ỦY BAN
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

THỂ DỤC THỂ THAO
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

        ******
              ***********

Số: 757/2004/QĐ/UBTDTT-TTI
      Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2004

QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG-CHỦ NHIỆM ỦY BAN TDTT
Về việc ban hành Luật Cờ vua
BỘ TRƯỞNG - CHỦ NHIỆM ỦY BAN THỂ DỤC THỂ THAO
     BỘ TRƯỞNG – CHỦ NHIỆM ỦY BAN THỂ DỤC THỂ THAO

- Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Căn cứ Nghị định số 22/2003/NĐ-CP ngày 11/3/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức Uỷ ban Thể dục Thể thao;
- Xét yêu cầu phát triển và nâng cao thành tích môn Cờ vua ở nước ta;
- Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao I;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành Luật Cờ vua gồm 2 phần và phụ lục. Phần 1 gồm 14 Điều; Phần 2 gồm 16 Điều.
Điều 2: Luật Cờ vua này được áp dụng thống nhất trong các cuộc thi đấu từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu Quốc tế tại nước ta;
Điều 3: Luật này thay thế cho các Luật Cờ vua đã ban hành trước đây và có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 4: Các ông Chánh Văn Phòng, Vụ trưởng Vụ Thể thao Thành tích cao I. Vụ trưởng Vụ tổ chức Cán bộ. Vụ Kế hoạch-Tài chính, Giám đốc các Sở Thể dục Thể thao địa phương, ngành, các đơn vị có liên quan thuộc Ủy ban Thể dục Thể thao  chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
BỘ TRƯỞNG - CHỦ NHIỆM
ỦY BAN THỂ DỤC THỂ THAO
                                                                                                                                                             Nguyễn Danh Thái (đã ký)

PHẦN MỘT
LUẬT CỜ VUA FIDE
Luật Cờ vua FIDE áp dụng cho mọi cuộc đấu trên bàn cờ.
Văn bản bằng tiếng Anh là văn bản gốc của Luật Cờ Vua, được thông qua tại Hội nghị FIDE lần thứ 71 tại Itanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào tháng 11 năm 2000 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2001.
MỞ ĐẦU
          Luật cờ Vua không bao quát tất cả các tình huống có thể xảy ra trong quá trình ván cờ. Nếu có một tình huống xảy ra, nhưng không được điều nào trong Luật quy định rõ ràng, thì có thể nghiên cứu những tình huống tương tự được đề cập trong Luật để tìm ra một giải pháp thoả đáng. Luật Cờ Vua được xây dựng trên quan điểm cho rằng các trọng tài đều có đủ trình độ cần thiết, khả năng xét đoán lành mạnh và tinh thần khách quan tuyệt đối. Một luật lệ quá chi tiết sẽ tước mất quyền xét đoán của trọng tài, làm hạn chế sự sáng tạo của trọng tài trong khi tìm cách giải quyết vấn đề một cách hợp lý, công bằng và sát với thực tế. FIDE mong rằng tất cả các kỳ thủ và các Liên đoàn thừa nhận quan điểm này.
          Mỗi Liên đoàn thành viên được áp dụng những điều luật chi tiết hơn với những điều kiện sau đây:
(a) Luật riêng của từng Liên đoàn không được có điều nào trái với Luật chính thức của FIDE.
b) Luật riêng của Liên đoàn chỉ áp dụng trong phạm vi địa bàn thuộc quyền quản lý Liên đoàn.
c) Luật riêng của Liên đoàn không có giá trị cho bất kỳ trận đấu nào của FIDE; giải vô địch thế giới, đấu để phong cấp hoặc đấu để giành một danh hiệu hoặc đấu để tính hệ số (Râytinh).
LUẬT CHƠI
Điều 1. BẢN CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA MỘT VÁN CỜ
          1.1. Ván cờ được tiến hành giữa hai đấu thủ bằng cách luân phiên nhau di chuyển các quân cờ trên một chiếc bàn hình vuông gọi là “bàn cờ”. Đấu thủ cầm quân trắng mở đầu ván cờ. Một đấu thủ được quyền “có lượt đi”, khi đấu thủ kia đã thực hiện xong nước đi của mình.
          1.2. Mục tiêu của mỗi đấu thủ là tấn công Vua của đối phương sao cho đối phương không có nước đi đúng luật nào có thể tránh Vua khỏi bị bắt ở nước đi tiếp theo. Đấu thủ đạt được điều đó được gọi là đã “chiếu hết” Vua đối phương và thắng ván cờ. Đấu thủ có Vua bị chiếu hết thua ván cờ.
          1.3. Nếu xuất hiện thế cờ mà không một đấu thủ nào có thể chiếu hết được thì ván cờ kết thúc hoà.
Điều 2. VỊ TRÍ BAN ĐẦU CỦA CÁC QUÂN TRÊN BÀN CỜ
          2.1. Bàn cờ gồm 64 ô vuông bằng nhau, xen kẽ các ô sáng
nguon VI OLET