Phần I : MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Xuất phát từ tình hình thực tế của một số học sinh khá giỏi của lớp giảng dạy. Ở môn đại số các em thích thú bao nhiêu, thì ở phân môn hình học lại ngại ngùng và lo lắng bấy nhiêu. Đặc biệt gặp những bài tập hình học yêu cầu phong phú về cách giải thì thật là ảm đạm . Vì thế việc tìm hiểu , nghiên cứu của người giáo viên nhằm trao đổi , nhằm cung cấp cho các em là điều không thể thiếu được .
2. Nhiệm vụ của đề tài :
- Nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh đại trà yêu thích phân môn hình học, đồng thời tạo cho học sinh khá-giỏi có cơ hội phát huy khả năng tư duy độc lập, sáng tạo để tìm ra hướng giải các dạng toán hình học nâng cao, một cách bài bản gây hứng thú và tự tin là điều mong mỏi của người giáo viên dạy toán.
- Giúp các em học sinh khá giỏi kiên trì tự học , phát huy khả năng vận dụng việc giải bài tập nâng cao về phân môn hình học ở bậc trung học cơ sở. tạo cho phong trào mũi nhọn của nhà trường về đội ngũ học sinh giỏi “ Toán ” cấp huyện trong những năm gần đây thêm khởi sắc.
3. Phương pháp tiến hành:
- Từ yêu cầu cần thiết nâng cao trình độ giải một bài tập hình học, cảm hứng yêu thích học toán. Sự phong phú của các bài toán đơn giản nhưng giải bằng cách vẽ thêm yếu tố phụ như đường phụ hoặc thậm chí phải vẽ hình phụ .
Thông qua kế hoạch bộ môn , giáo viên tiến hành đầu tư soạn hệ thống câu hỏi theo từng bài giảng phục vụ cho tiết học .Từ khâu kiểm tra bài cũ , móc xích câu hỏi giới thiệu bài mới hoặc vận dụng kiến thức kiểm tra đặt vấn đề giới thiệu và khái quát bài mới . Đối với từng phần câu hỏi chuyển ý lô-gíc tạo tình huống hấp dẫn , hướng học sinh đến bài tập vận dụng một cách thoải mái nhẹ nhàng qua từng nội dung bài học, chương học .
Bên cạnh hệ thống câu hỏi dẫn dắt là việc chọn lọc sắp xếp , các dạng , các loại bài tập theo từng phương pháp giải toán từ một kiến thức cơ bản cần thiết , để làm phương tiện tự rèn luyện thêm , tự nâng cao một số kỷ năng giải bài tập hình học, những bài toán được chọn lọc và sắp xếp theo hướng từ dễ đến khó dần. Mức độ bắt đầu là những bài tập cơ bản nhất áp dụng đơn thuần nhất như :
Ví dụ : Chứng minh định lý
“ Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền ”
Giải :
Trên tia đối của tia MA ,xác định điểm D, sao cho: MD = MA
Xét AMB và DMC ta có
MB = MC (gt)
M1 = M2 ( đối đỉnh )
MD = MA ( theo cách vẽ )
Nên: AMB = DMC ( c-g-c )
 AB = DC
và A1 = D , Vì ở vị trí so le trong nên: AB // CD
Mà : AC  AB ( gt )
 CD  AC ( q/h vuông góc đến song song )
Xét ABC và CDA có :
AB = CD ( cmt ) ; BAC = DCA = 900 và AC là cạnh chung
Do đó: ABC = CDA ( c – g – c )
=> BC = AD vì AM = AD
Nên : AM = BC ( điều phải chứng minh )
Vậy: Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền
Nhận xét : Rõ ràng trên một tia cho trước, đặt một đoạn thẳng bằng một đoạn thẳng khác là một trong những cách vẽ đường phụ hợp lý, làm cho bài toán có cách giải phong phú và hấp dẫn hơn .
Chủ yếu là hướng dẫn các em nâng cao khả năng phân tích bài toán tìm ra cách giải . Tránh gây nhàm chán đối với các em học sinh khá giỏi . Hướng dẫn các em từ sức học trung bình nắm bắt kiến thức, dần dần mở rộng kiến thức biết phân tích giả thiết rồi tổng hợp tìm ra cách giải , nhờ đó nhớ dạng các loại bài tập tổng hợp . Dành riêng một số gợi ý hướng dẫn học sinh khá-giỏi đối với những bài tập nâng cao. Tạo tình huống kích thích tính hiếu kỳ đối với các em học sinh khá-giỏi.
( Biện pháp :
- Trao đổi với học sinh thông qua bài tập về nhà dưới hình thức bài tập nâng cao, có kèm theo hướng dẫn gợi ý về nhà.
- Mỗi bài tập sau khi giải cần rút ra nhận xét , những vướng mắc , từ đó phát
nguon VI OLET