TUẦN 10

Thứ 2, ngày 12 tháng 11 năm 2018

Tập đọc - Kể chuyện.

Chủ điểm: Quê hương .

Bài: Giọng quê hương.

I. Mục đích yêu cầu:

1. Tập đọc:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ từng nhân vật qua lời đối thoại  trong câu chuyện.

- Hiểu từ khó: Đôn hậu, thành thực, Trung Kỳ, bùi ngùi.

- Hiểu ý nghĩa:  Tình cảm gắn bó tha thiết của các nhân vật trong truyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen ( trả lời được hết các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK)

2. Kể chuyện:

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa  theo  tranhminh họa.

- HS năng khiếu kể lại được  toàn bộ câu chuyện

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh SGK.

III.  Hoạt động dạy và học:

Tập đọc:

1. Giới thiệu bài:

2. Luyện đọc:

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.

- Đọc từng câu.

- Đọc từng đoạn trước lớp.

- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.

- Đọc từng đoạn trong nhóm.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- H? Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai?

Đ: Cùng ăn với ba người thanh niên.

1

 


- H? Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên?

Đ: Thuyên đang lúng túng vì quên tiền thì một trong ba thanh niên đến gần xin được trả tiền giúp.

- H? Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng?

Đ: Vì Thuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ đến người mẹ thân thương quê ở Miền Trung.

- H? Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương?

Đ:  Người trẻ tuổi: lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương; Thuyên và Đồng yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ.

- H? Qua câu chuyện em nghĩ gì về quê hương?

Đ: Giọng quê hương rất thân thiết, gần gũi; gợi nhớ những kỉ niệm sâu sắc với quê hương, với người thân...

4. Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm đoạn 2, 3.

- 2 nhóm HS (mỗi nhóm 3 em) phân vai thi đọc đoạn 2, 3.

- Một nhóm thi đọc toàn truyện theo vai.

- Cả lớp bình chọn.

Kể chuyện:

1. Giáo viên nêu nhiệm vụ:

Dựa vào 3 tranh minh họa ứng với 3 đoạn của câu chuyện, các em kể lại câu chuyện

2. Hướng dẫn HS kể lại câu truyện theo tranh.

- HS quan sát tranh minh hoạ, 1 HS nêu nhanh sự việc được kể trong từng tranh ứng với từng đoạn.

Tranh 1: Thuyên và Đồng bước vào quán ăn. Trong quán đã có ba thanh niên đang ăn.

Tranh 2: Một trong ba thanh niên xin được trả tiền bữa ăn cho Thuyên, Đồng và muốn làm quen.

Tranh 3: Ba người trò chuyện. Anh thanh niên xúc động giải thích lý do vì sao muốn làm quen với Thuyên và Đồng.

- Từng cặp HS nhìn tranh, tập kể 1 đoạn của truyện.

- 3 HS tiếp nối nhau kể trước lớp theo tranh.

- Một HS kể lại câu chuyện: + Kể trong nhóm.

1

 


                                              + Kể cá nhân.

3. Củng cố, dặn dò:

- Giọng quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

- GV nhận xét giờ học.

__________________________________

Toán

Thực hành đo độ dài.

I. Mục tiêu:

- Biết dùng thước và bút vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.

- Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học..

- Biết dùng mắt ước lượng độ dài  tương đối chính xác.

II. Đồ dùng dạy học:   

GV: Thước mét. VBT trang 54.

III. Hoạt động dạy và học:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS thực hành đo độ dài:

 Bài 1: HS tự vẽ được các độ dài như trong bài yêu cầu.

- Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 5cm.

- HS nêu cách vẽ.

( Có thể nêu nhiều cách vẽ khác nhau)

- Ví dụ: Tựa bút trên thước thẳng kẻ 1 đoạn thẳng bắt đầu từ vạch có ghi số 0 đến vạch có ghi số 5. Nhấc thước ra, ghi chữ A và B ở 2 đầu đoạn thẳng. Ta có đoạn thẳng AB dài 5 cm.

- HS tự vẽ các đoạn thẳng còn lại.

 Bài 2: HS tự đo được độ dài đoạn thẳng, ghi được kết quả đo vào  VBT.

 Bài 3: GV hướng dẫn HS dùng mắt để ước lượng chiều dài các đồ vật.

- Ví dụ: Dùng 1 chiếc thước mét thẳng đứng áp sát chân tường để HS biết được độ dài 1m (hoặc độ cao) bằng ngần nào.

