PHÒNG GD-ĐT TX HỒNG NGỰ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH AN BÌNH A. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2019

A. Sơ lược lý lịch
Họ và tên: BÙI VĂN LƯƠNG, Chức vụ: Giáo viên dạy lớp 4.
Đơn vị: Trường Tiểu học An Bình A, Thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 4 – TRƯỜNG TIỂU HỌC AN BÌNH A
B. Nội dung
I. Thực trạng và nguyên nhân.
1. Thực trạng.
Môn Toán có vị trí rất quan trọng trong các môn học ở Tiểu học. Trong đó dạng bài toán có lời văn là rất phổ biến từ khối lớp 1 đến khối lớp 5, tuy nhiên thực trạng ở trường Tiểu học An Bình A nói chung và học sinh lớp 4C nói riêng đa số các em còn lúng túng trong giải toán có lời văn. Đây là một vấn đề khó khăn đối với các em. Khi thực hành giải toán các em thường không biết tóm tắt, đặt không đúng lời giải, sai phép tính dẫn đến kết quả sai. Bên cạnh đó các em còn không xác định được trong bài toán đó có những phép tính nào (cộng, trừ, nhân, chia), cách trình bày bài giải chưa đúng yêu cầu, hay còn nhầm lẫn giữa các dạng toán.
Tôi chủ nhiệm lớp 4C tổng số 27 học sinh, qua kiểm tra 1 tiết đầu năm học 2018-2019, tôi nhận thấy các em chưa giải được bài toán có lời văn còn tương đối nhiều, cụ thể như sau:



Tổng số học sinh
Tóm tắt bài toán
Chọn và thực hiện đúng phép tính
Lời giải và đáp số

27
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt


13 =
44,4 %
19 =
55,6 %
21 =
63 %
11 =
37 %
11 = 40,7%
16= 59,3%


2. Nguyên nhân.
- Giáo viên chưa vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp giảng dạy cho từng đơn vị kiến thức, từng dạng toán có lời văn, Giáo viên lên lớp chưa thực sự đầu tư thời gian tìm hiểu và nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo, việc vận dụng phương pháp lấy học sinh làm trọng tâm giáo viên còn lúng túng. Chưa khắc sâu kiến thức cho học sinh ở từng dạng toán có lời văn. Chưa hướng dẫn kĩ cách trình bày và quy trình giải toán có lời văn cho học sinh.
- Năng lực tư duy của học sinh còn hạn chế, chưa phân tích được đề bài. Phần lớn các em quên kiến thức cơ bản đã học, tính toán chưa cẩn thận dẫn đến sai kết quả các phép tính. Chưa phân biệt được các dạng toán có lời văn.
II. Giải pháp đã thực hiện.
1. Tự nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên.
- Trước tiên tôi luôn dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, tìm hiểu các phương pháp dạy toán hiệu quả, nhất là giảng dạy dạng bài giải toán có lời văn. Tôi đặc biệt quan tâm và tự rèn luyện cho mình các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh như kỹ thuật chia nhóm thảo luận lời giải, kỹ thuật đặt câu hỏi.
- Để đổi mới phương pháp dạy giải toán có lời văn ở lớp 4 đạt kết quả tốt tôi tìm hiểu và nắm vững nội dung chương trình dạy toán có lời văn ở tất cả các khối lớp. Từ đó định hướng cách dạy cho có sự kế thừa và pháp huy được hiệu quả của việc đổi mới phương pháp.
2. Hướng dẫn cho học sinh các bước giải bài toán có lời văn.
- Trước khi hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn tôi ôn lại cho học sinh các kiến thức cơ bản cho các em nắm vững các bảng (cộng, trừ, nhân, chia) và thực hiện thành thạo, nhanh nhẹn các phép tính này.
- Giảng dạy tỉ mỉ, đi từng bước cụ thể để học sinh nắm vững quy trình giải toán có lời văn.
* Bước 1: Ở bước này, tôi hướng dẫn học sinh cách đọc, cách hiểu đúng từng câu văn để học sinh xác định được đâu là phần đề bài đã cho và đâu là phần cần phải đi tìm, có thể tóm tắt bằng công thức, kí hiệu, sơ đồ đoạn thẳng.
- Để học sinh có kĩ năng tìm hiểu đề bài chính xác tôi dùng phương pháp hỏi đáp trong quá trình dạy học.
Ví dụ:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
* Bước 2: Hướng dẫn học sinh xác định phương hướng giải bài toán.
- Giáo viên
nguon VI OLET