1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập hóa đã tạo cho đất nước chúng ta nhiều cơ hội và thách thức. Cạnh tranh kinh tế thị trường giữa các quốc gia này sẽ rất phức tạp, đòi hỏi các nước phải đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động và đặt ra vị trí mới cho giáo dục. Giáo dục phải đào tạo con người có tri thức, có đạo đức, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết vấn đề để làm việc hiệu quả trong môi trường biến hóa không ngừng. Vì vậy việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực có vị trí vai trò vô cũng quan trọng, sử dụng các phương pháp này chúng ta có thể thay đổi tận gốc nếp nghĩ và làm của học sinh bởi mục đích chính của phương pháp này là phát huy vai trò chủ động của học sinh trong lĩnh hội tri thức mới.
Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.
Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.
Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm mang tên : "Lồng ghép hình ảnh, câu chuyện và nhân vật lịch sử… vào Bài 1, 2 môn GDQP-AN 10 nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh ở Trường THPT Triệu Sơn 3" làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2018-2019.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
Đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo hứng thứ học tập, tìm kiếm, lĩnh hội kiến thức mới cho học sinh.
Định hướng, giáo dục, tuyên truyền tình yeu quê hương đất nước tới tất cả các đối tượng học sinh THPT nói chung và học sinh trường THPT Triệu Sơn 3 nói riêng.
Trên cơ sở kiến thức được học giúp học sinh tuyên truyền cho gia đình, người thân, bạn bè…về tình yêu quê hương đất nước của nhân dân nói chung, của quân đội và công an nói riêng; về các nhân vật lịch sử; về những hành động ý nghĩa của lực lượng quân đội và công an đã và đang thực hiện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài được viết trên đối tượng nghiên cứu là những hình ảnh, câu chuyện, các nhân vật lịch sử vào Bài 1, 2 môn GDQP-AN 10 nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh ở Trường THPT Triệu Sơn 3, qua đó năm học 2018-2019 tôi lựa chọn đối tượng là:
Lớp thực nghiệm: 10A35 (44 học sinh), 10E35 (46 học sinh).
Lớp đối chứng: 10B35 (47 học sinh), 10D35 ( 43 học sinh).
Các lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, ý thức học tập, năng lực học tập, thái độ học tập với môn học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình viết SKKN tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
+ Nghiên cứu tài liệu:
Sách giáo khoa: GDQP_AN 10; Ngữ văn 9; Lịch sử 9 và GDCD 9 gồm:
Môn Ngữ Văn 9: Tích hợp hình ảnh người lính qua bài: Đồng chí (Chính Hữu); Tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
=> Thể hiện hình tượng người lính cách mạng, dù khó khăn thiếu thốn của đời sống chiến sĩ nhưng vẫn lạc quan, yêu đời và có niềm tin vào sự toàn thắng của cách mạng.
Video tư liệu về trận chiến lịch sử Điện biên phủ - 1954, kháng chiến chống Mỹ năm 1975( học sinh nghiên cứu tại nhà, kiến thức lớp 9).
=> Thể hiện dù lực lượng của chúng ta rất nhỏ, vũ khí của chúng ta rất thô sơ nhưng đã đánh tháng được đế quốc to.
+ Hình ảnh tư liệu, hoạt động của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam: Bộ đội giúp nhân dân trong thu hoạch mùa màng, phòng chống thiên tai, dịch hại..
=> Thể hiện truyền thống Gắn bó máu thịt
nguon VI OLET