CÁC NỀN VĂN MINH TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

 

I.Khái niệm văn hóa, văn minh

Khái niệm văn hóa

Văn hóa là tổng thể những giá trị về vật chất và tinh thần do con người tạo ra

Văn hóa có 2 dạng vật chất và tinh thần

- Văn hóa vật chất là sản phẩm do con người tạo ra có thể sờ được

- Văn hóa tinh thần là sản phẩm cũng do con người tạo ra nhưng không thể sờ được ( tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội)

Văn hóa có từ khi con người sáng tạo ra công cụ lao động trong quá trình lịch sử

Khái niệm văn minh

Văn minh là trạng thái cao của nền văn hóa trong văn hóa có văn minh và ngược lại, mặc dù giống nhau nhưng không đồng nhất

Văn minh có cả 2 mặt về vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra

Điều kiện và thành tố của văn minh

  1. Điều kiện

a.Tự nhiên

- Đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực, do nhu cầu thủy lợi và trị thủy đã hình thành một cộng đồng dân cư hợp lại để tiến hành trồng trọt .

- Khí hậu rất thuận lợi tác động đến con người, động thực vật, môi trường sống làm cho cây cối phát triển, thủy hải sản phong phú.

- Sông ngòi dày đặc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

  b. Kinh tế

- Trồng trọt là chủ yếu, đặc biệt là cây lúa nên đã hình thành xóm làng, cộng đồng dân cư đầu tiên xuất phát từ đó đòi hỏi cần phải có một tổ chức và người đứng đầu tổ chức đó.

  c. Xã hội

- Đòi hỏi cần phải có cộng đồng người đông đảo có chung nhau về mục tiêu; một đơn vị người tiêu biểu nhất đứng ra lãnh đạo để xây dựng nền văn minh .

 2. Các thành tố của nền văn minh

a. Thành tố kinh tế :

- Nông nghiệp : Con người phải đắp đe, làm thủy lợi và từ đó buộc phải hợp các bộ lạc lại với nhau để làm công tác thủy lợi và trị thủy

+ Sự xuất hiện của công cụ lao động từ những công cụ thô sơ dần dần xuất hiện cuốc, lưỡi cày đặc biệt là lưỡi cày bằng kim loại sẽ cho nâng suất lao động cao hơn.

- Công nghiệp : Đầu tiên là sử dụng các loại máy ,móc đơn giản, dần đến các loại máy móc phức tạp.

b. Thành tố chính trị :

- Sự ra đời của nhà nước, hợp nhất một khối cộng đồng người trên cùng 1 lãnh thổ nhất định. Nhà nước có chức năng duy trì trật tự an sinh xã hội và phát triển đất nước ở lãnh thổ và ngoài lãnh thổ.

- Nhà nước ra đời là 1 tổ chức chính trị là một thành tố của nền văn minh

- Nhà nước ra đời hình thành đến pháp luật, bảo vệ trong ngước và ngoài nước, và là biểu hiện của nền văn minh.

c. Thành tố đạo đức

- Nói đến đạo đức là nói đến lĩnh vực ứng xử xã hội, mối quan hệ ràng buộc giữa con người với xã hội, con người với con người, con người với tự nhiên

- Đạo đức là thước đo của giá trị tinh thần là biểu hiện của nền văn minh.

d. Thành tố tư duy

- Là trí tuệ, sản phẩm văn hóa tinh thần của con người

II. Các nền văn minh trên lãnh thổ Việt Nam

  1. Văn minh Văn Lang – Âu lạc ( VM Sông Hồng – Việt Cổ) điỉnh cao của nó là nền VH Đông sơn
  2. Văn minh Chăm Pa được hình thành và phát triển trên cơ sở của nền VH Sa Huỳnh
  3. Văn minh Phù Nam ( được hình thành trên cở của nền văn hóa Óc eo)

 

 

I. Sự hình thành của nền văn minh VL – ÂL

- Cách đây hàng vạn năm ở miền núi phía bắc đã có sự xuất hiện loài người. Con người chọn vùng núi đá vôi ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ để sinh sống, nơi đây có nhiều hang động để cư trú. Cuộc sống chủ yếu là săn bắt và hái lượm họ sống ở núi đá để lấy đá làm công cụ lao động, từ việc chế tác công cụ lao động bằng đá làm cho tư duy con người phát triển hơn từ ghè đẽo cho đến mài đá.

- Từ cuộc sống ở núi đá voi trãi qua quá trình của lịch sử đã hình thành nên các nền văn hóa như Sơn vi ( Phú Thọ) từ sơn vi phát triển các nền văn hóa cao hơn như Hòa Bình, Bắc Sơn .. từ đó con người tiến xuống các vùng đồng bằng để khai phá những vùng đất ven các con sông và dần dần họ phát triển các nền văn hóa cao nhất cho ra đời nền văn minh đó là nền văn minh Đông Sơn.

