LQVH
đề tài THƠ: QỦA THỊ
NDTH: TRÒ CHƠI “ GIEO HẠT”
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-Trẻnhớ tên bài thơ, tên tác giả. Hiểu nội dung bài thơ - Kỹ năng trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, đủ câu -- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây, bảo vệ môi trường sống.
II CHUẨN BỊ :
Địa điểm: Phòng học sạch
Đồ dùng của cô: Tranh thơ
Đồ dùng của cháu: quần áo gọn gàng
III/ HƯỚNG DẪN
1.Hoạt động 1Ổn định tổ chức
- Cho trẻ nghe hát “Vườn cây của ba”.
+ Các con vừa nghe bài hát gì?
+ Trong bài hát nhắc đến quả gì
- Cô giới thiệu cho trẻ biết các loại quả và cho trẻ xem tranh quả thị.
- Có một bài thơ rất hay của tác giả Thanh Thảo đó là bài thơ Quả Thị các con có muốn cùng cô khám phá bài thơ này không?
2.Hoạt động 2 : bài thơ “Qủa thị”
* Lần 1: Cô đọc diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ.
- Cô vừa đọc cho các con bài thơ  gì?
- Bài thơ đó của tác giả nào?
- Cô giảng nội dung bài thơ: Quả thị được tác giả Thanh Thảo miêu tả có dan nhẵn màu vàng, treo trên vòm lá và có mùi rất thơm đấy các con ạ
* Cô đọc lần 2: Kết hợp với tranh minh hoạ
- Cô đàm thoại với trẻ về nội dung của bức  tranh
+ Các con nhìn thấy gì?
+ Quả thị có màu gì đây?
- Cho trẻ đọc tên bài thơ, tên tác giả
- Cô đọc thơ kết hợp với chỉ tranh
Đàm thoại – Trích dẫn.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Bài thơ đó của tác giả nào?
- Trong bài thơ nói về quả gì?
- Tác giả ví quả thị như ai?
- Thể hiện qua câu thơ nào?
                        Vàng như mặt trăng
- Tác giả miêu tả da quả thị như thế nào?
                      Da nhẵn mịn màng
Cô giải thích từ “Mịn màng” trong cụm từ da nhẵn mịn màng có nghĩa là vỏ quả thị nhẵn, mỏng khi sờ vào cảm giác mềm và mịn.
- Khi quả thị chín ngửi quả thị có mùi gì? Thể hiện qua câu thơ nào?
                     Thị ơi thơm quá.
- Các con đã được nhìn thấy quả thị bao giờ chưa?
+ Khi thị chưa chín thì có màu xanh còn khi thị chín rồi thì có màu vàng và có mùi thơm đấy các con ạ.
- Để cho cây thị luôn xanh tốt và ra nhiều quả thì chúng ta cần làm gì?
=> Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ cây, bảo vệ môi trường.
- Tập cho trẻ đọc thơ Cho trẻ đọc thơ cùng cô ( cô đọc chậm rãi, rõ ràng). + Cả lớp đọc 2 – 3 lần theo cô + Cô giáo cho tổ, nhóm, cá nhân đọc ( Cô chú ý sửa sai, sửa giọng cho trẻ đọc đúng lời, đúng nhịp thơ) + Hỏi lại trẻ tên bài thơ “ Cô vừa cho các con đọc bài thơ gì?” + Cho cả lớp đọc lại 1 lần 3. Hoạt động 3 : trò chơi “gieo hạt”
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”.
Kết thúc
Cô cho trẻ nghỉ

nguon VI OLET