trong quân sĩ, tùy từng người mà trao tước vị khác nhau để cùng lo sự giặc.

      - Tâu thái hậu, tại sao người lại không nghĩ đến Phạn Cự Lạng?
      - Phạm Cự Lạng!
      Dương Thái hậu không ngờ Lê Hoàn nhắc đến người nầy. Vẫn biết Phạm Cự Lạng là viên tướng có tài, nhưng Thái hậu còn e ngại về chuyện anh ruột của ông ta là Phạm Hạp bị triều đình trị tội vì việc nổi loạn năm ngoái. Biết đâu chẳng do chuyện này mà gây ra hiềm khích giữa Lê Hoàn và Phạm Cự Lạng, làm cho ông ta nghi kỵ triều đình. Trong tình thế này, sự bất hòa giữa hai viên tướng sẽ không may cho mẹ con bà và là tai họa cho trăm họ. Chưa rõ ý của Lê Hoàn, Dương Thái hậu dè dặt:
      - Phạm Cự Lạng là viên tướng có tài, lại được quân sĩ mến phục, nhưng chuyện Phạm Hạp còn chưa nguôi...
      Hiểu ý Dương Thái hậu, Lê Hoàn nói thẳng điều suy nghĩ của mình:
      - Phạm Cự Lạng là kẻ kiệt liệt. Cha ông người ấy đã từng theo các bậc tiên vương để chống giặc giữ nước; khi non sông bị chia xé, lại cùng nhà vua ghé vai dựng nước. Nay, chẳng lẽ việc Phạm Hạp phản phúc phải chịu tội với triều đình lai khiến cho con người ấy không đem tài ba để cứu nước hay sao? Tôi tin Phạm Cự Lạng không phụ lòng mong đợi của Thái hậu. Xin Thái hậu hãy nghĩ đến Phạm Cự Lạng như nghĩ đến cánh tay phải của mình.
      Dương Thái hậu không ngờ vị tướng đang đứng trước mặt mình lại nhìn người bằng con mắt sắc sảo và


độ lượng đến như thế. Bà đã nhầm khi nghĩ về Phạm Cự Lạng cũng như bà đã tự thấy mình chưa hiểu hết đức độ và lòng tin của Lê Hoàn. Mối lo vì sự bất hòa giữa hai viên tướng không còn ám ảnh Dương Thái hậu. Bà bàn với Lê Hoàn:
      - Ta phong cho Phạm Cự Lạng giữ chức đại tướng cùng với ngài lo việc chống giặc.
      Trong suy nghĩ của văn võ đại thần triều Đinh, thập đạo tướng quân Lê Hoàn vẫn luôn luôn là trụ cột của triều đình. Và, vào lúc tổ quốc lâm nguy như bây giờ lại càng không thể không trông cậy vào tài ba chèo chống của con người ấy. Tuy nhiên, những điều dị nghị về Lê Hoàn ai cũng biết. Nắm trong tay quân sĩ mười đạo, lại được Dương Thái hậu, ấu chúa Đinh Toàn và bá quan văn võ đang dự triều hội, Lê Hoàn vẫn là một triều thần. Nhất cử nhất động của ông đều tùy lệnh Dương Thái hậu đang giữ quyền nhiếp chính.
      Hoàng cung Hoa Lư đồ sộ và lặng lẽ. Cái lặng lẽ vốn có của tòa cung điện thâm nghiêm càng thêm nặng nề vì mối lo chống giặc đang chiếm lĩnh tâm tư của những người dự triều hội. Phá tan không khí nặng nề ấy, chỉ có giọng nói sang sảng và rành rọt của Thập đạo tướng quân tâu bày kế sách chống giặc. Từng lời nói rắn chắc của ông dần dần mở ra trước triều đình một chân trời sáng sủa. Để kết thúc lời tâu bày của mình Lê Hoàn nói:
      - Tâu Thái hậu, theo sự suy đoán của tôi, giặc Tống liều lĩnh tràn vào nước ta, phen này nhất định sẽ phải đại bại vì lưỡi gươm của quân dân Đại Cồ Việt!
      Văn võ bá quan đợi chờ lời phán quyết của Dương Thái hậu. Nhưng rồi buổi triều hội dừng lại. Có tiếng chân rầm rập bước lên tam cấp. Các tướng lệnh nhung phục oai nghiêm nối nhau tràn vào. Ngoài sân hoàng cung, quân sĩ kéo đến mỗi lúc một đông. Ánh gươm đao lấp loáng dưới nắng tháng bảy.
      Trước đây một năm, khi quân sĩ bất ngờ vào hoàng cung hẳn có chuyện không lành. Nhưng bây giờ, lệnh động binh đã truyền khắp chốn. Riêng ở kinh đô, việc rèn quân luyện tướng, sửa soạn binh khí đang sôi sục ngày đêm, thì chuyện đó cũng không đáng ngại. Vả lại, dẫn đầu tướng lệnh chính là Phạm Cự Lạng, con người mới được Dương Thái hậu phong cho làm đại tướng. Và các tướng lệnh, quân sĩ hùng mạnh ấy lại chính do Thập đạo tướng quân Lê Hoàn rèn luyện gầy dựng lên. Họ đến đây để đợi lệnh của triều đình? Không! Lệnh động binh đã ban rồi. Quân sĩ từ ngũ cho đến đạo đã sắp sẵn. Giặc xâm phạm bờ cõi, chỉ có lệnh "đánh". Ai mà không biết điều đó!
