PHÒNG GD&ĐT CƯ KUIN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS GIANG SƠN                           Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:   KHCM                                                  Hòa Hiệp, ngày 15 tháng 8 năm 2018.

 

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP NĂM HỌC 2018 – 2019

Thực hiện Công văn số 256/PGDĐT-THCS ngày 28/9/2018 của phòng GD&ĐT Cư Kuin về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019

Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 của hiệu trưởng trường THCS Giang Sơn

Bộ phận chuyên môn trường THCS Giang Sơn  xây dựng kế hoạch  “Giáo dục hướng nghiệp” năm học 2018 – 2019 như sau:

I . Đặc điểm chung

a- Thuận lợi:

- Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp 9 nhiệt tình, có năng lực, tích cực trong  việc sử dụng CNTT để tra cứu thông tin để hướng dẫn học sinh tìm hiểu các nghề phù hợp

- Đa số các hộ gia đình quan tâm đến việc học tập của con em,

b- Khó khăn:

Nhiều hộ dân đời sống kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn.

Địa phương chưa có các cơ sở đào tạo và dạy nghề cho con em.

II . Nhiệm vụ trọng tâm

1. Tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.

Tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông để triển khai đầy đủ nghiêm túc và có hiệu quả những quy định về công tác giáo dục lao động hướng nghiệp  trong nhà trường và địa phương phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và góp phần phân luồng học sinh cuối cấp một cách hợp lý.

2. Thực hiện đầy đủ và có chất lượng hoạt động sinh hoạt lao động hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.

Nghiêm túc triển khai thực hiện sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình và tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, có bổ sung những đặc thù của địa phương.

Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giáo dục hướng nghiệp đối với học sinh lớp 9 để góp phần


phân luồng và chuẩn bị cho học sinh để giúp học sinh có lựa chọn hướng đi phù hợp với điều kiện của bản thân và yêu cầu đào tạo nhân lực của địa phương và cả nước.

III. Nội dung giáo dục .

* Mục tiêu:

Nhằm giúp học sinh hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề. Học sinh nắm được  một số định hướng cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương. Tìm hiểu một số thông tin về nghề địa phương. Thông qua đó học sinh hiểu hơn về năng lực bản thân và truyền thống nghề nghiệp của gia đình.

Nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho học sinh cả về tâm thế và kỹ năng để các em có thể sãn sàng đi vào lao động hoặc tự tạo việc làm ở các ngành nghề mà xã hội cần phát triển, đồng thời phù hợp với hứng thú, năng lực cá nhân cũng như hoàn cảnh gia đình.

Giúp các em tự đánh giá bản thân và biết lựa chọn nghề một cách có ý thức, góp phần vào việc phân luồng học sinh sau bậc học THCS

*Nội dung:

1. Ý nghĩa, tầm quan trọng  của việc chọn nghề có cơ sở khoa học và các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS

- Giúp học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề nói chung và quyết định hướng đi sau tốt nghiệp nói riêng dựa trên cơ sở năng lực, điều kiện .... của bản thân.

-  Bước đầu hiểu được lợi ích của sự phù hợp nghề của từng con người cụ thể trong tương lai.

- Học sinh bước đầu thấy được một cách khái quát các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS.

- Giới thiệu và tổ chức tìm hiểu, so sánh qua thực tế về sự phù hợp và không phù hợp nghề của từng con người cụ thể, tìm hiểu và dự đoán nguyên nhân.

- Hướng dẫn học sinh thảo luận, hình dung bước đầu các hướng đi, sự thay đổi hình thức học tập hoặc làm việc sau khi tốt nghiệp THCS.  

2. Định hướng phát triển kinh tế -  xã hội của đất nước và địa phương

- Giúp cho học sinh có được một số nét khái quát về sự khác nhau giữa nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp với nền kinh tế thị trường, hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương trong thời gian tới.


- Bước đầu tiếp cận với các khái niệm việc làm, nghề nghiệp, thị trường lao động, một số đặc điểm về thị trường lao động và việc làm  ở nông thôn, thành phố.

