BÀI TUYÊN TRUYỀN

Đảm bảo an toàn thực phẩm phòng chống bệnh dịch mùa hè

Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

Có thể nói mùa hè được coi là mùa ngộ độc thực phẩm, thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, số lượng bệnh nhân phải nhập viện do ngộ độc thức ăn cũng tăng lên. Vì thế cẩn thận với nguy cơ ngộ độc thức ăn trong mùa hè sẽ không bao giờ là thừa.

Tiết trời nóng ẩm trong mùa hè là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển mạnh và là nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thức ăn (vi sinh vật, hoá chất, thực phẩm chứa chất độc tố tự nhiên) chưa được kiểm soát.

Trong mùa hè, nguy cơ ngộ độc cao nhất là từ thức ăn có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều dầu, đạm như: cá, hải sản, sữa.. nếu không được chế biến kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc sau khi ăn bảo quản không cẩn thận thì nguy cơ gây ngộ độc là rất cao. Thức ăn để trước 6 giờ có thể tạm coi là vô khuẩn nhưng sau 6 giờ, vi khuẩn đã có thể nhân lên gây ngộ độc…

Một thực tế đáng lo ngại là nguy cơ gây ngộ độc chủ yếu từ những cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống. Theo đánh giá của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) hiện nay những người trực tiếp chế biến thức ăn và ngay cả người tiêu dùng hầu như đều thiếu kiến thức và thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo VSATTP. Thêm vào đó, thức ăn đường phố phần lớn không rõ nguồn gốc; quán xá nằm ở vỉa hè, sát đường giao thông, nếu bụi, nấm mốc và khí thải như xăng dầu nhiễm vào thực phẩm thì nguy cơ xảy ra ngộ độc sẽ rất cao.

Người tiêu dùng khi lựa chọn các loại thực phẩm trong mùa hè nên mua những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm. Rau quả chỉ có thể bảo quản được từ 3-5 ngày. Chú ý khâu vệ sinh tay và dụng cụ ăn uống trong quá trình chế biến thực phẩm. Đối với tủ lạnh, ngoại trừ ngăn đá là vi khuẩn không phát triển được, còn các ngăn làm lạnh khác chỉ có tác dụng hạn chế, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Do vậy, nếu đưa quá nhiều thứ vào tủ lạnh, không khí không lưu thông, nhiệt độ không đảm bảo, thực phẩm sống để cùng với thức ăn đã được nấu chín sẽ làm cho thực phẩm nhanh hỏng. Đặc biệt, nên chú ý “ăn chín, uống sôi” đề phòng ngộ độc.

Như vậy, để đảm bảo VSATTP, phòng chống ngộ độc thì người tiêu dùng cần nằm được những kiến thức cơ bản về giữ gìn vệ sinh cũng như cách bảo quản thực phẩm. Bên cạnh đó, trách nhiệm đạo đức cũng được đặt ra với những người sản xuất, người trực tiếp kinh doanh mặt hàng ăn uống. Kinh doanh sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh thực phẩm là góp phần phòng tránh ngộ độc cho người tiêu dùng.

* 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm an toàn:

1. Chọn thực phẩm an toàn:

- Trong khi có rất nhiều chủng loại thực phẩm, cần phải biết cách chọn được các thực phẩm an toàn như biết cách chọn thịt, cá, rau quả, thực phẩm bao gói sẵn...

2. Nấu kĩ thức ăn:

- Rất nhiều thực phẩm sống, ví dụ như thịt gia súc, gia cầm, trứng và sữa chưa tiệt trùng có thể ô nhiễm các vi khuẩn gây bệnh. Các thực phẩm cần được đun nấu kĩ trước khi ăn.

3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín:

- Thực phẩm nấu chín nguội dần khi để ở nhiệt độ thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Thời gian để càng lâu, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. An toàn nhất, chúng ta nên ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín.