      Lùng tùng trước sự việc bất ngờ, Dương Thái hậu đưa mắt nhìn Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Nhưng Lê Hoàn chưa kịp cất lời, thì Phạm Cự Lạng đã tiến trước triều thành. Một tay nắm đốc gươm, một tay đặt ngang ngực. Phạm Cự Lạng nghiêng mình chào mọi người rồi lớn tiếng nói với quân sĩ:

      - "Này! Thưởng người có công mà phạt kẻ không vâng lệnh, đó là phép hành binh. Bây giờ chúa thượng hãy còn thơ ấu, bọn ta dẫu hết sức liều chết, may có lập được chút công lao thì ai biết cho? Chi bằng trước hãy tôn ngay Thập đạo tướng quân lên làm thiên tử, sau sẽ ra quân".
      Phạm Cự Lạng dứt lời, hoàng cung Hoa Lư rung chuyển vì lời tung hô "Vạn tuế! Vạn tuế!" phát ra từ đội ngũ tướng lệnh và quân sĩ trùng điệp. Trong khoảnh khắc, cả triều đình không ngờ sự việc lại xảy ra đến như thế. Ngót một năm trước, Phạm Hạp anh ruột của Phạm Cự Lạng đã cùng Nguyễn Bặc, Đinh Điền nổi dậy chống Lê Hoàn mong trừ chuyện thoán đoạt. Việc không thành, cả ba cùng chịu chết. Nay chính em trai Phạm Hạp lại đem tướng lệnh và quân sĩ vào tận hoàng cung tôn Lê Hoàn lên ngôi vua! Điều đó hẳn không phải là ý riêng của một người, mà là một việc làm tối cần thiết, khẩn yếu trước lúc xuất quân, nhưng lại bất ngờ đến nỗi triều thần phải ngơ ngác. Ai nấy đều biết rằng lúc này người duy nhất cứu nguy được cho nòi giống là Thập đạo tướng quân chứ không phải ấu chúa. Nhưng nên hay không trong việc hệ trọng này là phải do Thái hậu định đoạt.
      Hàng trăm con mắt hướng về Dương Thái hậu. Không nói một lời, bà đứng dậy, lùi vào hậu cung, rồi trở ra với hai nữ tỳ nâng cao hòm bảo vật. Mọi người nhìn Thái hậu khoan thai bình tĩnh trong xiêm áo thướt tha. Trước mặt triều thần, tấm áo long cổn bằng vóc vàng lấp lánh vẩy rồng đang mở rộng trên đôi tay Dương Thái hậu. Sai người khoác áo long cồn lên vai Thập đạo tướng quân, Dương Thái Hậu nói với Lê Hoàn:
      - Thập đạo tướng quân! Cho được yên lòng quân sĩ xin mời ông cầm quyền giữ nước!

      Tiếng reo mừng tán thưởng rộ lên trong binh sĩ, tưởng như sấm dậy giữa một ngày tháng bảy, mùa thu năm Canh Thìn.
      Lê Hoàn đưa thư của Tống Thái Tông cho Phạm Cự Lạng. Lời lẽ cuối thư càng làm cho nhà vua thêm phẩn nộ: "Người có muốn ra khỏi nơi man di ở góc biển để xem nhà Minh Đường, Bích Cung không? Trút bỏ áo cỏ mà mặc áo cồn đẹp thêu núi thêu rồng không? Ngươi nên quy phục, không nên vơ lấy tội. Hiện nay ta đang sửa soạn quân đội, chiêng trống, nếu quy phục ta sẽ tha, trái lệnh ta sẽ đánh. Theo hay không, lành hay dữ, người tự nghĩ lấy"
      Ánh sáng lấp lánh từ những mặêt ngọc gắn trên vành vương niệm rung rinh, nhà vua nén giận, chờ viên đại tướng họ Phạm đọc thư. Phạm Cư Lạng đọc xong đặt thư xuống kỷ, tâu lên Lê Hoàn:
      - Muôn tâu, không dùng lời lẽ đối với quân láo xược này được. Chúng đe dọa đem quân sang. Dám xin bệ hạ cũng cho lệnh xuất quân!
      Lê Hoàn gật đầu. Vẻ giận dữ phát ra từ cặp mắt ngời sáng của nhà vua dường như có vẻ dịu đi. Lê Hoàn thầm nghĩ: "Đúng là như vậy, và sự việc tất phải diễn ra như vậy. Nhưng để cho sự việc diễn ra sớm hay muộn là điều phải cân nhắc". Đôi mắt nhà vua hướng về thái sư Hồng Hiến, có ý thăm dò người mưu sĩ tâm phúc của mình. Trước đây, vì mến phục tài đức của Lê Hoàn mà Hồng Hiến theo về giúp rập. Nay cảm ơn tri ngộ ấy, lại còn cái nghĩa vua tôi phải đền đáp, Hồng Hiến muốn đem hết những hiểu biết của mình để bàn góp với nhà vua. Xem lại lời lẽ của Tống Thái Tông, Hồng Hiến thưa:
      - Muôn tâu, vua Tống kiêu rông, ngang ngược đe dọa chúng ta. Theo ngụ ý của thần, bệ hạ nên trước hãy dùng lời lẽ để đối đáp. Hòa hoãn được tình thế là bệ hạ đã thắng trận đầu rồi đó!
