ÔN TẬP
Năm học: 2019 – 2020 – Tháng 2 năm 2020
Môn: Lịch sử - Lớp 6

Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử
A. Lý thuyết
1. Lịch sử là gì?
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
2. Học Lịch sử để làm gì?
- Để hiểu được cội nguồn dân tộc.
- Biết được quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, từ đó biết quý trọng những gì mình đang có, xây dựng xã hội văn minh.
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
Có 3 loại tư liệu: Tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật và tư liệu chữ viết.
/
Di vật công cụ lao động bằng đá được phát hiện tại thôn Sủa Cán Tỷ
B. Trắc nghiệm
Câu 1: Yếu tố quan trọng của một sự kiện lịch sử là gì?
   A. Không gian
   B. Thời gian và không gian
   C. Thời gian
   D. Kết quả của sự kiện
Câu 2: Lịch sử loài người mà chúng ta nghiên cứu, học tập có nội dung gì?
   A. Là quá khứ của loài người
   B. Là toàn bộ hoạt động của loài người từ khi xuất hiện đến nay
   C. Là những gì đã xảy ra và đang xảy ra của loài người
   D. Là những gì xảy ra và sẽ xảy ra của loài người
Câu 3: Ai là chủ thể sáng tạo ra lịch sử?
   A. Con người
   B. Thượng đế
   C. Vạn vật
   D. Chúa trời
Câu 4: Dựa vào đâu để biết và dựng lại Lịch sử?
   A. Khoa học
   B. Tư liệu lịch sử
   C. Tư liệu chữ viết và tư liệu truyền miệng
   D. Tất cả đều đúng
Câu 5: Truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh” thuộc loại tư liệu gì?
   A. Tư liệu hiện vật
   B. Truyền thuyết
   C. Các lời mô tả của nhân chứng lịch sử
   D. Ca dao, dân ca
Câu 6: Tư liệu hiện vật bao gồm những loại nào?
   A. Những đồ vật, những di tích của người xưa con được lưu giữ lại từ đời này sang đời khác.
   B. Những đồ vật, những di tích của người xưa còn được lưu giữ lại trong lòng đất.
   C. Những đồ vật, những di tích của người xưa con được lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.
   D. Những đồ vật của người xưa còn được lưu giữ lại trong lòng đất.
Câu 7: Phương án nào sau đây không thuộc về lịch sử?
   A. Các lời tiên tri, dự báo tương lai
   B. Sự hình thành các nền văn minh
   C. Hoạt động của một vương triều
   D. Các trận đánh
Câu 8: Cung đình Huế được xếp vào loại hình tư liệu nào?
   A. Tư liệu truyền miệng
   B. Tư liệu chữ viết
   C. Tư liệu hiện vật
   D. Không được coi là tư liệu lịch sử
Câu 9: Bia đá thuộc loại tư liệu gì?
   A. Không thuộc các loại tư liệu nói trên
   B. Tư liệu truyền miệng
   C. Tư liệu hiện vật
   D. Tư liệu chữ viết
Câu 10: "Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” đó là câu danh ngôn của ai?
   A. Xi-xê-rông
   B. Hê-ra-chít
   C. Xanh-xi-mông
   D. Đê-mô-crit
Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử
A. Lý thuyết
1. Tại sao phải xác định thời gian?
- Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, phải sắp xếp tất cả các sự kiện đó theo thứ tự thời gian.
→ Việc xác định thời gian là thực sự cần thiết.
- Từ xa xưa, con người đã nghĩ ra cách tính thời gian bằng cách quan sát các hiện tượng tự nhiên lặp đi lặp lại (hoạt động của Mặt Trăng và Mặt Trời). Đây chính là cơ sở để xác định thời gian.
2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
- Tính thời gian mọc, lặn của Mặt Trời, Mặt Trăng và làm ra lịch.
- Phân chia theo ngày, tháng, năm sau đó chia thành giờ, phút,…
- Mỗi khu vực lại có cách làm lịch riêng, có 2 cách chính: Âm lịch (theo sự di chuyển của Mặt Trăng) và Dương lịch (theo sự chuyển của Mặt Trời).
/
3. Thế giới có cần một
nguon VI OLET