BÀI : XĂNG TI MÉT. ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
LỚP 1 - BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

I. MỤC TIÊU:
1.Nêu được xăng ti mét là đơn vị đo độ dài, nhận rađược“xăng ti mét” viết tắt là cm;
2.Sử dụng được thước đo độ dài với đơn vị đo cm, vận dụng thước để đo trong các tình huống thực tế;
3. Ước lượng được độ dài thực tế 1 cm;
4. Góp phần phát triển NL: NL Giao tiếp toán học (Khi HS thực hành đo sẽ báo cáo kết quả, GV và HS khác nhận xét), NL giải quyết vấn đề toán học (Nhận băng giấy, thực hành đo và ghi kết quả), NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán (HS sử dụng thước có vạch chia cm để thực hành).
II. CHUẨN BỊ:
- HS: Thước thẳng, thước dây có vạch chia xăng ti mét.
- GV: Băng giấy, sợi dây có độ dài xăng ti mét.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của Giáo viên
Mong đợi của HS
PP, KT DH
PP, CC ĐG

1.Hoạt động 1: Khởi động
- GV nêu yêu cầu: Đo chiều dài quyển sách giáo khoa toán bằng gang tay.



- Hỏi: Tại sao các số đo lại khác nhau?
Sau đó GV đo và đọc kết quả đo được.
2. Hoạt động 2: Phân tích, khám phá, rút ra bài học
2.1. Giới thiệu đơn vị đo độ dài (cm) và dụng cụ đo độ dài (thước thẳng có vạch chia từng xăng-ti-mét)
*Mục tiêu:Nêu được xăng ti mét là đơn vị đo độ dài, nhận rađược“xăng ti mét” viết tắt là cm.
*Cách thực hiện:
@ Giới thiệu đơn vị đo.
- Giới thiệu về tên gọi xăng ti mét





+ Yêu cầu HS đọc:


- Kí hiệu
+ GV viết lên bảng và mời HS quan sát và nhắc lại.
+ Yêu cầu HS viết và đọc: 5cm, 8cm, 12cm.
- Độ lớn.




+ GV giới thiệu thước thẳng có chia vạch xăng-ti-mét và công dụng (vẽ,kẻ, đo).
+ GV hướng dẫn cách đặt thước.



+ GV giới thiệu độ lớn của xăng-ti-mét. Chẳng hạn: 1 cm, 2cm,…






Yêu cầu học sinh tự hỏi – đáp để kiểm tra kết quả đo của bạn
+ Đọc số đo băng giấy vàng, băng giấy xanh









- Yêu cầu HS viết số đo của băng giấy màu cam vào bảng con.

2.2. Giới thiệu cách đo độ dài bằng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét.
* Mục tiêu: Thực hiện được việc ước lượng (phạm vi 20 cm) và đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là xăng-ti-mét(đo 1 lần, đo liên tiếp, phạm vi 100 cm).So sánh các độ dài theo đơn vị đo xăng-ti-mét.
*Cách thực hiện:
a. GV giới thiệu cách đo trên một mặt cụ thể (băng giấy màu cam).
- Hướng dẫn cách cầm thước

- HD cách đặt thước





- HD cách đọc số đo: Đầu còn lại của băng giấy trùng vạch nào trên thước thì đọc số đo theo vạch đó.



b. Thực hành đo
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi



- Mời đại diện nhóm nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét.


- Vậy ba băng giấy trên, băng giấy nào dài nhất, băng giấy nào ngắn nhất?









3. Hoạt động 3: Thực hành - Luyện tập
* Mục tiêu: Làm quen với việc giải quyết vấn đề với các số đo theo đơn vị đo xăng-ti-mét (trong phạm vi 100 cm). Đo và ghi nhớ số đo theo xăng-ti-mét một số bộ phận cơ thể: chiều dài ngón trỏ, chiều dài bàn tay, chiều dài gang tay.
*Cách thực hiện:
Bài 1:
- GV lưu ý HS:
. Ước lượng và đo theo mũi tên màu đỏ.
. Khi ước lượng: quan sát khoảng cách 1 cm trên thước, hình dung xem mũi tên màu đỏ gồm bao nhiêu khoảng cách đó.
Kết quả ước lượng thường dùng từ ‘khoảng’ (vì không biết chính xác không).
- Yêu cầu HS dùng bút chì ghi số đo ‘ước lượng’ vào vở.
- Yêu cầu HS dùng thước đo và ghi số đo vào “đo” vào vở.
nguon VI OLET