      Thái sư Hồng Hiến đã bắt đúng mạch suy nghĩ của nhà vua. Nói đến việc chống giặc Tống, một vùng đất rộng lớn cửa ngõ phía bắc và đông bắc của đất nước lại hiện ra trong trí nhà vua với ý nghĩ: "Giặc sẽ tràn sang bằng đường ấy và quân dân ta tất phải diệt chúng ngay ở đó. Về đường thủy, trước kia Ngô Vương đã lập mưu chống giặc trên sông Bạch Đằng. Còn đường bộ? Dải núi rừng hiểm trở ấy cần phải thăm dò kỹ mới lập kế chặn giặc tốt được". Vì vậy nghe lời thái sư Hồng Hiến, Lê Hoàn gật đầu:
      - Người quả là người tâm phúc của ta. Ta sẽ cử người lo việc gặp Tống Thái Tông, dâng biểu của Đinh Toàn cầu nối ngôi cha. Vua Tống chấp nhận là ta đã có thêm thời gian sửa soạn. Bằng không, tưởng là ta khiếp sợ, Tống Thái Tông càng thêm kiêu rông tự đắc, liều lĩnh cất binh. Điều đó cũng có lợi cho ta!
      Nhà vua quay lại nói với Phạm Cự Lạng:
      - Lúc bấy gờ chúng ta thắng giặc cũng chưa muộn. Nhưng từ nay đến ngày ấy, Phạm tướng quân phải điều quân sĩ về chặn vùng sông Bạch Đằng và vùng ải Bắc, như ta đã bàn kỹ với tướng quân!
      Theo lệnh nhà vua, nha hiệu Giang Cự Vọng và Vương Thiệu Tộ lên đường sang nước Tống. Tống Thái Tông sai Trương Tôn Quyền đem thư đến Hoa Lư. Đọc thư vua Tống: "Họ Đinh truyền nối ba đời, trẫm muốn cho Toàn làm thống soái, khanh làm phó; nếu Toàn không có tướng tài, hay còn non dại thì nên bảo mẹ con sang quy phục, đợi khi vào chầu, tất sẽ ưu đãi và sẽ cho khanh cờ tiết. Có hai đường ấy, khanh nên chọn lấy một đường. Lê Hoàn im lặng, không trả lời.
      Nhà vua chọn con đường không phải do Tống Thái Tông vạch, mà là con đường điều quân lên ải Bắc.
      Và giờ đây, vào những ngày cuối năm Canh Thìn, theo con đường ấy, Phạm Cư Lạng cùng tướng lệnh, binh sĩ đang hành quân gấp gáp trong giá lạnh. Họ sẽ vui mừng đón xuân mới ngay trên biên thùy nước Đại Cồ Việt mến yêu của mình.
      Cây rừng xanh tốt, từng mảng đậm nhạt nối nhau chạy dài. Những đỉnh núi cao nhấp nhô chìm trong mây. Men theo đường mòn ven sông Chi Lăng, Lê Hoàn đi thị sát trận địa. Nhà vua chăm chú nhìn những lũng đen ngòm thọc sâu vào sườn núi ở hai bên tả hữu. Đằng trước, núi Mặt Quỉ án ngữ sừng sững như hổ phục. Và phía sau, dãy chiến lũy đá thiên thành từ hai bên thắt lại, ngọn núi Mã Yên lọt vào giữa như cổng thành chặn giữ mặt nam "Ải Bắc quả là cửa tử đối với bất cứ quân xâm lược nào muốn từ phương Bắc tràn vào nước Đại Cồ Việt", Nhà vua thầm nghĩ và cảm thấy vui sướng vì thiên nhiên đã tạo cho đất nước một vùng cửa ngỏ hiểm trở và hùng vĩ đến nhường ấy. Niềm vui của nhà vua lại càng tăng lên gấp bội và trong các lũng sâu thẳm và bí ẩn kia, có hàng vạn quân sĩ đang mai phục. Trong đó có cả những đạo quân vừa đánh lui giặc ở sông Bạch Đằng. Dưới vó ngựa của nhà vua, cỏ núi lè tè phủ đầy mặt ải. Bất giác Lê Hoàn nhớ lại những ngày ấu thơ của mình. Đó là những ngày sống bên người mẹ nghèo ở làng Trung Lập, những ngày ở với cha nuôi họ Lê ở làng Phong Mỹ thuộc đất Ái Châu, những buổi chăn trâu trên đồng cỏ, những chiều cùng các bạn cưỡi trâu bơi thi trong đầm. Chuỗi ngày ấy chỉ thoáng hiện lờ mờ. Duy có ngày từ giã cha nuôi, từ giã thầy bạn để lên đường lập nghiệp, nhà vua vẫn nhớ như in. Từ ấy, vào đúng tuổi mười lăm của mình, cuộc đời nhà vua đã chuyển sang một chặng mới. Đã hai mươi lăm năm rồi. Hai mươi lăm năm dốc hết sức trai để dựng nước, và giờ đây nhà vua lại đang lo gìn giữ từng tấc đất của non sông. Trong cuộc đọ sức với giặc Tống, nhà vua đã thắng trận đầu tiên trên sông Bạch Đằng. Tên bại tướng Lưu Trùng hẳn đang vỡ mật chạy trốn về nước...