4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín:

Nếu bạn muốn chế biến trước thực phẩm hoặc muốn giữ lại các thức ăn thừa, phải được bảo quản các thực phẩm đó ở điều kiện nhiệt độ nóng (gần hoặc trên 600C), hoặc lạnh (gần hoặc dưới 10 0C). Đây là nguyên tắc quan trọng nếu bạn muốn bảo quản thực phẩm qua 4 hoặc 5 tiếng. Tất cả loại thực phẩm cho trẻ em không nên bảo quản. Một lỗi thông thường, dẫn đến các trường hợp ngộ độc thực phẩm là do để một số lượng lớn thực phẩm trong tủ lạnh. Trong một tủ lạnh có quá nhiều thực phẩm, thực phẩm nấu chín không có đủ độ lạnh nhanh cần thiết. Khi thực phẩm vẫn giữ được độ ấm lâu (trên 10 0C), vi khuẩn phát triển mạnh, nhanh đủ đạt tới mức độ gây bệnh.

5. Đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn:

- Đây là nguyên tắc tốt nhất để tránh cho vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản thực phẩm (bảo quản đúng cách có thể giảm bớt sự phát triển của các vi khuẩn nhưng không diệt được các sinh vật). Một lần nữa, đun kĩ nghĩa là thực phẩm phải được đun với nhiệt độ ít nhất là 70 0C.

6. Không để lẫn thực phẩm sống và chín:

- Thực phẩm nấu chín có thể ô nhiễm qua tiếp xúc với thực phẩm sống. Ví dụ, không nên chế biến thịt sống và sau đó lại dùng chung thớt và dao để thái thịt đã nấu chín. Làm như vậy sẽ tái sản sinh các sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm.

7. Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ:

- Rửa tay kĩ trước khi chế biến thực phẩm và sau khi có những công việc khác làm gián đoạn quá trình chế biến như sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các nguồn dễ gây ô nhiễm khác. Sau khi chế biến thịt phẩm sống, chẳng hạn như cá, thịt, hoặc thịt gia cầm, bạn nhớ nên rửa lại tay thật sạch trước khi bạn chế biến các thực phẩm khác. Và nếu tay bạn có vết thương, phải băng và bọc kín vết thương trước khi chế biến thực phẩm. Và luôn nhớ chính những con vật nuôi trong nhà như: chó, mèo, chim... thường là những tác nhân gây bệnh nguy hiểm mà có thể truyền qua tay của bạn vào thực phẩm.

8. Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ:

 - Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm, bất kì bề mặt nào sử dụng để tiếp xúc thực phẩm phải được giữ sạch sẽ. Chỉ cần một mẩu nhỏ thực phẩm cũng sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn của các mầm bệnh. Khăn lau bát đĩa và các dụng cụ nấu nướng phải được thay và đem luộc thường xuyên trước khi tái sử dụng. Khăn lau sàn nhà bếp cũng phải được giặt sạch sẽ.

9. Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác:

- Động vật thường chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm. Cách tốt nhất bạn nên bảo quản thực phẩm bằng các vật chứa được đóng kín.

10. Sử dụng nguồn nước sạch:

- Nước sạch là một yếu tố quan trọng đối với việc chế biến thực phẩm và làm đồ uống. Nếu không có nguồn cung cấp nước sạch, bạn có thể đun sôi nước trước khi sử dụng chế biến thực phẩm hoặc làm đá chocác đồ uống. Cẩn thận với bất kì loại nước dùng để chế biến bữa ăn cho trẻ em

* Xử lý khi có ngộ độc thực phẩm:

- Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.

- Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.

- Thường xuyên thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.

   Trên đây là một số kiến thức để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp hè sắp tới . Mong rằng nó sẽ giúp ích cho tất cả các bạn. Xin chân thành cảm ơn!

