SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2019 – 2020

I. Tên cơ sở yêu cầu công nhận sáng kiến
- Trường mầm non Khánh Hoà
II. Tác giả sáng kiên, lĩnh vực áp dụng
- Họ và tên: Phạm Thị Khuyên
Lê Thị Thướt
- Chức danh: Giáo vên mầm non
- Địa chỉ: Trường mầm non Khánh Hoà
- Email:
- ĐT: 0964374389
III: Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
- Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”.
- Lĩnh vực áp dụng: Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ: hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi.
IV. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động vô cùng hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo nó giúp trẻ tìm hiểu thêm và khám phá một cách sinh động những gì mà trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quan, với mỗi trẻ em nói chung trẻ Mầm non nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh. Thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị lôi cuốn trước những cảnh vật có nhiều màu sắc, hay một bức tranh sống động. Chính vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ lứa tuổi mẫu giáo để ươm những tài năng nghệ thuật trong tương lai.
Trước hết hoạt động tạo hình giúp cho trẻ phát triển và tìm hiểu các đối tượng được miêu tả, để có được sự hiểu biết và hình dung về các đối tượng, nhằm phát triển ở trẻ khả năng hoạt động trí tuệ.
Ngoài ra hoạt động tạo hình của trẻ trong trường mầm non chính là một phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ, để hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu về hoạt động học tập, trong các hoạt động vẽ, nặn, xé, dán. Thông qua hoạt động này giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lý, và khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó phát triển tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng và ham muốn tạo ra cái đẹp sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đối với từng nhóm lớp, những sản phẩm trẻ tạo ra tuy rất đơn giản nhưng lại hàm chứa sự ngộ nghĩnh và sinh động trong việc tổ chức hoạt động tạo hình đã mang lại hiệu quả tốt vào việc phát triển nhân cách trẻ nhưng thật sự chưa đáp ứng và chưa phát huy hết những kỹ năng sáng tạo mà còn tính áp đặt, dập khuân máy móc vào sự linh hoạt của người giáo viên, khi tổ chức hoạt động tạo hình thì người giáo viên phải làm gì ? Làm như thế nào? Để trẻ
có thể mạnh dạn tự tin tạo ra những sản phẩm đẹp và mang tính sáng tạo.

2. Giải pháp cũ thường làm
Khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ chúng tôi thường tổ chức hoạt động tạo hình chủ yếu ở hoạt động học, hoạt động góc… Hình thức tổ chức các hoạt động tạo hình thường mang tính chất gò bó, áp đặt trẻ. Vận dụng các phương pháp đặc trưng trong hoạt động tạo hình chưa linh hoạt, chưa sáng tạo. Việc tạo cho trẻ sự sáng tạo về tạo hình cho trẻ chưa được chú trọng lắm. Chính vì thế mà chưa mang lại những hiệu quả như mong muốn.
Ví dụ : Khi tổ chức một hoạt động tạo hình chúng tôi cũng gây hứng thú cho trẻ bằng những hình ảnh và tranh mẫu vận dụng lồng ghép tích hợp. Tuy nhiên chúng tôi chưa phát huy được sự sáng tạo của trẻ, vẫn còn gó ép trẻ làm ý tưởng của cô.
Ưu, nhược điểm của giải pháp cũ:
* Ưu điểm:
- Giáo viên rất cố gắng thực hiện các hoạt động tạo hình cho trẻ ở trường
mầm non và lồng ghép, tích hợp hoạt động tạo hình vào các hoạt động khác
cho trẻ
- Hoạt động tạo hình rất phong phú, dễ thu hút, gây thích thú cho trẻ
* Nhược điểm:
- Chưa có sự phong phú trong việc tổ chức các hoạt động tạo hình với các hình thức khác nhau.
- Điều kiện cơ sở vật chất còn chưa đảm bảo cho tổ chức hoạt động tạo hình như: Loa, đài, tivi, mạng internet.
Năm nay tôi được phân công dạy lớp 5 tuổi B2 gồm 23 trẻ. Trong đó có nhiều cháu còn nhút nhát trong khi thể hiện ý tưởng của mình nhiều trẻ còn yếu về kỹ năng vẽ, nhiều bài vẽ đạt yêu cầu sự sáng tạo và bố cục bức tranh còn yếu, chưa biết phối hợp các mảng màu, khả năng nhận xét tranh của trẻ còn kém .
Nhiều cháu chưa có thói quen nề nếp vào lớp học, chưa tích cực hoạt động tạo hình, các hoạt động tạo hình còn vụng về.
nguon VI OLET