      Bản doanh của đại tướng Phạm Cự Lạng đặt dưới mái đá hun hút. Tháng ba, trời bắt đầu oi bức mà ở đây hơi lạnh từ hang núi vẫn hắt ra ngăn ngắt. Vừa thấy nhà vua, Phạm Cự Lạng đã vội phục xuống làm lễ. Viên đại tướng không giấu được niềm vui:
      - Muôn tâu! đội quân trá hàng của ta phái đi đang dẫn Hầu Nhân Bảo tiến sâu vào nội địa.
      Nhà vua cúi nâng Phạm Cự Lạng dậy:
      - Đây là bản doanh của viên tướng đem quân ra ngoài thành, chứ không phải hoàng cung Hoa Lư!


      Vua tôi cùng cười.
      Quả vậy, trước mặt Phạm Cự Lạng không phải là vua Lê mặt áo lông cổn ngự trên ngai rồng nơi hoàng cung tráng lệ, mà là Thập đạo tướng quân Lê Hoàn năm xưa. Bộ sắc phục võ tướng với tấm hộ tâm bằng đồng che trước ngực càng làm cho nhà vua thêm hùng dũng. Và đặc biệt là chiếc mũ đầu mâu bằng da gắn ngù nạm ngọc óng ánh càng tôn vẻ cương nghị trên khuôn mặt sắc sảo ở cái tuổi bốn mươi của nhà vua. Ấn mạnh đốc gươm, vành đai lưng trễ xuống, thanh kiếm trường nằm ngang bên hông, nhà vua vỗ vào vai Phạm Cự Lạng:
      - Trúng kế của ta, cánh quân Hầu Nhân Bảo không tránh khỏi đại bại. Giặc Tống chia làm ba mũi tràn vào nước ta. Ta đã đánh lui cánh quân thủy ở sông Bạch Đằng, ta sẽ diệt quân bộ của chúng ở đây. Còn một đạo quân thủy do Trần Khâm Tộ theo đường sông Thái Bình đã tràn sâu vào nội địa, ta không thể cho chúng thoát.
      Điều nhà vua nói, Phạm Cự Lạng đã nghĩ tới từ khi còn ở Bạch Đằng. Ông vẫn băn khoăn không hiểu tại sao nhà vua không chia quân chặn Trần Khâm Tộ mà lại điều cả về Chi Lăng. Đến bây giờ nhà vua lại nghĩ đến cánh quân Trần Khâm Tộ. Phạm Cự Lạng mạnh dạn:
      - Tâu bệ hạ, thần trộm nghĩ một khi quân bộ của Hầu Nhân Bảo bị diệt thì quân thủy của giặc không đánh cũng tự tan.
      - Sau khi đánh lui giặc ở Bạch Đằng ta cũng nghĩ như vậy, nhưng bây giờ khác rồi.
      Thái sư Hồng Hiến cũng không hiểu được ý của nhà vua ra sao. Cả hai người cùng yên lặng chờ đợi.
      - Các ngươi nên nhớ, giặc Tống quỷ quyệt. Chia đường cùng tiến là nhằm xé nhỏ lực lượng của ta đó. Tuy đã thắng giặc ở Bạch Đằng, nhưng nếu chưa nắm chắc phần thắng đối với cánh quân bộ hùng mạnh của Hầu Nhân Bảo thì sao lại trúng kế của ta, đang tiến sâu vào đất chết. Đã đến lúc phải chia quân để diệt Trần Khâm Tộ!
      Không lường được kế sách chống giặc của nhà vua biến hóa mau lẹ đến như vậy, Phạm Cự Lạng đưa mắt nhìn thái sư Hồng Hiến. Cùng một ý nghĩ như Phạm Cự Lạng, Hồng Hiến trình với Lê Hoàn:
      - Tâu bệ hạ, cứ như ngụ ý của thần thì tập trung quân diệt Hầu Nhân Bảo ở đây là thượng sách. Trần Khâm Tộ nghe tin bộ binh bị bại tất sẽ lui quân chẳng cần phải điều quân chi cho mệt tướng sĩ.
      Nhà vua khoát tay nhìn Hồng Hiến:
      - Tập trung quân ở đây cũng thắng được giặc, nhưng là hạ sách. Ta không muốn thế. Để giặc ra vào an toàn như hành quân trên đất nước chúng là có tội với muôn dân. Thế của ta bây giờ khác lắm rồi. Phạm tướng quân phải điều gấp các đạo hậu bị về Tây Kết giữ chân Trần Khâm Tộ lại. Diệt song Hầu Nhân Bảo ta sẽ hội quân hỏi tội chúng.
