TUẦN 3

Thời gian thực hiện từ ngày 3/12 đến ngày 7/12/2018

Chủ đề nhánh: Nghề nông (Tuần 3)

 

Ngày soạn: chủ nhật, ngày 2/12/2018.              

Ngày dạy: Thứ 2, ngày 3/12/2018.

                                        HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC

                                        Đề tài: - Đi trên ván kê dốc

                                                    - TCVĐ: Ai nhanh hơn.

 I. MỤC TIÊU:

 -Trẻ biết đi trên ván kê dốc, các ngón chân bấm chắc trên ván, đi thẳng lưng và giữ được thăng bằng. Trẻ có kỹ năng đi trên vá kê dốc. Phát triển tố chất vận động: khéo léo, sự thăng bằng cơ thể.

 -Trẻ nhớ tên vận động và cách đi trên ván kê dốc, Hứng thú và chơi đúng luật trò chơi “Ai nhanh hơn”.

 -Giáo dục chăm chỉ luyện tập thể dục, co tính kiên chì, biết tập chung chú ý cao khi tập luyện.

 II. CHUẨN BỊ:

 - Sân tập sạch sẽ, rộng rãi, an toàn.

 - Trang phục cô và trẻ gọn gàng.

 -  Hai ván kê dốc đặt trên sân dài 3-4m.

 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động của cô

DK hoạt động của trẻ

Hoạt động: Khởi động.

- Cô cùng trẻ khởi động: Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” và kết hợp đi các kiểu chân. Sau đó cho trẻ xếp thành 2 hàng ngang dãn đều nhau.  

Hoạt động: Trọng động:

a. Bài tập phát triển chung:

    Cho trẻ tập cùng cô theo các động tác sau:

- Hô hấp: Hít vào, thở ra sâu.

- Tay: Co và duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao..

- Lưng: Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông hai tay sang ngang, chân bước sang phải..

- Chân: Đưa ta phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau..

- Bật: Nhảy tách tay đưa lên cao, khép chân tay hạ xuống.

b. Vận động cơ bản: Đi trên ván kê dốc.

- Cho trẻ chuyển đội hình 2 hàng dọc cách đều nhau, hai hàng cách nhau 3 - 4 m.

- Để đi được trên ván kê dốc này mà không bị ngã vẫn giữ được thăng bằng, muốn làm được các con chú ý xem cô thực hiện trước nhé !

              

- Đi các kiểu chân..

 

 

 

 

 

- Trẻ tập 4 lần.

- Trẻ tập 2l x 8n.

 

- Trẻ tập 2l x 8n.

 

- Trẻ tập 3l x 8n.

 

- Trẻ tập 2l x 4n.

 

 

 

 

 

 

1

 


Cô tập mẫu cho trẻ xem 2 lần:

           * Lần 1: Tập mẫu hoàn chỉnh.

           * Lần 2: Tập kết hợp phân tích động tác:

- TTCB: Cô đứng tự nhiên, hai tay chắp hông.

- Thực hiện: Khi có hiệu lệnh cô bước đi trên ván, ngón chân bấm chắc xuống mặt ván  mắt nhìn về phiá trước , lưng thẳng hai tay chắp hông để giữ thăng bằng, đi đến hết ván cô đi về cuối hàng đứng.

- Cô gọi 2 trẻ nhanh nhẹn lên làm mẫu.

- Trẻ thực hiện. Cho trẻ thực hiện 1 lượt, cô nhận xét động viên trẻ.

- Trong khi trẻ thực hiện cô bao quát, hướng dẫn trẻ tập, sửa sai cho trẻ, động viên, khen trẻ kịp thời, nhắc nhở trẻ  không xô đẩy nhau.

- Lần hai cô cho 2 đội thi đua nhau.

- Cô nhận xét, hỏi lại trẻ tên vận động và kết hợp giáo dục trẻ.

  c. Trò chơi “Ai nhanh hơn”.

- Vừa rồi các con đã đi trên ván kê dốc mà không có bạn nào bị ngã, bây giờ cô con mình sẽ chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” chúng mình sẽ chơi đoàn kết và vui vẻ nhé!

- Hỏi lại trẻ cách chơi và luật của trò chơi.

- Nếu trẻ chưa nhớ thì cô nhắc lại cho trẻ nhớ.

- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.

- Khi trẻ chơi cô bao quát, giúp đỡ động viên trẻ chơi.

  - Nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi.

Hoạt động: Hồi tĩnh.

  - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân 1 - 2 phút.

 

 

 

- Quan sát

- Quan sát

 

 

 

 

 

- Thực hiên

- Thực hiện

 

 

 

 

- Thực hiện

 

 

 

 

 

- Vâng ạ

- Trả lời

 

- Trẻ chơi

 

 

 

- Đi nhẹ 1 - 2 vòng.

 

                                          Đánh giá trẻ hằng ngày

Tình trạng sức khoẻ

 

 

Trạng thái, thái độ hành vi của trẻ

 

 

Kiến thức kĩ năng

 

******************************

Ngày soạn: thứ 2, ngày 4/12/2018.              