- Nghe giới thiệu về sự thay đổi và định hướng phát triển của nền kinh tế - xã hội của đất nước.

- Qua việc giảng bài và ví dụ thực tế cho học sinh hiểu một số khái niệm: việc làm, nghề nghiệp, thị trường lao động trong nền kinh tế thị trường.

3. Thế giới nghề nghiệp quanh em

- Giúp học sinh biết cách phân tích, tìm  hiểu một số nghề qua hoạ đồ nghề và tìm hiểu một số nghề cụ thể, gần gũi với các em trong cuộc sống hàng ngày( nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, lĩnh vực nông nghiệp, một số nghề thợ...).

4. Giới thiệu các nghành nghề ở địa phương  

5. Thị trường lao động

6. Tìm hiểu năng lực  bản thân

- Giúp cho học sinh tự tìm hiểu về bản thân một cách khách quan, qua đó các em  xác định được điểm mạnh điểm  yếu của mình, liên hệ với các tình huống làm việc ở trường và ở nhà. Bước đầu có thể giải thích được các đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến lòng tự tin và việc thực hiện công việc.

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghề nghiệp thông qua các nguồn: họa đồ nghề và một số phương pháp  khác như điều tra, phỏng vấn...

- Giảng giải kết hợp với dùng các phiếu trắc nghiệm giúp học sinh tự xác định và hiểu được các điểm mạnh, điểm yếu trong học tập và công việc ở trường, ở nhà, yếu tố giới tính có ảnh hưởng đến hứng thú, lòng tự tin, năng suất lao động

7. Tìm hiểu hệ thống đào tạo nghề của địa phương (Tuyển sinh trình độ THCS)

- Giới thiệu các trung tâm  dạy nghề. 

- Trường, .

8. Hội thảo theo chuyên đề “Các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS”

- Giúp học sinh bước đầu có được một số hướng chọn lựa sau khi tốt nghiệp THCS (kể cả việc chọn trường THPT phù hợp).

- Tổ chức hoạt động theo chuyên đề “Sự lựa chọn cho tương lai”.

- Động viên, khích lệ học sinh tham gia thảo luận, nói về những ước mơ của mình trong tương lai.


- Giúp học sinh sử lý  thông tin, xác định mục tiêu cơ bản cho quyết định hướng nghề nghiệp sau THCS

9. Tư vấn học tập, tư vấn nghề

Giúp học sinh xác định được hướng học tập hoặc học nghề sau khi tốt nghiệp THCS, dựa trên kết quả học tập và kết quả tự đánh giá bản thân. Toạ đàm, Tư vấn cá nhân.

c - Phân công người dạy:

- Thầy Đoàn Đức Đoái phụ trách việc dạy và định hướng nghề nghiệp cho các em ở cả 2 lớp 9.

d- Thời gian học :

- Học sinh học theo lớp.

Thống nhất dạy tiết 5, thứ 5 tuần học thứ 1 của tháng 9,10,11,12/2018, 1,2,3,4,5/2019

IV. Biện pháp thực hiện

1. Với Ban giám hiệu:

- Quan tâm chỉ đạo sát sao, có hiệu quả nội dung chương trình của công tác hướng nghiệp .

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân và cha mẹ học sinh về công tác hướng nghiệp để làm tốt việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS chọn nghề và hướng đi phù hợp với điều kiện hoàn cảnh riêng.

Duyệt thiết kế hướng nghiệp hàng tháng, (PHT).

2. Với giáo viên dạy hướng nghiệp:

- Sinh hoạt hướng nghiệp là một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện công tác hướng nghiệp cho học sinh. Sinh hoạt hướng nghiệp cung cấp cho học sinh về tình hình phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương, về thị trường lao động, về nghề nghiệp và nơi đào tạo nghề giúp học sinh tự đánh giá bản thân và quyết định chọn nghề một cách có ý thức.