      Mặt trời đã xế. Đoàn kỵ binh cúi rạp người trên lưng ngựa lao về hướng đông nam. Sau lưng họ, bụi trắng cuồn cuộn thành một vệt dài trên đường thiên lý. Và, núi rừng ải bắc xa dần, chỉ còn lại một đường viền xanh sẫm dưới chân trời tháng ba trắng đục.
      Sau hơn hai ngày đêm hành quân thần tốc, đến bây giờ người ngựa đều mệt mỏi. Một vài kỵ binh phải dừng lại bên đường với con ngựa kiệt sức. Đi giữa hàng quân, Lê Hoàn chăm chú nhìn về phía trước. Những cánh đồng xanh tươi, nhưng doi đất thoai thoải phủ kín cỏ đồi, liên tiếp hiện ra hai bên đường không hề gợi lên trong trí nhà vua đang hướng về Tây Kết: "Nội đêm nay phải có mặt ở Tây Kết". Nhà vua quay đầu lại. Mặt trời mỗi lúc một sa xuống vội. Con ngựa của nhà vua chồm lên. Một kỵ binh nữa đi trước lại ngã sóng sượt bên chiến mã khụy gối. Nhà vua ghì cương, khoát tay ra lệnh cho đoàn kỵ binh giục ngựa. Nhảy xuống cúi nâng người kỵ binh dậy, nhà vua vừa gạt mồ hôi ướt đẫm hai bên má vừa hỏi:
      - Có đau lắm không?
      Người lính gượng cười cố giấu nỗi đau đớn và luyến tiếc:
      - Muôn tâu, tôi không còn ngựa để theo về Tây Kết.
      Một nét buồn thoáng hiện trong ánh mắt nhà vua, nhường chỗ cho một niềm kiêu hãnh niềm kiêu hãnh của người đã rèn luyên nên những chiến binh sẵn sàng xông đến bất cứ nơi nào có giặc và biết làm nên mọi chiến thắng. Mới hai hôm thôi, trên chiến trường Chi Lăng, đội kỵ binh bày đã vung gươm rạch nát cánh quân bộ của Hầu Nhân Bảo, xua chúng vào ổ mai phục, bắt tướng giặc phải đền tội. Khi được lệnh theo nhà vua kéo nhanh về Tây Kết để diệt Trần Khâm Tộ, những chàng kỵ binh này đã reo mừng khiến quân bộ phải ghen tức vì không có ngựa. Hôm trước, chính chàng kỵ binh vừa ngã ngựa này đã từng trêu quân bộ: "Đừng về Tây Kết nữa, hành quân thẳng về Hoa Lư nghỉ ngơi cho khỏe nhé!" Thế mà bây giờ... Đã đến người thứ mấy phải dừng lại? Nhà vua cảm thấy vô cùng thương mến những chàng trai trẻ ấy. Không lo thiếu lực lượng diệt Trần Khâm Tộ, mà nhà vua tiếc cho người con trai lỡ dịp. Cả một thời trai trẻ không rời giáp trụ, theo đuổi hoài bão lớn lao, nhà vua càng thông cảm với những chàng trai bất hạnh đó. Nhưng không còn cách nào khác, nhà vua vỗ vào vai người kỵ binh:


      - Tuổi trẻ còn nhiều dịp lập chiến công!
      Nhà vua đưa mắt ra lệnh cho đoàn kỵ sĩ hộ vệ. Ngựa quay đầu hí vang. Năm con chiến mã đua nhau phi nước đại.
      Ngồi lại bên đường, người kỵ binh trông theo. Nhìn ánh sáng lắp loáng từ bộ giáp bằng đồng phản chiếu ánh sáng chiều mỗi lúc một xa, người kỵ binh nói một mình:
      - Không biết con ngựa chiến có đưa được vua về Tây Kết kịp trong ngày nay không?
      Chân trời phía đông đỏ ứng báo hiệu một ngày đẹp. Tây Kết đầy sương. Trong ngôi đình cổ, nơi được chọn làm đại bản doanh. Trần Khâm Tộ ôm đầu lo nghĩ. Cứ như mọi hôm, vào lúc rạng đông mát dịu này, tên tướng giặc còn vùi mình trong giấc ngủ muộn. Nhưng đêm nay, từ lúc đoàn thuyền chiến trên sông Cái bị đốt phá vào cuối canh ba, Trần Khâm Tộ mất ngủ. Mặc dù được tin: Ngoài dăm chiếc thuyền bị hỏng, còn lại đều nguyên vẹn, Trần Khâm Tộ vẫn tiên đoán có một điều bất hạnh nào đó sẽ xẩy ra.
