CHỦ ĐỀ 4: BÉ BIẾT BAO NHIÊU NGHỀ?
Thời gian thực hiện: 4 tuần, từ ngày 02/11 - 27/11/2015.
I- MỤC TIÊU
1- Phát triển thể chất:
- Trẻ cú một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe (ăn ngủ đúng giờ, ăn nhiều loại thức ăn). Trẻ nhận biết được một số thao tác đơn giản trong cách chế biến một số món ăn đơn giản: Trứng rán, pha nước cam, chanh...
- Trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách.
- Nhận biết và tránh một số nơi lao động, một số dụng cụ lao động có thể gây nguy hiểm.
- Trẻ biết không được tự uống thuốc. Biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.
- Có kỹ năng và giữ thăng bằng trong một số vận động: Đi, bò, trèo, ném...Phát triển cử động của bàn tay và ngón tay.
2- Phát triển nhận thức:
- Trẻ thể hiện sự ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, hay đặt câu hỏi về các nghề.
- Trẻ nói được tên gọi, công việc, sản phẩm, ích lợi một số nghề quen thuộc trong xó hội.
- Phân biệt được một số nghề phổ biến và một số nghề truyền thống của địa phương qua một số đặc điểm nổi bật.
- Biết ý nghĩa ngày nhà giáo VN 20/11.
- Phân loại, so sánh nhận biết đồ dùng dụng cụ, sản phẩm của các nghề (chất liệu, hình dáng, công dụng...).
- Nhận biết số lượng, chữ số, số thứ tự trong phạm vi 7. Biết đếm, tách, gộp nhóm theo dấu hiệu chung trong phạm vi 7 ( đồ dùng dụng cụ, sản phẩm theo nghề). So sánh được chiều dài 3 đối tượng và nói kết quả.
3- Phát triển ngôn ngữ:
- Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để trò chuyện, thảo luận, nêu những nhận xét về một số nghề phổ biến và nghề truyền thống của địa phương.( tên, dụng cụ, sản phẩm, ích lợi)
- Nhận dạng được một số chữ cái: u, ư, i, t, c trong các từ chỉ tên nghề, dụng cụ, sản phẩm của nghề.
- Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện với người khác.
4- Phát triển tình cảm xã hội:
- Trẻ biết yêu quý, kính trọng người lao động; giữ gìn, sử dụng tiết kiệm những sản phẩm của người lao động.
- Trẻ thể hiện sự cố gắng thực hiện hoàn thành công việc được giao.
- Biết chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình.
- Trẻ dễ hòa đồng trong nhóm chơi và biết an ủi, chia vui với mọi người.
5- Phát triển thẩm mỹ:
- Trẻ biết làm đồ dùng đồ chơi, sản phẩm của một số nghề bằng các vật liệu tự nhiên.
- Trẻ thể hiện được hoạt động của một số nghề thông qua các trò chơi cũng như các hoạt động chung có chủ đích như: Tạo hình, âm nhạc, KPKH- XH...
- Trẻ có thể tự nghĩ ra các hình thức tạo ra âm thanh, vận động theo các bài hát, bản nhạc yêu thích.
III- MẠNG NỘI DUNG
Nhánh 1: Sản xuất (1tuần từ 02 – 06/11)
- Tên gọi,
- Công việc, các hoạt động của người làm nghề.
- Dụng cụ, Phương tiện
- Sản phẩm của nghề
- Ích lợi của nghề
Nhánh 2: Một số nghề phổ biến (1tuần từ 09 – 13/11) )
- Tìm hiểu tên gọi các nghề, người làm nghề: Giáo viên, bác sỹ, công an...
- Tên gọi các dụng cụ, phương tiện lao động và sản phẩm, ích lợi của các nghề khác nhau.
- Các hoạt động của các nghề
Nhánh 3: Ngày nhà giỏo VN 20/11 (1tuần từ 16 – 20/11)
- Ý nghĩa Ngày hội 20/11.
- Các hoạt động trong ngày hội 20/11
- Các hoạt động của bé chào mừng ngày 20/11.
Nhánh 4: Một số nghề dịch vụ
(1tuần từ 23 – 27/11)
- Tìm hiểu tên gọi các nghề, người làm nghề: Công nhân xây dựng, bán hàng, chăm sóc sắc đẹp...
- Tên gọi các dụng cụ, phương tiện lao động và sản phẩm, ích lợi của các nghề khác nhau.
- Các hoạt động của người làm nghề.
- Ý nghĩa của nghề.
III- MẠNG HOẠT ĐỘNG:
1.CHỦ ĐỀ LỚN: “Bé biết bao nhiêu nghề”; từ ngày 02/11 – 27/11/2015.
Phát triển thể chất:
- Trò chuyện về các món ăn cần thiết cho sức khỏe và cho
nguon VI OLET