- Sau đó hướng dẫn HS dùng mắt định ra trên bức tường những đ dài 1m.

- HS tự ước lượng độ dài vào vở.

- Sau đó đo kết quả.

- HS đọc ước lượng độ dài và kết quả đo được của từng đồ vật.

- HS nhận xét.

1

 


3. Củng cố, dặn dò:

- Cuối tiết học, GV tóm tắt kết quả hoạt động của cá nhân, nhóm.

 

Thứ 3, ngày 13 tháng 11 năm  2018

Toán

Thực hành đo độ dài. (Tiếp)

I. Mục tiêu:  Giúp HS:

- Biết cách đo, cách ghi và đọc kết quả đo độ dài.

- Biết cách so sánh các độ dài.

- Củng cố cách đo chiều dài.

II. Đồ dùng dạy học:

Thước mét và ê ke cỡ to. VBT trang 55.

III. Hoạt động dạy và học:

1. Bài cũ:

2 HS lên bảng thực hiện:

         2m 3dm     = ...... dm                              3dm 2cm  =  ........ cm.

         1hm 3dam = ...... dam                            4hm 3m     =  ........ m.

- Lớp làm bảng con

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

1. GV giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS làm bài

Bài 1: HS đọc yêu cầu.

a. HS thực hành đo chiều dài gang tay của các bạn trong tổ.

- HS ghi vào VBT.

b.  Bạn ….. có gang tay dài nhất

     Bạn…... có gang tay ngắn nhất.

 Bài 2:Hoạt động nhóm:

- HS thảo luận nhóm, đo chiều dài của các bạn trong nhóm rồi viết kết quả vào vở bài tập.

-  Các nhóm đọc kết quả.

         + Bạn …. có bước chân dài nhất.

         + Bạn …..có bước chân ngắn nhất.

- Các nhóm đọc kết quả.

1

 


3. Củng cố, dặn dò:

- Đọc lại bảng đo độ dài.

- GV nhận xét giờ học.

______________________________________

Tập đọc

Thư gửi bà.

I. Mục đích yêu cầu:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm., dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Đọc đúng: khoẻ, vẫn nhớ, chăm ngoan.

- Bước đầu bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc thích hợp với từng kiểu câu.

- Nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi.

- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm gắn bó với quê hương và tấm lòng yêu quý bà của người cháu và trả lời hết các câu hỏi trong SGK.

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh SGK.

III. Hoạt động dạy và học:

1. Bài cũ: 

- 2HS đọc lại đoạn 1 và đoạn 2 của truyện: Giọng quê hương

- H? Em hiểu ý 2 dòng thơ cuối như thế nào? (1HS)

- GV nhận xét.

2. Bài mới :

1. Giới thiệu bài:

2- Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.

- GV đọc mẫu.

- Đọc từng câu: HS đọc nối tiếp câu

- Đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.

- Luyện đọc theo nhóm.

- Thi đọc giữa các nhóm.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- HS đọc phần đầu bức thư :

- H? Đức viết thư cho ai?

Đ:Cho bà của Đức ở quê

1

 


H?Dòng đầu thư bạn viết như thế nào?

Đ:Hải Phòng, ngày 6 tháng 11 năm 2003 – Ghi rõ nơi và ngày gửi thư.

   Một HS đọc đoạn 2 :

- H? Bạn Đức hỏi thăm Bà điều gì?

Đ: Đức hỏi thăm sức khỏe của bà: Bà có khỏe không ạ?

H? Đức kể với Bà điều gì?

Đ: Tình hình gia đình và bản thân

Hãy đọc phần cuối bức thư và cho biết:

H? Tình cảm của Đức với Bà như thế nào?

Đ: Rất kính trọng và yêu quí bà.

GD kĩ năng thể hiện sự cảm thông

4. Luyện đọc lại:

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc.

3. Củng cố - Dặn dò:

- H? Một bức thư gồm có mấy phần? Nhận xét giờ học.

_______________________________

Chính tả (nghe viết).

Quê hương ruột thịt.

I. Mục đích yêu cầu:

- Nghe viết chính xác đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi bài: Quê hương ruột thịt.Không mắc quá 5 lỗi trong bài

- Tìm và viết được tiếng có vần khó (oai, oay).

II. Đồ dùng dạy học:

HS: Vở chính tả, vở bài tập tiếng việt

III.  Hoạt động dạy và học:

1. Giới thiệu bài:

1

 

nguon VI OLET