      Từ biển Đông ngược dòng sông Cái về chiếm đóng Tây Kết, Trần Khâm Tộ chờ hai đạo thủy bộ từ các mặt Bắc và Đông Bắc tràn vào Đại Cồ Việt để cùng tiến về Hoa Lư. Đã hơn một tuần trăng, Trần Khâm Tộ án binh bất động. Tin Lưu Trừng bị thất bại trên sông Bạch Đằng có làm cho Trần Khâm Tộ suy nghĩ. Nhưng còn đạo quân bộ của Hầu Nhân Bảo. Tên tướng giặc tin rằng đạo quân ấy ngày một ngày hai sẽ về đây, không ai có thể cản nổi. Đã mấy hôm nay, quân Đại Cồ Việt của tướng Phạm Cự Lạng thường đến khiêu chiến. Trần Khâm Tộ truyền lệnh cho các bộ tướng không được khinh suất, phải cố thủ chờ đợi. Đêm nay quân Đại Cồ Việt đốt thuyền chiến. Tên tướng giặc chột dạ, hạ lệnh triệu bộ tướng đang trấn giữ ngoại vi Tây Kết về bản doanh hội kiến. Nhưng không chờ Trần Khâm Tộ triệu gọi, Quách Quân Biện đã tự tìm đến gặp chủ tướng.
      Thấy Quách Quân Biện, Trần Khâm Tột giật mình vội hỏi:
      - Có chuyện gì?
      - Thưa ngài, Lê Hoàn vừa thần tốc đem quân về đây. Đạo quân của Giao Châu thủy lục chuyển vận sứ bị đại bại ở Chi Lăng, Hầu đại nhân đã tử trận!
      Tên tướng giặc cúi đầu cố trấn tĩnh trước tin sấm sét bất ngờ ấy. "Đến nước này chỉ còn cách rút quân! Lê Hoàn làm sao đã điều quân về đây nhanh đến thế? Rút sao cho an toàn khi quân Đại Cồ Việt đã bắt đầu đánh phá thuyền chiến?" Hàng loạt suy nghĩ quay cuồng trong đầu tên tướng giặc. Nhưng rồi Trần Khâm Tộ vẫn còn đủ sáng suốt để nhớ đến đức bình tĩnh cần phải có của người cầm quân. Và, vào lúc lâm nguy lại càng không được hoảng hốt khiến quân sĩ hoang mạng đến tự tan vỡ. Đeo thanh kiếm vào bên hông, Trần Khâm Tộ hỏi chậm rãi:
      - Ta cần hỏi lại xem tin có xác thực không? Nhưng bất luận đúng sai, cũng không để cho tin đó loan truyền trong quân sĩ!
      - Thưa ngài, một số quân lính của ta mới bị bắt ở đây trốn được về, mang tin truyền cho đồng đội.
      Trần Khâm Tộ muốn nghe tận tai lời thuật của người biết chuyện. Năm tên lính Tống bị triệu đến, đứng cúi đầu trước thềm ngôi đình cổ. Tướng giặc quát hỏi:
      - Các ngươi nghe ra sao? Kẻ nào đã tận mắt trông thấy Lê Hoàn và kỵ binh Đại Cồ Việt?
      Năm tên lính run bần bật. Biết không thể yên lặng được, tên lính nhiều tuổi nhất trong bọn phải lên tiếng:
      - Thưa chủ tướng, vào khoảng quá nửa đêm Lê Hoàn đã dẫn kỵ binh về đây đóng chật nội. Thừa lúc quân Đại Cồ Việt vui như hội truyền cho nhau tin Hầu đại nhân bị hại ở Chi Lăng và vua của họ đã đem kỵ binh về Tây Kết, lũ chúng tôi trốn khỏi trại, trở về.
      Trần Khâm Tộ quát tháo. Đôi mắt đỏ ngầu tròn xoe dưới cặp mày đen sì dựng ngược, tên tướng giặc rút gươm. Người lính thuật chuyện rơi đầu. Trần Khâm Tộ quát bảo những tên còn lại:

      - Nghe tin nhảm, rồi hoang truyền trong đồng đội, lũ chúng mày đáng tội chết!
      Chỉ vào xác tên lính khốn nạn đổ gục bên vũng máu, Trần Khâm Tộ truyền tiếp:
      - Trông đó làm gương! Tha chết cho lũ mày, về đội ngũ không được hoang truyền nhảm nhí!
      Khi bốn tên lính bước khỏi sân đình. Trần Khâm Tộ tra gươm vào vỏ nói với Quách Quân Biện:
      - Lê Hoàn quả là kẻ trí dũng. Trên dưới một tuần trăng, hắn đã phá được hai đạo quân thủy bộ của chúng ta, hãm Hầu đại nhân vào chỗ chết. Hắn đã đem quân kỵ về đây, sớm muộn chúng ta phải rút. Chuyện chiến thuyền bị đốt phá khiến ta lo nghĩ. Các người phải đôn đốc quân sĩ giữ vững ngoại vị, không cho chúng lọt vào bến. Còn ta sẽ điều khiển đoàn chu sư, giữ bến sông, sau khi dò xét kỹ tình hình sẽ liệu kế.
      Tên tướng giặc đi kiểm tra đoàn thuyền vừa kịp có mặt trong lâu thuyền chỉ huy thì chiến sự xảy ra ở ngoại vi Tây Kết. Trần Khâm Tộ hổi hả dẫn bầy vệ sĩ và quân đội thủ túc lên bộ, chỉ huy việc chống giữ. Tiếng chiêng trống vào hò reo mỗi lúc một gần. Từng tốp quân Tống lao về phía bến sông bị Trần Khâm Tộ chặn lại để lập vùng trời Tây Kết.
