Trường THCS Liêng Trang                                                                       Giáo Viên : Đỗ Thị Hoa

 

Tuần 31                                                                              NgàySoạn : 29/03/2015

 Tiết 48                                                                               Ngày dạy:    02/04/2015

 

 

 

 

 

 

 

I.MỤC TIÊU

   1. Kiến thức : HS nắm được

    - Biết được các chính sách chính trị, kinh tế,văn hoá, giáo dục, mục đích và phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam

       - Những nét chính về sự biến đổi kinh tế, cơ cấu xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa.

       - Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc mới.

   2. Thái độ

     Thấy được âm mưu và dã tâm của thực dân Pháp, mâu thuẫn cơ bản của Việt Nam đầu thế kỷ XX, thái độ của các giai cấp, từng lớp đối với độc lập dân tộc.

    3. Kỹ năng

 Lập bảng so sánh

II. CHUẨN BỊ

   1. Giáo viên:  Nghiên cứu kênh hình SGK

   2. Học sinh:- Sách giáo khoa. Vở bài soạn, vở bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Kiểm tra bài cũ : :(3 phút)

    Trình bày cách tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ?

  2. Giới thiệu bài mới: :(1 phút)

      Những chính sách kinh tế, XH mà pháp đã thực hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm cho XH VN có nhiều biến đổi

  3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GVHS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Tìm hiểu những chuyển biến vùng nông thôn: (10 phút)

 

GV: ở nông thôn, giai cấp nào giứ vị trí thống trị? Vì sao?

HS: dựa vào SGK trả lời 

 

GV:tình hình nông dân ở nông thôn thì như thế nào?( HS YẾU)

HS: dựa vào SGK trả lời. 

Hoạt động 2: Tìm hiểu Đô thị phát triển, sự xuất hiện của các giai cấp, tầng lớp mới :(12 phút)

 

? Tại sao đến cuối thế kỷ XIX - Đầu thế kỷ XX đô thị Việt Nam lại ra đời và phát triển nhanh chóng ?

? Các giai cấp, tầng lớp nào xuất hiện ?

? Phân tích về địa vị xã hội, kinh tế của các giai cấp, tầng lớp mới trong xã hội ?

? Thái độ của họ với cách mạng ?

? Vì sao họ lại có thái độ như vậy ?

GV: phân tích về nguồn gốc, thân phận, vai trò, sứ mệnh của giai cấp công nhân.

Hoạt động 3: Tìm hiểu xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc: :(10 phút)

 

HS thảo luận nhóm: Tại sao các nhà yêu nước ở Việt Nam muốn theo con đường cứu nước của Nhật Bản ?

 

? Điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XX là gì ?

Tích hợp: an toàn giao thông về đội mũ bảo hiểm

II. NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM

1. Vùng nông thôn:

 

- Quan lại, địa chủ thì ngày càng đông và trở thành tay sai của Pháp (trừ địa chủ nhỏ và vừa)

 

- Nông dân thì bần cùng hoá, sống cơ cực, sẵn sàng tham gia cách mạng

2. Đô thị phát triển, sự xuất hiện của các giai cấp, tầng lớp mới

 

+ Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ra đời các đô thị mới và ngày càng phát triển.

 

+ Xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới :

   - Tư sản

   - Tiểu tư sản

   - Công nhân

3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc:

- Xã hội có sự phân hoá sâu sắc.

Tư tưởng dân chủ tư sản được truyền vào nước ta.

- Vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản.

 

4. Củng cố: :(7 phút)

  - GV cho HS làm bài tập

 

Các giai cấp, tầng lớp

Nghề nghiệp

Thái độ đối với độc lập dân tộc

Giai cấp điạ chủ

 

 

Giai cấp nông dân

 

 

Giai cấp công nhân

 

 

Tầng lớp tư sản

 

 

Tầng lớp tiểu tư sản

 

 

 

  5. Hướng dẫn học ở  nhà: :(2 phút)

             - Về nhà học và trả lời theo câu hỏi cuối bài

  - Chuẩn bị bài mới: phong trào Đông Du: Người lãnh đạo, mục đích, phương pháp, kết quả

IV. RÚT KINH NGHIÊM:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

 

 

 

 

Giáo Án Lịch Sử 8                                                                                        Năm Học : 2014-2015

 

nguon VI OLET