- Thực hiện sổ ghi đầu bài.

- Thực hiện thiết kế tiết dạy hướng nghiệp.

- Nộp duyệt, tuần thứ 3 của tháng.

3. Với học sinh


Chuẩn bị tài liệu, vở ghi.

Tham gia nghiêm  túc các buối học hướng nghiệp.

Có nhận thức đúng đắn về môn hướng nghiệp. Chuẩn bị tâm thế các điều kiện cần thiết để chọn một nghề phù hợp.                                                                                    

  V. H­ƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

      1. Về nội dung dạy học

      H­ướng nghiệp cho học sinh phổ thông là bước khởi đầu quan trọng của quá trình phát triển nguồn nhân lực. Nội dung dạy học hướng nghiệp nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho học sinh cả về tâm thế và kỹ năng để các em có thể sẵn sàng đi vào lao động hoặc tự tạo việc làm ở các ngành nghề mà xã hội cần phát triển, đồng thời phù hợp với hứng thú, năng lực cá nhân của học sinh.

      Công tác hướng nghiệp mang tính xã hội rộng rãi vì vậy, cần phải làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp với gia đình, các đoàn thể và tổ chức xã hội triển khai giáo dục hướng nghiệp có hiệu quả.

      2. Tổ chức giảng dạy

      Chư­ơng trình giáo dục hướng nghiệp lớp 9 gồm 9 tiết/lớp học với 9 bài. Mỗi bài được bố trí trong 1 tiết. Do vậy, toàn bộ chương trình dạy trong 9 buổi và rải đều ở 9 tháng học.

      Nội dung học sinh cần nắm chắc qua mỗi bài h­ướng nghiệp:

      - Những vấn đề chung mà học sinh phải nắm vững để làm cơ sở cho việc chọn nghề sau này.

      - Những hiểu biết về một số lĩnh vực lao động nghề nghiệp cụ thể.

      - Tiếp xúc trực tiếp với con ngư­ời và hoạt động nghề nghiệp của họ, có ấn tượng rõ nét hơn về nghiệp trong tương lai, có thái độ tôn trọng lao động sản xuất.

      Giáo dục hướng nghiệp có vai trò quan trọng giúp học sinh có nền tảng kiến thức, tính chủ động, lòng tự tin khi lựa chọn nghề nghiệp, giúp các em linh hoạt và năng động với nền kinh tế thị trư­ờng.

      Để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh cần coi trọng việc tổ chức hoạt động theo hướng dạy học tích cực. Giáo viên cần tìm hiểu, cập nhật thông tin liên quan đến bài học tại địa phương. Tuỳ từng hoàn cảnh và điều kiện học tập của nhà tr­­ờng, giáo viên cần thiết kế những hoạt động thích hợp, bám sát mục tiêu bài học, tạo ra không khí học tập thoải mái, vui vẻ.


 

VI. PHÂN PHỐI CH­ƯƠNG TRÌNH

 Cả năm 37 tuần thực hiện 9 tiết  

Tiết

Tên chủ đề

Tháng

Tiết 1

Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học

9

Tiết 2

Tìm hiểu năng lực bản thân và truyền thống nghề nghiệp của gia đình

10

Tiết 3

Thế giới nghề nghiệp quanh ta

11

Tiết 4

Tìm hiểu thông tin một số nghề phổ biến ở địa phương

12

Tiết 5

Tìm hiểu hệ thống giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp.

1

Tiết 6

Các hư­ớng đi sau khi tốt nghiệp THCS

2

Tiết 7

­ vấn hư­ớng nghiệp 

3

Tiết 8

Định h­ướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nư­ớc

4

Tiết 9

Tìm hiểu thông tin về thị tr­ường lao động

5

    Trên đây là kế hoạch hướng nghiệp năm học 2018 - 2019. Đề nghị tổ trưởng, giáo viên dạy và GVCN lớp 9  triển khai thực hiện nghiêm túc.                   

                                                                                                          PTCM

nguon VI OLET