      Từ quá nửa đ


êm, vừa đặt chân đến Tây Kết, Lê Hoàn đã bàn với Phạm Cự Lạng tìm mọi cách truyền tin thắng trận Chi Lăng cho quân sĩ và bắn tin cho giặc biết Hầu Nhận Bảo đã bị giết. Rồi nhân lúc giặc hoang mang rối loạn, nhà vua cùng Phạm Cư Lạng đem quân bất ngờ xông vào trại giặc.
      Và, lúc này số phận đạo quân Trần Khâm Tộ hoàn toàn do Lê Hoàn định đoạt. Phạm Cự Lạng cùng tướng lệnh đang điều quân đánh thúc vào sườn giặc. Trong một cồn cây rậm rạp ven bờ sông Cái ở mạn bắc Tây Kết, đoàn kỵ binh, giáp trụ chưa kịp rũ bụi, đã sẵn sàng chờ lệnh nhà vua. Bầy ngựa chiến rung bờm dậm chân tại chỗ. Những tia nắng sớm xuyên qua cành cây soi loang lổ trên lưng ngựa. Dưới gốc cây cổ thụ bên ven cồn, Lê Hoàn cạnh chiến mã đang hướng về Tây Kết. Nhà vua chờ đợi tin giặc rút để đến lượt mình dẫn đoàn kỵ binh xung trận.
      Từ Tây Kết, một kỵ binh hối hả đến ra mắt:
      - Muôn tâu, quân ta xé giặc làm đôi, đánh thốc vào đại bản doanh của Trần Khâm Tộ. Giặc bắt đầu rục rịch rút xuống thuyền. Phạm Tướng quân đã cho một đạo quân tiến vào bến.
      Nhà vua gật đầu, khoát tay truyền lệnh xuất quân. Bầy ngựa chiến theo triền sông lao về bến Tây Kết. Dưới lưỡi gươm của kỵ binh Đại Cồ Việt, giặc xô nhau xéo lên xác đồng đội. Trong khoảnh khắc, nhà vua chiếm được bến sông. Trần Khâm Tộ đã thoát xuống thuyền. Tên tướng giặc hạ lệnh nhổ neo, dong buồm chạy thục mạng ra biển. Một số lớn quân giặc bị bỏ lại để nhuộm máu phơi xương trên đồng ruộng Tây Kết. Hai bộ tướng giặc, Quách Quân Biện và Triệu Phụng Huân, cho đến lúc nằm trong nhà ngục Hoa Lư vẫn còn nguyền rủa Trần Khâm Tộ đã bỏ rơi chúng ở chiến trường Tây Kết.
      Lầu Đại Cân cao vòi vọi, xinh xắn và nổi bật trong khu hoàng cung Hoa Lư mới dựng. Trên lầu cao nhìn xuống, các tòa điện Phong Lưu, Tử Hoa, Bồng Lai, Cực Lạc từ bốn mặt châu vào tòa Bách Bảo Thiên Tuế. Giữa những mái ngói màu đỏ sẫm quen thuộc nổi lên một mảng trắng lóng lánh của mái điện Long Lộc lợp bằng ngói bạc.
      Tựa lan can trên hành lang lầu cao, Lê Hoàn cùng Đại sư Khuông Việt nhìn đội thiên tử quân đang diễu hành dưới tầm mắt. Con đường rộng, thoai thải từ hoàng cung dẫn xuống khu đất bằng phẳng dưới chân núi Đại Vân, rồi mất hút sau một mỏm đá. Xa hơn, núi non Hoa Lư lớp lớp đứng dựng. Một quãng tường thành mới đắp, hiện ra dưới chân hai khe núi. Hàng ngày vào những lúc rỗi rãi, sau buổi thiết triều, nhà vua lại rời tòa Bách Bảo Thiên Tuế đến ngôi lầu xinh xắn này để đọc sách hoặc cùng các vị pháp sư ngắm cảnh và đàm đạo việc nước.
      Kể từ khi đánh thắng giặc ngoài đến nay, chưa đầy mười năm mà bộ mặt Hoa Lư đã thay đổi hẳn. Các công trình tu tạo: Thành lũy, cung điện, đường sá, bến thuyền cho đến con người, tất cả đều đổi mới. Hoa Lư trở nên sầm uất, có bề thế đế độ của một nước hùng cường. Nhưng quan trọng hơn vẫn là những đổi thay đang diễn ra trên khắp nước Đại Cồ Việt. Sau những ngày chinh chiến, cuộc sống yên vui trở lại, nhà vua đã tìm cách khuyến khích mọi người đua nhau cuốc cày, canh cửi. Các con đường thủy bộ được mở mang, nối liền kinh đô Hoa Lư với các đạo. Hàng ngày dân bốn phương đổ về kinh thành tấp nập. Người dân Đại Cồ Việt ai mà chẳng tự hào vì đất nước đổi thay. Điều đó làm cho nhà vua vô cùng sung sướng, nhưng không phải vì thế mà đã yên lòng. Điều bận tâm nhất đối với nhà vua lúc này vẫn là chuyện biên cương. Các mặt tây, mặt nam, sau lần thân chinh của nhà vua năm Nhâm Ngọ đến nay đã tạm yên. Còn mặt bắc?