Ngày dạy: Thứ 3, ngày 5/12/2018.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ XÃ HỘI

Đề tài: Tìm hiểu về nghề nông.

I. Mục tiêu:

1

 


 - Trẻ biết được sản phẩm làm ra từ nghề nông

 - Trẻ biết được công việc của nghề nông, và biết được một số đồ dùng  của nghề nông

 - Phát triển kĩ năng nhận biết của trẻ, thông qua việc đàm thoại với trẻ.

 - Quan sát, đàm thoại, ghi nhớ, tưởng tượng, tư duy, chú ý, so sánh

 - Trẻ biết yêu nghề nông, biết yêu quý người làm ra sản phẩm nghề nông.

 II. CHUẨN BỊ:

  -        tranh 1: sự phát triển của cây lúa ( từ khi reo lúa thành mạ, đến khi bông lúa chín)

  -        tranh 2: cây bắp (từ khi thành cây bắp đến khi thành quả )

 

  -        tranh 3: cây đậu xanh (từ khi nảy mầm đến khi thành hạt)

  -        tranh 4: cây dứa (thơm) (từ khi là cây đến khi thành quả chín)

  -        tranh 5: công việc của nghề nông

  -        tranh 6: đồ dùng nghề nông

 + Tích hợp : LQVT, văn học, tạo hình

 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Hoạt động của cô

Dự kiến hoạt động của trẻ

Hoạt động : Trò chuyện – Giới thiệu bài:

- Đọc thơ ‘đi bừa’

-Các con vừa đọc bài thơ nói về ai ?

-Mẹ dậy sơm để làm gì ?

-Bạn nào có thể kể những công việc mà mẹ đã làm trong bài thơ ?

-Vậy các con có biết công việc của mẹ đang làm đó là công việc của những người làm gì không ?

-Bố mẹ các con làm nghề gì ?

-Các con ạ trong xã hội có rất nhiều ngành nghề đấy (cô đưa tranh tổng hợp về các nghề)cùng đàm thoại với trẻ.

-Và hôm nay để biết được công lao của các bác nông dân đã vất vả làm ra những thức ăn hàng ngày cho chúng ta ăn như thế nào cô và các con sẽ cùng tìm hiểu về nghề nông nhé !

-Hát ‘ cháu yêu cô chú công nhân’

2. Hoạt động :Quan sát – Đàm thoại:

+ Cô đưa tranh cây lúa :

-Các con nhìn xem đây là cây gì ?

-A đây là cây lúa cây lương thực chính của nghề nông đấy các con ạ !

-Các con có biết cây lúa cho ra sản phẩm gì không ?

-Cây lúa cho hạt lúa, vậy hạt lúa để làm gì các con ?

1

 


-Hạt lúa để xay ra thành gạo để chúng ta ăn hàng ngày đúng không nào ?

-Hạt gạo ngaòi nấu ra thành cơm hạt gạo còn dùng để làm gì nữa ? để làm bún , phở và làm ra các loại bánh nữa.

+ Cô đưa tranh cây bắp ngô.

-Các con nhìn xem đây là cây gì ?

-Đúng rồi cây bắp cũng là cây lương thực quý của nghề nông đấy

-Vậy cây bắp cho ra sản phẩm gì ?

 

 

-Thế các con có biết bắp để làm gì không ?

 

-Ngoài ra bắp còn dùng để chăn nuôi gia súc nữa đấy các con ạ.

+ cô đưa tranh cây đậu xanh

-Các con nhìn xem đây là cây gì ?

-Các con có biết cây đậu cho ra sản phẩm gì không ?

-Cây đậu cho ra hạt đậu, hạt đậu dùng để làm gì ?

+ Cô đưa tranh cây dứa (thơm)

-Các con nhìn xem đây là cây gì ?

-Cây dứa cho ra sản phẩm gì ?

-Quả dứa dùng để làm gì ?

-Qủa dứa ngoài dùng để ăn quả dứa còn dùng làm nước ép trái cây và làm ra các loại bánh kẹo nữa.

-Các con có biết không cây lúa, bắp, đậu, dứa đều là những cây lương thực quý của nghề nông. Các cô, các bác nông dân đã phảỉ vất vả mới làm ra. Ngoài ra các bác còn làm ra được rât nhiều những sản phẩm khác như: khoai, sắn, mè.. cũng là những cây lương thực và đặc biệt ở đất Mường Ảng chúng ta có đặc sản cà phê nữa đấy(cô đưa tranh cây cà phê) đây là một loại cây công nghiệp được trồng phổ biến nơi cúng ta đang sinh sống đấy.

-Gd :do vậy các con phải kính trọng và viết ơn cô bác nông dân và biết quý trọng những sản phẩm mà cô bác nông dân đã làm ra nhé.

-Vậy để làm ra được những sản phẩm đó bác nông dân đã phải làm những công việc gì?

-+ Cô đưa tranh công việc của các bác nông dân

1

 

nguon VI OLET