BIỆN PHÁP GIÁO DỤC

Tên biện pháp: “Sử dụng các kí hiệu giúp trẻ nhanh nhận biết đồ dùng cá nhân tại lớp mẫu giáo bé trường mầm non Thị trấn Sìn Hồ”
I. Đặt vấn đề
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 gắn liền với việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ không chỉ tổ chức hoạt động học tập mà trẻ tham gia rất nhiều hoạt động như hoạt động vui chơi, hoạt động ăn ngủ cho trẻ hàng ngày. Việc giáo dục trẻ không chỉ là kiến thức mà còn cần cả các kỹ năng. Là giáo viên đã từng phụ trách lớp 3 - 4 tuổi tôi đã dành nhiều thời gian, tâm huyết cố gắng để tìm hiểu, nghiên cứu các biện pháp làm sao để có thể rèn trẻ kỹ năng nhận biết được các đồ dùng cá nhân của trẻ, để cho trẻ biết tự phục vụ bản thân.
II. Nội dung
1. Thực trạng của biện pháp
a) Thực trạng trước khi thực hiện biện pháp mới
Trong những năm học trước để giáo dục trẻ nhận biết đồ dùng cá nhân thông qua các hoạt động ăn ngủ vệ sinh tại lớp, tôi đã sử dụng các biện pháp như:
- Ghi số hoặc tên vào đồ dùng cá nhân trẻ như ghi vào ba lô, cốc uống nước, đất nặn, bút sáp, khăn mặt, dép...
- Tổ chức thực hành các hoạt động vệ sinh, hoạt động thực hành, hoạt động trải nghiệm
- Trao đổi với phụ huynh trong việc mua đồ dùng cá nhân cho trẻ.
- Khi sử dụng các biện pháp trên, việc giáo dục trẻ nhận biết được đồ dùng cá nhân thông qua các hoạt động ăn, ngủ vệ sinh tại lớp chưa thực sự hiệu quả, do trẻ còn bé chưa biết số và chữ cái, một số chưa có ý thức tự giác mà hay có tính tự mình thích cái gì thì lấy, trẻ dễ nhớ lại mau quên.
b) Thuận lợi và khó khăn thuận lợi, khó khăn của biện pháp đang được áp dụng tại nhà trường
* Thuận lợi
- Ban giám hiệu luôn quan tâm giúp đỡ bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, luôn tạo điều kiện cho giáo viên yên tâm công tác và có điều kiện để nâng cao tay nghề. Trong năm, tôi đã được tham gia tập huấn, bồi dưỡng về chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm thông các buổi học tập chung, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
- Bản thân luân tự cố gắng học hỏi đồng nghiệp, trao rồi kiến thức để nâng cao chuyên môn
- Cơ sở vật chất của trường, lớp, đồ dùng đồ chơi, dụng cụ sinh hoạt của trẻ tương đối đầy đủ, thuận tiện cho việc dạy, rèn trẻ và trẻ sử dụng.
- Đối với trẻ: Có sức khỏe tốt, có thói quen tốt trong các hoạt động, các cháu hồn nhiên, nhanh nhẹn, mạnh dạn trong giao tiếp và yêu trường mến lớp.
- Đối với phụ huynh: Luôn quan tâm, ủng hộ nhiệt tình phối hợp khá tốt với giáo viên trong việc thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ cũng như đóng góp về cơ sở vật chất để môi trường học tập vui chơi của trẻ ngày càng khang trang.
* Khó khăn
- Về cơ sở vật chất: Phòng học diện tích còn trật hẹp, số lượng học sinh đông nên việc tổ chức cho trẻ khám phá, trải nghiệm còn hạn chế.
- Một số trẻ lần đầu đi học chưa thực sự hứng thú khi tham gia các hoạt động khám phá, thực hành, trải nghiệm,chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp ứng xử, kỹ năng thực hành, trải nghiệm còn vụng, ngôn ngữ còn hạn chế.
- Đa số trẻ trong lớp trẻ dân tộc thiểu số nên vốn từ tiếng Việt còn ít, một số trẻ còn chưa hiểu, chưa nói được rõ ràng.
Công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhận biết đồ dùng cá nhân trong độ tuổi mầm non là việc làm thiết thực nhằm giúp trẻ tự tin không lấy nhầm đồ của bạn, trong khi vệ sinh cá nhân phòng tránh một số bệnh tật, hình thành những kĩ năng sống cơ bản đầu tiên, không những thế mà nó còn giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Nhưng đối với trẻ mầm non ở lứa tuổi này trẻ con yếu, chậm vì vậy
việc giáo dục trẻ nhận biết đồ dùng cá nhân cho trẻ còn chậm nhằm giúp trẻ
nhận biết được đồ dùng cá nhân trẻ để trẻ tự tin, mạnh dạn nhận biết được đồ dùng cá nhân trong vệ sinh, ăn, ngủ hàng ngày và trong thực hành trải nghiệm hết sức cần thiết.
Trường Mầm non Thị trấn Sìn Hồ Lai Châu là trường có đông học sinh với các lớp học theo độ tuổi, chất lượng chăm sóc giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu
nguon VI OLET