      Nhà vua nói với Đại sư Khuông Việt:
      - Năm Tân Tị đã thành chuyện cũ, mà việc biên cương vẫn chưa thật yên.
      Thấy nhà vua nhắc đến nước Tống, Đại sư Khuông Việt tâu:
      - Tâu bệ hạ, từ bấy đến nay, trong mối bang giao giữa hai nước, đã ba lần sứ Tống sang đây, chúng ta đều tiếp đãi chu đáo, lại cho người sang đáp lễ khiến mối hòa hiếu giữa hai nước càng thêm bền chặt. Lần này được tin sứ Tống sang, bệ hạ đã sai nha nội chỉ huy sứ Đinh Thừa Chính đem chín chiếc thuyền và ba trăm người đến tận Thái Bình Quân để đón. Điều đó khiến vua Tống phải hài lòng.

      Nhà vua ngắt lời Đại sư ngắt lời Đại sư Khuông Việt:
      - Việc đón sứ như vậy là chu đáo, nhưng tiếp sứ ra sao ta phải bàn. Đại sư còn nhớ chuyện đón sứ năm Đinh Hợi chứ?
      Thấy nhà vua nhắc chuyện cũ, Đại sư Khuông Việt đọc lại hai câu cuối trong bài thơ của sứ Tống năm đó là Lý Giác gửi cho pháp sư Đỗ Thuận:

"Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu
Khê đàm ba tĩnh kiến thiềm thu"

      Rồi tâu với nhà vua:
      - Muôn tâu, ngày ấy bệ hạ đã sai pháp sư Đỗ Thuận làm giang lệnh đến tận chùa Sách để đón sứ. Rồi trong những ngày ở nước ta. Lý Giác tỏ lòng yêu mến đất nước này và kính phục bệ hạ nên mới có bài thơ ấy.
      Nhà vua cười:
      - Quả có thế! Trước, đã có lúc phải nói chuyện bằng binh khí. Đó là


điều bất đắc dĩ. Và, chuyện ấy như thế nào, nhà Tống cũng đã biết. Bây giờ bằng con đường giao hảo, ta vẫn lấy lễ để đối xử... Mong giữ hòa hiếu chung. Nhưng cũng không phải vì thế mà để họ coi thường.
      - Muôn tâu, phen này Tả chính ngôn Tống Cảo và Hưu chính ngôn Vương Thế Tắc sang, bệ hạ chưa cử người thù tiếp?
      - Ta sẽ đích thân ra ngoài để đón, đại sư nghĩ sao?
      - Tâu bệ hạ, được thế hẳn là vinh hạnh lớn cho sứ Tống và càng làm cho họ thêm mến phục.
      Chỉ tay về phía kia, nhà vua nói với Khuông Việt:
      - Đại sư xem!
      Theo hướng tay nhà vua, Khuông Việt đại sư nhìn về các ngọn núi. Khắp nơi cờ quạt cắm giăng hàng, quân lính chia nhau đồn trú mọi chỗ.
      Nhà vua nói tiếp:
      - Ta đã bàn với đại tướng Phạn Cự Lạng cho quân thủy bộ diễn tập ngay tại kinh sứ Tống có mặt ở đây.
      Hiểu rõ việc làm của nhà vua, Đại sư Khuông Việt tỏ ý đồng tình:
      - Tâu bệ hạ, chúng ta phải nhắc khéo cho nhà Tống đừng lầm nghĩ rằng sau gần mười năm ngừng chinh chiến, quân dân Đại Cồ Việt chỉ biết quen cầm cuốc cày mà đã quên mất cách dùng binh khí.

      Như không để ý đến câu nói của Đại Sư Khuông Việt, Lê Hoàn nhìn lơ đãng:
      - Để cho nước Đại Cồ Việt của chúng ta đời đời bền vững, để cho dân ta mãi mãi cất cao đầu cùng với núi sông hùng đẹp, thì làm gì mà chúng ta chẳng nên làm?
      Rồi quay lại với Đại sư, nhà vua nói tiếp:
      - Còn với sứ Tống lần này, thì có gì đáng kể ta phải thù tiếp long trọng. Nhưng làm như vậy vẫn là đúng sách phải không Đại sư?
      Khuông Việt không trả lời, chỉ mỉm cười, lần tràng hạt. Vua tôi đều yên lặng cùng hướng về phía lưng trời. Một bầy chim lẫn vào mây trắng đang sãi cánh trong nắng vàng óng của một ngày tháng chín. Từ bên ngoài thành có tiếng chuông chùa vọng lại.
      Mùa hoa lau bật đầu nở. Xung quanh lầu Đại Vân, một màu trắng thanh nhã.
      Đất trời Hoa Lư đẹp, thanh bình.

nguon VI OLET