Ngày soạn: 2/3/2010.
Tiết 26. Bài 20.
Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta
từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng.
(Tiết 2).
Giáo viên hướng dẫn: Đỗ Thị Mùi.
Sinh viên thực tập: Hoàng Phương Thảo.
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức.
- Tình hình Việt Nam trong những năm 1882-1884.
- Nắm được những nét chính trong phong trào đấu tranh của nhân dân Bắc Kì và Trung Kì trong giai đoạn 1882-1884.
- Bước đầu đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước.
2. Thái độ, tư tưởng, tình cảm.
- Bồi dưỡng ý thức lòng yêu nước, trách nhiệm với Tổ quốc.
3. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
- Phát triển tư duy lôgic, kĩ năng lập luận vấn đề.
II. Thiết bị, tư liệu dạy học.
- Lược đồ chiến trường Hà Nội 1882-1884.
- Một số tranh ảnh, tư liệu về cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì.
III. Tiến trình dạy – học.
1. Ổn định tổ chức lớp.
Lớp
Ngày dạy
 Sĩ số
Vắng

11A2




11A3




11A4




 2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Tình hình nước ta sau năm 1867 có gì đáng chú ý?
3. Tiến trình dạy – học bài mới.
* Giới thiệu bài mới.
- Trước tình hình khủng hoảng của đất nước ta, thực dân Pháp đã đem quân tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất và gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ của nhân dân ta, nhất là trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất (20-11-1873), nhưng triều đình nhà Nguyễn đã bạc nhược kí với Pháp bản Hiệp ước 1874. Với quyết tâm xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, Pháp tiếp tục những hành động xâm lăng. Quá trình Pháp đã tiến đánh Bắc kì và Trung Kì như thế nào? Nhân dân ta đã tổ chức kháng chiến ra sao? Nhà Nguyễn có thái độ và hành động gì? Đó là những nội dung chính mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
* Tổ chức dạy – học bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Cả lớp_cá nhân.
- GV nêu câu hỏi: Lí do Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai?
- HS theo dõi SGK, thảo luận, tìm ý trả lời.
- GV chốt lại, thông qua những nét chính của quá trình Pháp xâm lược Bắc Kì.




















Hình 56: Quân Pháp chiếm thành Hà Nội, xây dựng lô cốt trên nền điện Kính Thiên. GV yêu cầu HS theo dõi hình 56 và giảng: Điện Kính Thiên được xây dựng những năm 1203 dưới thời Lý_Trần ở chính giữa Hoàng thành Thăng Long. Đến thời Lê sơ, Điện Kính Thiên được đặt trên núi Nùng (Nùng sơn chính điện). Năm 1805, nhà Nguyễn cho xây dựng điện Kính Thiên trong thành Hà Nội. Sau khi chiếm được thành, Rivie chiếm hoàng thành làm đại bản doanh. Điện Kính Thiên bị chúng biến thành lô cốt để đối phó với quân ta. => Chứng tỏ hàng động xâm phạm thô bạo đến độc lập, chủ quyền dân tộc, thể hiện hành động tàn bạo của kẻ đi xâm lược.
Hành động 2: Cả lớp_cá nhân
- GV giảng: Cuộc chiến đấu của nhân dân Bắc Kì diễn ra trong hoàn cảnh khó khăn: Pháp quyết tâm hoàn thành quá trình xâm lược; mặt khác, thái độ nhu nhược, thỏa hiệp, thậm trí phản động của triều đình Huế.
Hình 57: Hoàng Diệu (1829-1882). GV yêu cầu HS theo dõi hình ảnh và giới thiệu: Chân dung Hoàng Diệu được chụp lại từ ảnh của bảo tàng Việt Nam. Ông sinh năm 1829 tại Điện Bàn, Quảng Nam. Năm 26 tuổi ông thi đỗ Phó bảng và từng giữ nhiều chức vụ khác nhau ở Bắc Kì, Trung Kì và Kinh thành Huế. Suốt cuộc đời làm quan ông nổi tiếng là người thanh liêm, thẳng thắn, hết lòng vì dân vì nước. Năm 1880, Hoàng Diệu được cử làm Tổng đốc Hà-Ninh (Hà Nội – Ninh Bình).
Khi Hà Nội bị uy hiếp, một mặt ông ra lệnh giới nghiêm, mặt khác thông báo để các tỉnh đề phòng. Sáng 25/4/1882, quân Pháp gửi Tối hậu thư yêu cầu Hoàng Diệu giao nộp thành Hà Nội. Ông không nao núng và ra lệnh cho quân đội chuẩn bị chiến đấu. Đúng 8 giờ cùng ngày, quân Pháp
nguon VI OLET