Ngày soạn: 15/5/2020
Ngày giảng: 8A: 19/5; 8B:
Tiết 45. ÔN TẬP
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Kiểm tra cấu trúc chương trình Pascal, cách khai báo biến và hằng;
- Sử dụng thành thạo lệnh nhập xuất dữ liệu (readln, writeln) đối với các giá trị thuộc những kiểu dữ liệu đã học;
- Vận dụng thành thạo các phép toán trên những kiểu dữ liệu đã học (Integer, Real, Char, String và Boolean).
2. Thái độ:
- HS hứng thú với lập trình bằng Free Pascal, chấp hành nội qui phòng bộ môn.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: Giáo án, máy tính cài đặt Free Pascal, máy chiếu.
Học sinh: SGK, vở hoạt động.
III. Tiến trình
Ổn định tổ chức lớp học (1p)
Tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung

A, Khởi động (5p)

Ban học tập tổ chức trò chơi kiểm tra việc ôn tập của các bạn trong lớp (5p).
HS chia sẻ, báo cáo, nhận xét, bổ xung.
GV chốt.


B, Ôn tập lý thuyết (10p)

GV đưa hệ thống câu hỏi yêu cầu HS HĐCN (3p) trả lời, chia sẻ kết quả.
HS hoạt động báo cáo.
? Cấu trúc chương trình Pascal.
? Dịch chương trình, chạy chương trình

? Các lệnh nhập và xuất dữ liệu.


? Các kiểu dữ liệu cơ bản trong Pascal





? Các phép toán đối với kiểu dữ liệu trên.

? Cách khai báo hằng và biến

1, Lý thuyết


Cấu trúc chương trình Pascal.
Kiểm tra lỗi: Alt + F9
Chạy chương trình: Ctrl + F9
Các lệnh nhập và xuất dữ liệu:
Readln: Nhập dữ liệu
Writeln, wirte: Xuất dữ liệu.
Các kiểu dữ liệu cơ bản trong Pascal
+ Integer: Kiểu số nguyên
+ Real: Kiểu số thực
+ Char: Kiểu kí tự
+ String: Kiểu xâu kí tự
+ Boolean: Kiểu logic


Cách khai báo hằng và biến
+ Const = ;
+ Var : ;

C, Thực hành (20p)

GV đưa yêu cầu BT1, 2; HS HĐ cặp đôi thao tác trên Free Pascal, báo cáo, chia sẻ.
BT1: Giả sử ở đầu chương trình Pascal đã khai báo như sau:
Program chuongtrinhkiemtra;
Const a = 20;
Var b: integer; x: real; c: char; d: boolean;
Begin
………………
End.
Em hãy cho biết lệnh nào dưới đây bị lỗi nếu nhập lần lượt từng lệnh để kiểm tra vào dấu chấm chấm (….) (sau khi kiểm tra lệnh nào bị lỗi dùng dấu {} để giải thích lệnh sai đó)
Lệnh 1. Readln (a);

Lệnh 2. Writeln (d - 6);

Lệnh 3. Writeln (a);

Lệnh 4. Writeln (b + x);

Lệnh 5. Writeln (c - 8);

Lệnh 6. Writeln (x div 5);

Lệnh 7. Writeln (x >= b);

Lệnh 8. Writeln (a > 18);

Đáp án: - Lệnh 3,4 đúng

- Lệnh 1 sai vì a được khai báo là hằng.

- Lệnh 2 sai vì d được khai báo là kiểu logic.

- Lệnh 5 sai vì c là kiểu kí tự.

- Lệnh 6 sai vì x là kiếu số thực.



BT 2: Cho chương trình kiểm thử lệnh như sau:
Program baitap2;
Const a = 40; d = true;
Var b: integer; x: real; c: char;
Begin
Write(‘Hay nhap gia tri cho b: ‘); readln(b);
Write(‘Hay nhap gia tri cho c: ‘); readln(c);
…………..
Readln;
End.
Nếu người sử dụng nhập giá trị 24 cho biến b và nhập kí tự ‘k) cho biến c Em hãy khởi động chương trình free pascal để kiểm tra các lệnh sau và cho biết kết quả
Lệnh 1. Writeln((56 – 5 * 2) div 3);

Lệnh 2. Writeln((16 mod 3) <>1);

Lệnh 3.Writeln (b/6);

Lệnh 4. Writeln(b/6 : 8 : 2);

Lệnh 5. Writeln(a/6 : 10 : 2)

Lệnh 6. Writeln(b/6 <= a/5
nguon VI OLET