1. Điều kiện hình thành và phát triển của nền văn minh VL – ÂL

a. Điều kiện tự nhiên:

- Nền văn minh VL – ÂL tồn tại chủ yếu trên châu thổ của các con sông lớn như : Sông Hồng, Sông Cả, Sông Mã

- Bên lưu vực các con sông lớn là những vùng đất phù sa màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi cho những cư dân sinh sống.

- Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nhưng nhìn chung là điều kiện rất tốt cho các loài động thực vật sinh sống

- Động thực vật rất nhiều cả trên bờ lẫn dưới nước

b. Điều kiện cư dân :

- Theo các nhà nghiên cứu, các nhà khảo cổ học, dân tộc học, đồng bằng Bắc bộ trước đây có nhiều chủng tộc người là người Nam Á ( Việt, Mường, Môn, Khmer, Hán – Thái ) Trãi qua các quá trình lịch sử, các dân tộc này  đan xen văn hóa lẫn nhau cùng nhau phát triển xã hội và xây dựng nền văn minh. Trong số này người việt là chủ đạo nhất trong việc thống nhất xây dựng cộng đồng người.

c. Điều kiện kinh tế

- Công cụ lao động chuyển từ dùng cuốc sang dùng cày bên cạnh nghề nông, việc trồng rau củ, quả cũng ngày càng phát triển. nghề công nghiệp cũng được chú ý nhất là nghề đúc đồng – rèn sắt làm cho nền kinh tế biến đổi dẫn đến xã hội cũng biến đổi.

2. Thành tựu chính của nền văn minh VL – ÂL

a. Về chính trị - xã hội

- Nhà nước Văn Lang ra đời ( ~ TK VII – VI TCN) trên vùng đất Bắc bộ - Bắc trung bộ, trung tâm khởi nguồn của nền văn minh VL – ÂL

- Đây là điều kiện quan trọng của 1 nền văn minh

- Khi nhà nước VL – ÂL ra đời đã hình thành 1 tổ chức chính trị, đứng đầu là Vua ( Vua Hùng) nhà nước do Vua Hùng xây dựng là nhà nước Văn Lang

Cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang :

+ Do công cụ lao động được phát triển, năng suất lao động ngày càng nhiều tạo ra sản phẩm dư thừa, dẫn đến sự hình thành giai cấp và sự phân hóa giàu nghèo.

+ Hợp tác giữa các bộ lạc bảo vệ đất nước chống ngoại xâm

+ Hợp tác phát triển về trị thủy

Từ 3 cơ sở trên nên nhà nước Văn Lang ra đời

b.Về Kinh tế

- Kinh tế nông nghiệp trồng lúa, rau màu, chăn nuôi, thủ công nghiệp ( luyện kim) chế được lưỡi cày bằng kim loại. nghề dệt cũng ra đời thể hiện trình độ phát triển kinh tế của người Việt cổ

c. Về sinh hoạt và trang phục

Sinh hoạt :

- Nhà ở phần lớn là nhà sàn, lợp bằng lá hay rơm rạ, tường vách bằng tre nứa

Trang phục

- Mặc : Nữ thường mặc váy, yếm Nam đóng khố cưởi trần, đầu cạo trọc có tục xăm mình để thích nghi với hoạt động dưới nước.

- Người Việt cổ  thích đeo đồ trang sức, tục nhuộm răng

d. Đạo đức, tín ngưỡng, lễ hội

Đạo đức

- Dưới thời VL – ÂL xã hội đã chuyển sang công xã thi tộc phụ hệ. Thể hiện quyền của Vua, quý tộc, trong gia đình người đàn ông đóng vai trò quan trọng

- Trong xã hội người già rất được kính trọng, đóng vai trò là người ngoại giao, là thầy giáo chỉ dạy những kinh nghiệm sống cho con cháu

- Dưới thời HùngVương hôn nhân theo chế độ một vợ một chồng

Tín ngưỡng

- Người Việt cổ có quan niệm về sống và chết do có nhiều quan điểm khác nhau nên việc chôn người chết cũng được thực hiện khác nhau với nhiều hình thức

- Việc thờ cúng thần linh, thờ thần Mặt trời, thần sấm, thần mưa

- Khắc những hình tượng lên những đồ vật bằng kim loại

Lễ hội :

- Là một hoạt động vừa có ý nghĩa tín ngưỡng vừa có ý nghĩa sinh hoạt vui chơi tập thể của người Việt cổ. Các lễ hội được in trên mặt trống đồng

Nghệ thuật

- Xuất phát từ nghề nông nghiệp trồng lúa, nghệ thuật thời VL – ÂL ít được phát triển; bên cạnh đó nghệ thuật điêu khắc rất được phát triển

- Kiến trúc tiêu biểu là thành cổ loa

- Nghệ thuật đúc trống đồng

- Nghệ thuật âm nhạc, ca múa nhạc rất phong phú và đa dạng

- Nhạc cụ như trống, khèn

 

 

 

1.Nguồn gốc hình thành

- Hình thành từ nền văn minh VL – ÂL, bắt đầu từ thời nhà Lý nền văn minh Đại việt ra đời

- Quốc gia thời văn minh Đại Việt hệ tư tưởng phong kiến đã trở thành hệ tư tưởng thống trị

- Văn minh Đại việt là thời kỳ có nhiều biến động sự đấu đá, tranh giành của nhiều thế lực phong kiến .

