TUẦN 14
Ngày soạn: 30/ 11/ 2019
Ngày dạy : Thứ hai ngày 2 tháng 12 năm 2019
Tiết 1
Chào cờ
Tập trung toàn trường







Tiết 2
ĐẠO ĐỨC
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (T1)
I. MỤC TIÊU
- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.
- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
* Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.
* Các KNS được giáo dục trong bài :
- Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu.
- KN lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ.
- KN thể hiện tình cảm yêu thương của mình đối với ông bà, cha mẹ.
II. CHUẨN BỊ:
- SGK Đạo đức 4; Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Nhắc lại ghi nhớ của bài “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ”
+ Hãy nêu những việc làm hằng ngày của bản thân để thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Công lao của thầy giáo, cô giáo đối với các em như thế nào? Để tỏ lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo những việc cần làm nào thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo? Chúng ta cùng tìm hiểu bài: “Biết ơn thầy giáo, cô giáo”. GV ghi đề
b. Tìm hiểu bài:
HĐ 1: Xử lí tình huống (SGK/20- 21):
- GV nêu tình huống:


- GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
HĐ2: Thảo luận nhóm đôi (BT1- SGK/22):
- GV nêu yêu cầu và chia lớp thành 4 nhóm HS làm bài tập.
Việc làm nào trong các tranh (dưới đây) thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
(Nhóm 1: Tranh 1
(Nhóm 2: Tranh 2
(Nhóm 3: Tranh 3
(Nhóm 4: Tranh 4
- GV nhận xét và chia ra phương án đúng của bài tập.
+ Các tranh 1, 2, 4: thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
+ Tranh 3: Không chào cô giáo khi cô không dạy lớp mình là biểu lộ sự không tôn trọng thầy giáo, cô giáo.
HĐ 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/22):
- GV chia HS làm 7 nhóm. Mỗi nhóm nhận một băng chữ viết tên một việc làm trong bài tập 2 và yêu cầu HS lựa chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- GV kết luận:
Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
Các việc làm a, b, d, đ, e, g là biết ơn thầy giáo, cô giáo.
4. Củng cố- Dặn dò:
- GV củng cố bài học. GV mời HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Viết, vẽ, dựng tiểu phẩm về chủ đề bài học (Bài tập 4- SGK/23) – Chủ đề kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ … ca ngợi công lao các thầy giáo, cô giáo (Bài tập 5- SGK/23). Nhận xét tiết học.


+ HS lên bảng.




- HS nhận xét.












- HS dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra.
- HS lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí do lựa chọn.
- Cả lớp thảo luận về cách ứng xử.



- Từng nhóm HS thảo luận.
- HS lên chữa bài tập.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.













+ Từng nhóm HS thảo luận và ghi những việc nên làm vào các tờ giấy nhỏ.
- Từng nhóm lên dán băng chữ theo 2 cột “Biết ơn” hay “Không biết ơn” trên bảng và các tờ giấy nhỏ ghi các việc
nguon VI OLET