KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM THÔNG DỤNG; TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG (KHTN 6)
BÀI 14: MỘT SỐ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM
(Thời lượng: 02 tiết)
I. MỤC TIÊU
Phẩm chất, năng lực
Yêu cầu cần đạt
Mã hóa YCCĐ

NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nhận thức KHTN
– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số lương thực, thực phẩm thông dụng trong cuộc sống và sản xuất 
1. KHTN1.1

Tìm hiểu KHTN
– Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất lương thực - thực phẩm thông dụng.
– Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số lương thực - thực phẩm.
2. KHTN2.1

3. KHTN2.3

Vận dụng KTKN
- Lập kế hoạch xây dựng nội dung tuyên truyền, nêu được cách bảo quản lương thực - thực phẩm an toàn, hiệu quả và vấn đề an ninh mạng.
4. KHTN3.2

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực tự chủ và tự học
Tự lựa chọn đề tài dự án, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, quyết định cách thức thực hiện, đánh giá về quá trình và kết quả thực hiện dự án
5. TCTH2.1

Năng giao tiếp  và hợp tác
Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm: đánh giá được khả năng của bản thân và tự nhận công việc phù hợp với bản thân, tăng cường sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện dự án.
6. GTHT.1

Năng lực giải quyết vấn đề- sáng tạo
Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin về cách bảo quản lương thực – thực phẩm an toàn, hiệu quả và vấn đề an ninh mạng. Chủ động đề ra kế hoạch, thực hiện dự án, cách thức xử lí các vấn đề phát sinh một cách sáng tạo nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
7. GQVD. 1

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Chăm chỉ

Tích cực tham khảo các tư liệu, sách báo, internet để tìm hiểu các nội dung học tập liên quan đến nội dung bài học.

8. CC.1

Trách nhiệm
Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia hoàn  thành công việc bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành dự án, thiết kế nội dung tuyên truyền về cách bảo quản lương thực – thực phẩm an toàn, hiệu quả và vấn đề an ninh mạng.
9. TN.1


III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
Hoạt động học
GV
HS

Hoạt động trải nghiệm và kết nối

Các mẫu: Lúa, ngô, khoai...
Tranh ảnh liên quan đến: thực phẩm, lương thực.
 Bảng phụ

Hoạt động khám phá
Tìm hiểu về một số tính chất và ứng dụng của lương thực – thực phẩm thông dụng.
Hướng dẫn nội dung của dự án:
+ Kể 5 tên về lương thực, thực phẩm.
+ Tính chất
+ Ứng dụng.
Hệ thống câu hỏi, bài tập có liên quan, phiếu học tập, máy chiếu, bảng kiểm, rubrics ; Giáo án ppt
Máy tính, điện thoại, giấy nháp, bảng phụ.
Bài thuyết trình giấy A0 hoặc file ppt

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. BẢNG MÔ TẢ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG HỌC
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP-KT dạy học
PP- công cụ đánh giá

Hoạt động 1:
1. Khởi động và kết nối
( 5 phút )
6.GTHT.1
Tạo tình huống có vấn đề

Trực quan, thuyết trình
- Quan sát, hỏi đáp
- Bảng hỏi ngắn

2. Hình thành kiến thức

Hoạt động 2:
Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của lương thực – thực phẩm thông dụng (15 phút)
7.GQVD.1
5.TCTH.1
6.GTHT.1
2.KHTN2.1
Tìm hiểu về một số tính chất của một số lương thực – thực phẩm thông dụng.

- PP: Thuyết trình, giải quyết v. đề
- KT: Mảnh ghép
- Quan sát, hỏi đáp
- Bảng kiểm, phiếu học tập 1.

Hoạt động 3:
Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được KL về tính chất, ứng dụng của một số lương thực – thực phẩm.
(10 phút)
3.KHTN23
nguon VI OLET