2. Điều kiện phát triển

Kinh tế

- Nước ta là một nước nông nghiệp, chủ yếu là nông nghiệp khi mở rộng lãnh thổ thông qua khai hoang, các chính sách ngoại giao, khai phá mở rộng sẽ có 1 vùng đất rộng lớn để sản xuất nông nghiệp.

- Đất đai rộng lớn sẽ hình thành nhiều trung tâm buôn bán làm tiền đề cho sự phát triển của văn minh Đại Việt.

3. Những thành tựu chính

a. Chính trị

- Tổ chức bộ máy nhà nước của các triều đại

- Tổ chức chính quyền trung ương theo kiểu quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu nhà nước là Vua người nắm quyền lực tối cao quyết định mọi mặt của đời sống, Vua truyền ngôi cho con cháu, dưới Vua là bộ máy quan lại giúp việc.

- Đối với chính quyền địa phương : Chia ra các đơn vị hành chính, tương đương là các quan lại giúp việc.

b. Luật pháp

- Luật pháp ra đời, bảo vệ giai cấp, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

- Nhà Lý ban hành bộ luật Hình Thư, trên cơ sở đó nhà Trần đã ban hành bộ Quốc Triều Hình Luật

- Nhà Lê ban hành bộ luật Hồng Đức đây là bộ luật biên soạn đủ mọi mặt của đời sống xã hội, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.

- Nhà Nguyễn ban hành bộ luật Gia Long ( HTLL)

C. Thành tựu kinh tế, khoa học kĩ thuật

Kinh tế :

Nông nghiệp :

Các triều đại đều chú trọng đến nông nghiệp là chủ yếu, ban hành chiếu khuyến nông, phát triển bằng nhiều biện pháp, bên cạnh nông nghiệp các triều đại cũng chú ý đến khai khẩn đất hoang, trồng được nhiều giống lúa, hoa quả, cây màu.

+ Chính nhờ sự phát triển về nông nghiệp nên có 1 nền kinh tế vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu chống lại giặc ngoại xâm

+ Nhờ những chính sách trên nên đã đưa nền nông nghiệp Đại Việt cường thịnh nhất lên đến đỉnh cao đặc biệt là thời Lê sơ .

Thủ công nghiệp :

+ Các triều đại rất chú trọng đến thủ công nghiệp, gồm của nhà nước và nông dân các nghề như đúc súng, đúc thuyền, làm tiền.

+ Trong nông dân phát triển các nghề dệt, gỗ, rèn, đúc đồng .

Khoa học kĩ thuật

- Chú trọng phát triển các ngành khoa học như : Toán, thiên văn, Địa lí, Y học ….Toán có Lương Thế Vinh ở thế kỷ XV, sử học có Hồ Tông Thốc, Lê Văn Hưu, đúc súng thần cơ có Hồ Nguyên Trừng và đóng được các tàu thuyền lớn .

4. Giáo dục, văn học nghệ thuật

a. Giáo dục

- Các triều đại đều chú trọng đến giáo dục, mở trường học, mở khoa thi cử, tuyển chọn nhân tài, học hành thi cử chủ yếu là Nho giáo.

b. Văn học

- Văn học tiếng Hán và Nôm có nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng tiêu biểu như : Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo, Phú sông Bạch đằng của Trương Hán Siêu, Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt…

- Bên cạnh chữ Hán, chữ Nôm cũng được chú trọng phát triển như Truyện Kiều của Nguyễn Du

c. Nghệ thuật

- Kiến trúc cung điện, như kinh đô Hoa lư, Kinh đô Thăng Long, các kiến trúc Phật giáo như chùa Diên Hựu, chùa Thầy

- Kiến trúc kinh thành Huế, lăng tẩm của triều Nguyễn

- Nghệ thuật điêu khắc motip hoa văn rất độc đáo, đặc biệt là điêu khắc rồng ở nhà Lý

- Nghệ thuật điêu khắc tượng bằng gỗ, đá, chủ yếu là Phật

- Nghệ thuật âm nhạc, các triều đại rất chú trọng như hát tuồng, chèo

- Múa rối nước 1 nghệ thuật sân khấu cũng được phát triển

5. Đạo đức, tín ngưỡng, tôn giáo

a. Đạo đức

- Yêu nước thương dân là tư tưởng chủ đạo

- Tôn thờ các anh hùng dân tộc có công với đất nước, địa phương

- Ý thức tôn trọng người già

b. Tín ngưỡng

- Tục thờ cúng tổ tiên, ông bà vẫn được duy trì và phát triển, tín ngưỡng thờ thành hoàng cũng xuất hiện

c. Tôn giáo

- Phật giáo được xem như là quốc giáo ở thời Lý – Trần, Nho giáo được xem như là độc tôn ở thời Lê sơ. Đạo Hindu cũng được du nhập vào nước ta từ từ thế kỷ XVI .

 

 

1

 

nguon VI OLET