                                         

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI

Xin kính chào các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!
        Như chúng ta đã biết bây giờ là cuối mùa đông và mùa xuân sắp đến, thời tiết rét và ẩm, sức đề kháng của cơ thể suy giảm, nhất là đối với trẻ em. Với kiểu thời tiết như vậy, chúng ta có thể rất dễ mắc bệnh. Một trong các bệnh hay gặp vào mùa đông xuân chính là bệnh sởi. Cô sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về căn bệnh sởi nhé!
        1. Nguyên nhân gây bệnh:
        Bệnh sởi do vi rút sởi thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên. Đây là loại vi rút có sức chịu đựng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thông thường, ánh sáng mặt trời…virus sởi tồn tại ở họng và máu bệnh nhân từ cuối thời kì ủ bệnh đến sau khi phát ban một thời gian ngắn. Bệnh rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em, gây viêm long ở kết mạc mắt, đường hô hấp, tiêu hoá và các phát ban đặc hiệu. Có nhiều biến chứng nặng nề.
        2. Đường lây: 
        Người là nguồn bệnh duy nhất, lây trực tiếp qua đường hô hấp. Đặc biệt ở trẻ em chưa có miễn dịch, trẻ em từ 2 - 6 tuổi mắc bệnh nhiều. 
        3.Triệu chứng của bệnh sởi:
        a.Thời kì ủ bệnh: 10 -12 ngày.
        b. Thời kì khởi phát:
        - Hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt 38,5oC -40oC, nhức đầu, mệt mỏi …
        
        - Hội chứng xuất tiết niêm mạc:
       + Mắt: Kết mạc đỏ, phù mi mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.
        + Hô hấp: Sổ mũi, hắt hơi, khản tiếng, ho khan, có khi có ít đờm.
        + Tiêu hoá: Nôn,chớ, đi ngoài phân lỏng.
       - Có hạt nội bang: Trên nền niêm mạc má đỏ hồng nổi lên những chấm trắng, nhỏ, đường kính khoảng 1mm.
        c. Thời kì toàn phát: 
         - Sốt cao 39oC - 40oC, có thể mê sảng co giật, trẻ ho nhiều, viêm nhiễm và xuất 

tiết đường hô hấp, chảy nước mắt, có nhiều dử mắt.
        - Phát ban với đặc điểm:
        + Là ban rát sẩn, màu đỏ, hồng hay tía. Hình tròn hạt hình bầu dục, to bàng hạt đậu, hay cánh bèo tấm, sờ vào mềm, mịn như sờ vào tấm vải nhung, giữa các ban sởi có khoảng da lành.
        + Thứ tự mọc ban:
        Ngày thứ nhất: Ban sởi mọc ở chân tóc, sau tai, sau gáy, trán, má đầu, mặt, cổ.
        Ngày thứ hai: Ban mọc tới ngực lưng và hai tay.
        Ngày thứ ba: Ban mọc xuống bụng và hai chân.
        + Ban sởi tồn tại hai đến ba ngày rồi lặn theo trình tự đã mọc để lại trên da những vết thâm vằn như da hổ da báo. Khi ban lặn các dấu hiệu lâm sàn khác giảm dần.
        4. Biến chứng: 
        Virus sởi phá huỷ lớp biểu mô niêm mạc và hệ thống miễn dịch, làm giảm lượng vitamin A, do đó trẻ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác.
        - Bội nhiễm: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm tai giữa.
        - Thần kinh: Viêm não sau sởi .
        - Suy dinh dưỡng do ăn uống kiêng khem.
        - Loét miệng: Các vết loét ở trong miệng, môi lưỡi; vết loét có màu đỏ, được phủ một lớp trắng rất đau. Vết loét có thể sâu, rộng làm cho trẻ ăn khó khăn.
        - Chảy mủ mắt.
        - Mờ giác mạc, đây là dấu hiệu nguy hiểm có thể do thiếu vitamin A.
        5. Phòng bệnh: 
        - Tiêm phòng vác xin sởi đầy đủ cho trẻ dưới một tuổi.
        - Phát hiện sớm và cách ly trẻ bị sởi.
        Vừa rồi cô đã tuyên truyền tới các thầy cô cùng toàn thể các em học sinh triệu chứng và cách phòng bệnh sởi.
        Cô hy vọng rằng buổi tuyên truyền hôm nay sẽ đem lại cho các thầy cô cùng các em học sinh nhưng hiểu biết quý báu về bệnh sởi .
        Cuối cùng xin kính chúc các thầy cô giáo và các em một sức khoẻ dồi dào và có một tuần học bổ ích.

 Sau đây là một số hình ảnh:

 

nguon VI OLET